Trong giới phân tích tài chính không ai là không biết và vận dụng thường xuyên công thức DuPont trong các phân tích của mình. Đây là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, để hiểu rõ phương pháp phân tích Dupont, ta đi xác định các chỉ tiêu ROA và ROE cho hai năm 2010 và 2009.
ROA ( Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh) phản ánh cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng thì tạo ra 0.029 đồng lợi nhuận năm 2010 và 0.05 đồng lợi nhuận năm 2009, nói lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2010 thấp hơn năm 2009.
ROA = Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu× Số vòng quay tổng vốn kinh doanh ROA2010 = 0.029 = 0.0065 ×4.39
Từ đấy có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chịu tác động của hai nhân tố:
Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm làm cho ROA giảm (0.0065 – 0.0121)× 3.87 = -0.022
Tỷ suất này giảm là do lợi nhuận giảm, doanh thu tăng làm cho mẫu số ngày càng lớn, lý do của sự tăng giảm này đã phân tích ở phần các hệ số sinh lời ở trên.
Do số vòng quay tổng vốn kinh doanh tăng (4.39 – 3.87) × 0.0065 = 0.0034
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh thu thuần tăng 13.31% và do tổng
tài sản trong kỳ cũng tăng 20.94%, nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Doanh thu tăng do số lượng xe sửa chữa năm 2010 nhiều hơn năm 2009. Tổng tài sản tăng do tài sản dài hạn tăng 3.32%. Các khoản phải thu tăng lên , điều này là cần thiết vì trong năm 2010 doanh thu tăng lên 13.31% phản ánh chất lượng dịch vụ tốt làm gia tăng lượng khách hàng đến với Công ty, tăng vị thế của Công ty, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong năm 2010 hàng tồn kho cũng giảm so với năm 2009, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng lên 14.2% (do giá vật tư nhập vào tăng và tăng số lượng dịch vụ bán ra) phản ánh vốn ít bị ứ đọng ở khâu dự trữ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ.
Năm 2010 so với những doanh nghiệp khác cùng ngành thì mức sinh lời của Công ty Minh Nguyệt thấp hơn, do trong năm này doanh nghiệp vay thêm tiền để đầu tư máy móc thiết bị, Công ty chấp nhận mức sinh lời thấp để đầu tư hiện đại hóa máy móc, vạch ra những chiến lược kinh doanh mới trong tương lai. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí để tăng hiệu suất sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lời.
Phân tích chỉ tiêu ROA mục đích cuối cùng là phục vụ cho việc làm rõ chỉ tiêu ROE ( tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
ROE phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ vào kinh doanh đem lại
0.05 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2009 và 0.03 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010, tỷ
suất này giảm qua hai năm bởi vì lợi nhuận sau thuế giảm 38.46% và vốn chủ sở hữu
1 - Hệ số nợ 1
1 - Hệ số nợ 1
sở hữu giảm do tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn tăng lên so với năm 2009 vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn chủ sở hữu ( chiếm 99.87% tổng vốn) ,
ROE = Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu× Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ×
= ROA ×
ROE2010 = 0.03 = 0.029 × 1/(1-0.12) ROE2009 = 0.05 = 0.047 × 1/(1-0.0013)
Từ phân tích chỉ số trên ta thấy tỷ suất sinh lời chịu tác động của 2 nhân tố: ROA giảm làm cho ROE giảm và hệ số nợ tăng nhưng tăng không đáng kể bằng ROA nên đã làm cho ROE năm 2010 giảm 0.02 so với năm 2009. Từ đó ta thấy rằng doanh nghiệp trong kỳ tăng hệ số nợ nhưng không hiệu quả nên đã làm ROE giảm xuống, thể hiện ở chỗ năm 2010 tỷ số nợ tăng thêm 0.1187 phản ánh mức độ rủi ro tài chính cao hơn năm 2009, doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào chủ nợ bên ngoài, có thể thấy cơ cấu vốn năm 2010 ít an toàn hơn năm 2009 thể hiện ở chỗ năm 2009 nợ phải trả chiếm 0.13%
tổng nguồn vốn, năm 2010 tăng nhanh 11.99%. Các khoản nợ ngắn hạn tăng, rủi ro tài chính cao. Tuy nhiên, hệ số nợ như thế vẫn rất thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nên cơ cấu vốn của Công ty vẫn được coi là cơ cấu vốn an toàn, khả năng tài chính vững vàng. Việc vay thêm vốn doanh nghiệp muốn dùng đòn bẩy tài chính để được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng vốn nhỏ, nhưng năm 2010 mới chỉ là năm đầu tư, nên lượng vốn doanh nghiệp vay để đầu tư vào máy móc thiết bị chưa làm ra nhiều lợi nhuận vì đây là đầu tư lâu dài cho nên muốn tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn hay nói cách khác muốn tăng ROE, Công ty có hai cách:
Một là tăng ROA, tức là quản lý Công ty sao cho có hiệu quả đối với lĩnh vực mà Công ty hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ví dụ như cho thuê bãi đỗ xe, tham gia phân phối phụ tùng , vật liệu ô tô, sơn, tuyển chọn và đào tạo kỹ sư sửa chữa ô tô.
Cách thứ hai là doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi
nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Một câu hỏi đặt ra là làm sao để tăng ROA, ta lại dùng phương pháp Dupont, theo bảng trên phụ thuộc vào tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và số vòng quay toàn bộ vốn. Muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì phải tăng lãi ròng, mà muốn tăng lãi ròng thì phải giảm chi phí. Vì vậy công ty cần cơ cấu lại, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Tiếp theo là cần làm tăng vòng quay tổng vốn hay vòng quay tổng tài sản, muốn vậy phải làm tổng tài sản, trong đó tài sản cố định khó thay đổi trong thời gian dài, vì vậy muốn tăng vòng quay tài sản ta cần giảm tài sản lưu động. Như vậy ta cần để tiền mặt không được quá dư thừa, quản lý tốt dòng tiền mặt, là góp phần tăng vòng quay tài sản, tiếp nữa là giảm khoản phải thu, nhưng cần giảm ở mức vừa phải để tăng sức cạnh tranh. Hàng tồn kho thì nên quản trị cho tốt, làm sao cho chi phí thấp nhất.