Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 (Trang 31)

I. Lí thuyết:

- Quang hợp: Tích luỹ năng lượng, tạo các chất hữu cơ, O2 là nguyên liệu cho hô hấp.

- Hô hấp: Tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình quang hợp( sắc tố, enzim...), tạo ra H2O và CO2 là nguyên liệu cho quang hợp.

II. Bài tập:

Câu 1: Tại sao nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3? Trả lời:

Nhóm thực vật C3 khi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao phải khép khí khổng dẫn đến việc trao đổi khí khó khăn. Cụ thể: CO2 từ không khí vào lá khó khăn và O2 từ lá ra không khí cũng khó. Do vậy, tỉ lệ CO2/ O2 cứ nhỏ dần trong gian bào.

Trong điều kiện hàm lượng O2 cao, hàm lượng CO2 thấp trong gian bào, enzim RuBisco được kích thích hoạt động theo hướng oxi hoá RiDP( C5) thành APG ( C3) và axit glicôlic( C2). Axit glicôlic chính là nguyên liệu của quá trình hô hấp sáng.

Câu 2: Cho một số hạt đậu lấy từ trong kho giống.

a.Cần điều kiện gì trước tiên cho hạt nảy mầm? Giải thích?

b. Có thể dùng chất gì để kích thích nảy mầm nhanh và đạt tỉ lệ nảy mầm cao? c. Mô tả thí nghiệm để chứng minh ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin trên các mầm của hạt đậu?

d. Làm thế nào để xác định một hạt lúa đang nảy mầm và một hạt lúa chưa nảy mầm?

Trả lời:

a.Cần điều kiện trước tiên cho hạt nảy mầm:

(1) Điều kiện trước tiên cho hạt nảy mầm là: Nước

- Vì nước sẽ tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động trao đổi chất mà trước tiên là hoạt động hô hấp.

(2) Điều kiện thứ 2 là nhiệt độ (3) Điều kiện thứ 3 là oxi

Vậy , điều kiện để hạt nảy mầm là: Nước, nhiệt độ, oxi.

b. Có thể dùng chất để kích thích nảy mầm nhanh và đạt tỉ lệ nảy mầm cao là: Chất điều hoà sinh trưởng nhóm gibêrelin.

c. Mô tả thí nghiệm để chứng minh ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin trên các mầm của hạt đậu:

Cho các hạt đậu nảy mầm rồi cắt mầm chính, sau một thời gian ngắn hai chồi bên sẽ xuất hiện.

d. Để xác định một hạt lúa đang nảy mầm và một hạt lúa chưa nảy mầm:

- Hạt đang nảy mầm, hô hấp hiếu khí rất mạnh, do vậy tinh bột sẽ biến thành đường rồi thành các axit hữu cơ.

Vậy, để xác định hạt lúa đạng nảy mầm và hạt lúa chưa nảy mầm thì ta nghiền hạt, nhuộm bột nghiền với i ốt và phân biệt màu sắc sau khi nhuộm.

Câu 3:

a. Hệ số hô hấp là gì? Ý nghĩa của việc xác định hệ số hô hấp?

b. Giải thích tại sao hiệu quả năng lượng trong hô hấp hiếu khí lớn hơn lên men?

Trả lời:

a. Hệ số hô hấp. Ý nghĩa của việc xác định hệ số hô hấp:

- Hệ số hô hấp: Là tỉ số giữa lượng khí CO2 cây thải ra và lượng khí O2 cây hút vào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ý nghĩa của việc xác định hệ số hô hấp: Cho biết nguyên liệu thực vật đang sử dụng là loại chất hữu cơ nào.

Trong bảo quản nông sản, giúp con người định hướng và đề ra biện pháp bảo quản thích hợp.

b.Hiệu quả năng lượng trong hô hấp hiếu khí lớn hơn lên men:

- Trong hô hấp hiếu khí, có chuỗi vận chuyển điện tử( chuỗi hô hấp) hình thành các coenzim dạng khử là NADH2 và FADH2.

- Trong lên men, chất hữu cơ được phân giải gần như hoàn toàn.

Câu 4:

a.Tại sao cần phải giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu trong việc bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả?

b. Cho biết các biện pháp bảo quản thường được sử dụng trong giai đoạn hiện nay? Trả lời:

a. Trong bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu:

- Giảm cường độ hô hấp đến mức thấp nhất sẽ giữ được số lượng và chất lượng cao nhất của đối tượng bảo quản.

- Quá trình hô hấp đã ảnh hưởng nhiều mặt trong quá trình bảo quản, chẳng hạn: + Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng

Số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.

+ Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

+ Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

+ Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng O2 sẽ giảm, CO2 sẽ tăng và khi CO2 giảm quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân huỷ nhanh chóng.

b.Các biện pháp bảo quản thường được sử dụng trong giai đoạn hiện nay:

* Bảo quản khô: Biện pháp này sử dụng để bảo quản các loại hạt trong kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13- 16% tuỳ theo từng loài.

* Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm , rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Tuỳ theo loại thực phẩm, rau quả. Nhiệt độ thấp đã gây ức chế hô hấp. * Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp:

Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hơn hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ

Đầu năm học, nhà trường đã cho kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm bằng bài kiểm tra 45 phút. Qua quá trình tôi trực tiếp dạy trên lớp và bồi dưỡng thêm kiến thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật cho các em, tôi đã kiểm tra ở 3 lớp 11( Tổng số 90 học sinh) để nhằm đánh giá sự nhận thức của các em học sinh trên cơ sở kiểm tra: 1 bài 15phút, 1 bài 45 phút đều là tự luận tôi thu được kết quả như sau:

Kết quả đạt được Khi khảo sát đầu năm Sau khi đã bồi dưỡng kiến thức Điểm giỏi 2 HS (2,2 %) 12 HS (6,7%) Điểm khá 19 HS (21,1%) 56 HS (31,1%) Điểm TB 45 HS (50%) 106 HS (58,9%) Điểm Yếu 17 HS (18,9%) 6 HS (3,3%) Điểm Kém 7 HS (7,8 %) 0 HS ( 0%) Điểm trên TB 66 HS (73,3%) 174 HS (96,7%)

Mặt khác, tôi có tham gia bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học, trên cơ sở áp dụng chuyên đề tôi nghiên cứu để giảng dạy cho học sinh, đã thu được kết quả là:

Năm học 2012 - 2013: 1 Học sinh lớp 11 giải Khuyến Khích Tỉnh.

Qua những kết quả trên, tôi nhận thấy chuyên đề của tôi có thể áp dụng cho học sinh lớp 11 và ôn đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học.

PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khi viết về “Phương pháp giải dạy chương chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật ”, tôi đã đưa ra nội dung kiến thức lí thuyết, cùng với hệ thống câu hỏi và bài tập theo từng phần riêng. Với kiến thức lí thuyết, theo nội chuẩn kiến thức ra thì tuỳ từng lớp mà tôi cung cấp thêm nội dung nâng cao, để các em nhận thức được. Còn phần câu hỏi và bài tập, tôi cũng phân loại từ mức độ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Chính vì thế mà khi giảng dạy trên lớp, tuỳ từng lớp và tuỳ đối tượng học sinh, đặc biệt là lớp đội tuyển của nhà trường, tôi đã cố gắng đưa ra nội dung kiến thức và phương pháp dạy phù hợp nhất để đảm bảo giờ dạy đạt hiệu quả cao. Sau mỗi phần kiến thức đã học, để đánh giá được sự nhận thức của các em, tôi đã tiến hành kiểm tra các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút ở các lớp tôi dạy. Trên cơ sở đó, tôi phân loại được học sinh về mức độ nhanh nhạy hay sáng tạo ở người học từ đó có hướng cho việc giảng dạy trên lớp và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu lĩnh vực chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật, tôi nhận thấy ngoài lượng kiến thức về lý thuyết khổng lồ thì lượng bài tập cũng khá lớn và quan trọng. Chính vì vậy, tôi cho rằng ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh theo phân phối chương trình thì việc hệ thống kiến thức và đề xuất cách trả lời, giải bài tập phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật cũng rất cần thiết. Qua việc bồi dưỡng, các em có thêm kiến thức và kĩ năng làm bài. Từ đó các em tự tin hơn khi tham gia vào các đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học, cũng như giúp các em yêu thích bộ môn Sinh học hơn.

Trong thực tế giảng dạy, tôi đã bồi dưỡng thêm cho các em nhiều dạng nâng cao cung cấp kiến thức của những tài liệu chuyên sâu về sinh lí thực vật học sinh khá giỏi có cơ hội thử sức mình và chủ động rèn luyện trong quá trình học tập.

2. Khuyến nghị

Qua giảng dạy sinh học lớp 11, tôi mong có nhiều thời gian hơn cho giờ bài tập trên lớp. Nếu có nhiều giờ bài tập, học sinh lớp 11 sẽ có điều kiện để ôn luyện tốt. Trong thời gian ngắn và kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nên chuyên đề tôi viết còn hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp và chỉ bảo của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là các đồng nghiệp cùng tham gia giảng dạy bộ môn Sinh học.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thành Đạt- Lê Đình Tuấn, Sinh học 11- Nhà xuất bản giáo dục.

2. Nguyễn Thành Đạt- Lê Đình Tuấn, Sách giáo viên Sinh học 11- Nhà xuất bản

giáo dục.

3. Nguyễn Thế Giang, Tổng hợp kiến thức cơ bản và nâng cao Sinh học 11- Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

4. Vũ Văn Vụ- Đỗ Mạnh Hưng,Tài liệu chuyên sinh trung học phổ thông Sinh lí

thực vật- Nhà xuất bản giáo dục.

5.Vũ Văn Vụ- Đỗ Mạnh Hưng,Tài liệu chuyên sinh trung học phổ thông Bài tập

Sinh lí thực vật- Nhà xuất bản giáo dục.

6. Ngô Văn Hưng, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học

Ý KIẾN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ... ... ... ... ... ... ... Tổ trưởng Nguyễn Bích Thuỷ

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG. ... ... ... ... ... ... MỤC LỤC

Trang

Phần thứ nhất: Mở đầu 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Giới hạn, phạm vi nội dung nghiên cứu 2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6. Phương pháp nghiên cứu 3

7. Thời gian nghiên cứu 3

Phần thứ hai: Nội dung 4

Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài 4

1. Cơ sở khoa học 4

2. Cơ sở pháp lí 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương II. Thực trạng của đề tài 6

Chương III. Giải quyết vấn đề 7

A. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 7

B. Vận chuyển các chất trong cây 11

C. Thoát hơi nước 15

D. Vai trò của các nguyên tố khoáng 18

E. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 19

G. Quang hợp ở thực vật 21

H. Hô hấp ở thực vật 27

I. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp 30

Chương IV. Kết quả áp dụng chuyên đề 34

Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị 35

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 (Trang 31)