Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly:

Một phần của tài liệu các quá trình ly tâm (Trang 32)

IV. TRÍCH LY BẰNG DUNG MÔI:

4.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly:

Nhiệt độ trích ly: Nhiệt độ cao đồng thời tăng tốc độ hòa tan và tăng khả năng khuếch tán với số lượng lớn chất tan vào dung môi. Nhiệt độ của đa số các quá trình trích ly được giới hạn dưới 100oC do sự cân nhắc về kinh tế. Việc trích ly các thành phần không mong muốn ở nhiệt độ cao hơn hoặc nóng hơn sẽ gây ra hư hỏng các thành phần của thực phẩm.

Kích thước của nguyên liệu : tốc độ chuyển đổi về khối lượng tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt tiếp xúc vì vậy giảm kích thước phân tử đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp xúc thì có thề tăng khả năng trích ly lên đên tới hạn nhất định.Tuy nhiên, nếu kích thước của nguyên liệu quá nhỏ thì chi phí cho quá trình nghiền, xé ngyên liệu sẽ giia tăng. Ngoài ra, việc phân tiêng pha lỏng và pha rắn khi kết thúc quá trình trích ly sẽ khó khăn hơn.

GVBM: Trần Trọng Vũ 2012

Các quá trình phân riêng

Nhóm 4 D09_TP01 Page 33

Độ nhớt của dung môi: Độ nhớt của dung môi cần đủ thấp để cho phép dung môi dễ dàng xâm nhập vào bên trong phân tử để hòa tan được các chất tan có trong phân tử.

Lưu lượng của dung môi: Nếu dòng dung môi được bơm với một tốc độ cao vào thiết bị chứa nguyên liệu cần trích ly thì sẽ làm giãm đi kích thước lớp biên bao bọc xung quanh nguyên liệu, đây là nơi tập trung các cấu tử hòa tan. Do đó tốc độ trích ly các cấu tử trong nguyên liệu sẽ gia tăng. Tùy thuộc vào hình dạng thiết bị, kích thước của lớp nguyên liệu trong thiết bị mà tốc dộ dung môi bơm vào thiết bị sẽ được lựa chọn sao cho thời gian trích ly là ngắn nhất và hiệu suất thu hồi chất chiết là cao nhất.

Thời gian trích ly: Khi tăng thời gian trích ly thì hiệu suất thu hồi chất chiếc sẽ gia tăng. Tuy nhiên nếu thời gian trích ly quá dài , thì hiệu suất thu hồi chất chiếc sẽ tăng thêm không đáng kể. Các nhà sản xuất phải xác định được thời gian trích ly tối ưu cho quá trình trích ly bằng phương pháp thực nghiệm.

Tỷ lệ khối lượng giữa nguyên liệu và dung môi: Với cùng một lượng nguyên liệu, nếu ta tăng tăng lượng dung môi sự dụng thì hiệu suất trích ly sẽ tăng theo. Đó là sự chênh lệch nồng độ của cấu tử cần trích ly trong nguyên liệu và trong dung môi sẽ càng lớn. Tuy nhiên nếu lương dung môi sử dụng quá lớn thì sẽ làm loãng dịch trích. Khi đó, các nhà sản xuất phải thực hiện quá trình cô đặc hoặc xử lý dịch trích bằng phương pháp khác để tách bớt dung môi. Như vậy chúng ta cần xác định tỷ lệ phù hợp giũa khối lượng nguyên liệu và dung môi

Vd :Trong công nghệ sản xuất thức uống từ thảo mộc, tỷ lệ khối lượng giau74 nguyên liệu và dung môi ( nước ) thường dao động trong khoảng 1/6 -1/10.

Áp suất :Trong phương pháp trích ly bằng lưu chất siêu tới hạn, áp suất và nhiệt độ là hai yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu suất thu hối chất chiết. Thông thường, khi tăng áp suất và nhiệt độ thì quá trình trích ly diễn ra càng nhanh và hiệu suất trích ly sẽ tăng theo. Tuy nhiên, việc tăng áp suất sẽ làm tăng chi phí vận hành và giá thành thết bị cũng tăng cao.

Trong nghiên cứu của trích ly carotenoids và chlorophyll từ tảo nannochloropsis gaditana bằng CO2 siêu tới hạn, người ta đã thấy rằng, khi tăng áp suất tứ 10Mpa -40Mpa thì hiệu suất trích ly tăng theo, nhưng nếu tiếp tục tăng áp suất lên 50Mpa thì hiệu suất trích ly bị giảm nhẹ. Các tác giả cho rằng ở áp suất quá cao, tương tác giũa oah rắn và pha lỏng bị giảm đi nên làm giảm hiệu suất trích ly. Do đó trong trường hợp này, áp suất thích hợp cho quá trình trích ly là 40 Mpa.

GVBM: Trần Trọng Vũ 2012

Các quá trình phân riêng

Nhóm 4 D09_TP01 Page 34

Một phần của tài liệu các quá trình ly tâm (Trang 32)