6. Cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn
2.3.1.2 Hoạt động cho vay.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều biến động gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì Ngân hàng Nam Á vẫn cố gắng duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối ổn định, góp một phần lớn vào lợi nhuận chung của toàn Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng biến động theo tình hình thực tế chung của nền kinh tế. Năm 2008, hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh vào những tháng đầu năm và chựng lại vào những tháng cuối năm do chủ trương hạn chế tín dụng của Chính Phủ. Tuy nhiên, mức dư nợ vẫn tăng đều qua các năm hoạt động. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 5.013 tỷ đồng, tăng 33.7% so với năm 2008 và 85,8% so với năm 2007.
Bảng 2.21: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng Dư nợ Phân theo thành phần
kinh tế
Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1. Cá nhân 2.714 54,13% 1.914 51% 1.504 55,72% Kinh tế cá thể 2.714 54,13% 1.914 51% 1.504 55,73% 2. Doanh nghiệp 2.299 45,87% 1.836 48,97% 1.195 44,28% Kinh tế Nhà nước 6,5 0,13% 0,872 0,02% 1,008 0,04% DNTN 302 6,02% 232,741 6,21% 194,405 7,2% Công ty TNHH 1.978 39,47% 1.593,07 42,49% 978,572 36,26% DN vốn NN 12,5 0,25% 9,513 0,25% 20,818 0,77%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – Ngân hàng Nam Á
Nhìn chung, dư nợ của Ngân hàng Nam Á có xu hướng tăng qua các năm, có sự thay đổi theo hướng giảm dư nợ cho vay cá nhân, tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp. Việc phát triển khách hàng doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ Ngân hàng, tăng thu ngoài cho vay.
2.3.1.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng.
Trong công tác tín dụng của ngân hàng, lợi nhuận là yếu tố cuối cùng và là yếu tố ngân hàng kỳ vọng, vì vậy lợi nhuận trở thành mục tiêu chính và còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng của các doanh nghiệp. Đồng thời nó còn là nguồn quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống lao động, đưa nền kinh tế đi lên. Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ta xem xét các chỉ tiêu sau:
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ / tổng nguồn vốn 51,5% 63,66% 45,83% Vốn vay / tổng nguồn vốn 85,57% 76,3% 86,34% Dư nợ/ vốn huy động 60,19% 83,43% 53,08% Nợ quá hạn/ dư nợ 1,4% 1,21% 1,02% Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn. Dư nợ
Tỷ số nợ = *100% Tổng nguồn vốn
Năm 2007 : (2699/5240)*100% = 51,5% Năm 2008 : (3750/5891)*100% = 63,66% Năm 2009 : (5013/10938)*100% = 45,83%
Qua chỉ tiêu ta thấy hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 dư nợ chiếm 51.5% trên tổng nguồn vốn, năm 2008 tăng lên 63.66% chứng tỏ công tác tín dụng tăng trưởng hơn so với năm 2007. Năm 2009 tình hình tín dụng tại Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên tình hình sử dụng vốn không tăng hơn nhiều so với năm 2007 và năm 2008.
Tỷ số vốn vay trên tổng nguồn vốn Vốn vay Tỷ số vốn vay = *100% Tổng nguồn vốn Năm 2007: (4484/5240)*100% = 85,57% Năm 2008: (4495/5891)*100% = 76,3% Năm 2009: (9444/10938)*100% = 86,34%
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của NAB thể hiện qua các năm, năm 2007 : 85,57% ; năm 2008 : 75,9% ; năm 2009:86,34% . Năm 2009 tình hình huy động vốn tăng trưởng khá cao , chứng tỏ năm 2009 tình hình kinh tế phát triển, tạo điểu kiện cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng tăng theo.
Tỷ số dư nợ trên vốn huy động.
Dư nợ
Vốn huy động Năm 2007: (2699/4484)*100% = 60,19%
Năm 2008: (3750/4495)*100% = 83,43% Năm 2009: (5013/9444)*100% = 53,08%
Tỷ số này phản ánh tỷ lệ đầu tư tín dụng trên số vốn huy động được, nhìn chung tỷ lệ này luôn chiếm hơn 50%, như vậy được đánh giá là tốt, tuy nhiên năm 2009 đã giảm xuống so với năm 2008 là từ 83,43% xuống còn 53,08%; cần phải có biện pháp để hoạt động tín dụng tăng cao, như vậy lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng theo.
Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Nợ quá hạn Tỷ số dư nợ = *100% Tổng dư nợ Năm 2007: (38/2699)*100% = 1,4% Năm 2008: (45,4/3750)*100% = 1,21% Năm 2009: (53,7/5013)*100% = 1,07%
Nhìn chung tỷ số quá hạn của ngân hàng tương có xu hướng giảm, nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Đây là tình trạng chung của các ngân hàng, ngân hàng khó tránh khỏi rủi ro này.
2.3.2 Hiệu quả từ việc xếp hạng tín dụng nội bộ:
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi công tác quản lý rủi ro càng phải thực hiện một cách chặt chẻ, bảo đảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Ngân hàng Nam Á áp dụng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Từ việc áp dụng quy trình này, kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng giảm dần qua các năm và nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 2.22a: Tình hình nợ xấu TỶ LỆ NỢ XẤU (%) TỶ LỆ NHÓM KHÁCH HÀNG (%) 200 9 2008 2007 2009 2008 2007 A B C D A B C D A B C D 1.07 1.21 1.40 42.3 8 32.0 8 19.6 8 5.88 40.4 5 32.56 18.2 7 8.72 37.2 8 33.2 1 19.3 1 9 .
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – Ngân hàng Nam Á
Tỷ lệ nhóm khách hàng loại tốt tăng đều qua các năm cùng với tỷ lệ nợ xấu giảm dần đã chứng tỏ xếp hạng tín dụng có một vai trò không nhỏ trong vấn đề hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
Biểu đồ 2.6: Nhóm khách hàng
Tính đến 31/12/2009 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là 1.07% giảm 0.37%, trong khi đó tỷ lệ khách hàng nhóm A tăng 5.09%, khách hàng nhóm D giảm 3.63% so với năm 2007. Sỡ dĩ việc tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm cùng với nhóm khách hàng loại tốt tăng đều là do Ngân hàng áp dụng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ trong quy trình cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ không chỉ kiểm soát tốt khách hàng vay mà còn giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 2.22b: Tình hình nợ xấu theo đơn vị