Các biệnpháp thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TỪ KHÍ HẬU (Trang 25)

a. Thích ứng với BĐKH:

- Là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống đồng thời sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường mang lại.

Thích ứng với khí hậu hiện tại không đồng nghĩa với sự thích nghi với BĐKH trong tương lai.

Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội.

b. Các phương pháp thích ứng.

 Chấp nhận sự tổn thất: phương pháp thích ứng này là phản ứng cơ bản “không làm gì cả”

 Chia sẻ tổn thất: chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng dân cư, bảo hiểm.  Làm thay đổi nguy cơ: giảm nhẹ BĐKH.

 Ngăn ngừa các tác động: thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của BĐKH và bất ổn cùa khí hậu.

 Thay đổi cách sử dụng: BĐKH khiến các hoạt động kinh tế không thể thực hiện được thì có thể thay đổi cách sử dụng.

 Thay đổi/chuyển địa điểm: thay đổi/ chuyển địa điểm các hoạt động kinh tế.  Nghiên cứu: Phát triển công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.  Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục dẫn đến việc thay đổi hành vi.

c. Một vài ví dụ về hoạt động thích ứng với BĐKH.

Ở Hà Lan: thiết kế các công trình có tuổi thọ dài hạn ven biển sẽ xét thêm

50cm do nước biển dâng.

 Đến 2015 lũ thiết kế trên sông Rhine sẽ tăng từ 15.000m3/s16.000m3/s và dự báo sẽ tăng tới 18.000m3/s trong những năm tiếp theo.

Ở Anh: thiết kế lũ bảo vệ London và cửa sông Thames trong 100 năm tới.

Chuẩn bị xây dựng 9 đê bao và 337 km đường biển.

Tần suất lũ thiết kế tăng 20% để đối phó tác động của BĐKH.  Ở nước ta.

a) Trong lĩnh vực nông nghiệp

Sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu hạn tốt và ít sâu bệnh.

Giống lúa PC6 (do Viện cây Lương thực - cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc) ngắn ngày, thích hợp cho sản xuất vụ hè thu tại các tỉnh miền Trung. Giống đã được đưa vào khảo nghiệm thành công và được đánh giá là giống mới có nhiều triển vọng trong sản xuất…

Về quá trình sinh trưởng và khả năng chống chịu, giống PC6 có thời gian sinh trưởng ngắn (85 đến 87 ngày), phù hợp với sản xuất vụ hè thu tại tỉnh Quảng Bình. Chiều cao cây trung bình từ 91- 96 cm, thân lá cứng, bộ lá gọn thẳng đứng, chống đổ và chống chịu sâu bệnh khá (chưa thấy xuất hiện rầy nâu và khô vằn), chịu thâm canh, chua phèn và có khả năng thích ứng rộng trên các chân đất khác nhau.

Giống PC6 đẻ nhánh khá, tổng số hạt chắc trên bông cao, từ 80- 90 hạt/ bông (ruộng gieo, ruộng cấy); tỷ lệ hạt lép trung bình 21%; cho năng suất từ 50-51 tạ/ha, cao hơn so với giống IR50404 và CN2 từ 7 đến 10%. Ngoài ra, gạo PC6 có dạng hạt dài, trong, không bạc bụng, cơm mềm, chất lượng ngon hơn hẳn giống IR50404 và CN2.

Rút ngắn chu kỳ sản xuất chiếm ruộng bằng biện pháp kỹ thuật làm mạ

Thời gian chiếm ruộng có thể rút còn 70 ngày như mô hình đã thực hiện ở huyện Châu Thành và Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2000 với giống lúa cao sản xuất khẩu OMCS 21 chỉ trên 80 ngày, mạ làm trên vỉ plastic với những lỗ đựng đất mầu cho từng khóm gồm 2-3 cây mạ. Mạ 12-14 ngày tuổi được bóc ra khỏi vỉ plastic để tung/ném (mạ ném), vẫn đạt 6-8 tấn/ha. Kỹ thuật gieo thẳng lúa kéo dài thời gian vụ lúa chiếm ruộng vì gồm cả thời kỳ mạ trên ruộng, nhất là đối với lúa xuân ở miền Bắc. Nhưng dùng giống lúa cực sớm, nhất là làm trong vụ mùa, gieo trồng bằng máy gieo lúa theo hàng như ở Nam bộ còn giải quyết được khâu khan hiếm lao động cấy lúa.

Dùng giống lúa cao cây dài ngày mẫn cảm chu kỳ sáng để sống chung với

Giống lúa sống chung với lũ là lúa nước sâu cao 170-180 cm và nhất là lúa nổi ở ĐBSCL hay lúa ngoi ở Quảng Bình, chiều dài tới vài mét. Ở ĐBSCL đã có hàng chục giống lúa nổi mẫn cảm với chu kỳ sáng. Người nông dân gieo gối vào vụ mầu xuân hè. Thu hoạch mầu (đậu đỗ, rau củ quả, ngô...) xong thì lũ về, lúa ngoi lên dần, cho đến khi mỗi ngày dài thêm 10-20 cm, gốc rễ bám vào đất, thân nổi lềnh bềnh trên mặt nước với rễ phụ phù du mọc ra từ đốt lúa ngâm trong nước hóng hút phù sa, đổ rạp theo chiều lũ rút nhưng bông lúa vẫn ngoi lên, cho năng suất 2,5- 4,0 T/ha lúa hữu cơ cao giá. Vùng ven biển có nhiều giống lúa nước sâu với tập quán canh tác thích hợp chịu mặn, chịu phèn khá. (Nguyễn Văn Luật, 1984, 1996).

Thu hoạch bông lúa nổi xong còn lại lớp rơm rạ dầy 20-30 cm, giữ được nhiều phù sa hơn và giữ ẩm lâu hơn. Vụ mầu trồng tiếp không cần làm đất, không cần hay cần ít phân bón, sâu bệnh ít.

Tuy lúa nổi đã bị “xóa sổ” trong sản xuất vì an ninh lương thực, nhưng vẫn còn giống ở các ngân hàng gene lúa của cơ quan nghiên cứu. Quá trình BĐKH đến mức không trồng lúa được phải đến hàng thế kỷ nữa. Trước đó, mực nước lên cao vào mùa mưa do biển dâng, mưa dữ, lũ về vô hiệu hóa nhiều bờ bao. Lúc đó cần lúa nổi và lúa nước sâu hồi sinh sống chung với lũ.

Trồng giống ngô lai chống chịu tốt và cho năng suất cao.

Giống ngô lai đơn DK 9901 mới được Bộ NN-PTNT công nhận vào tháng 2/2009. DK 9901 là giống có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn, chịu úng và chống đổ tốt, thời gian sinh trưởng từ 95 đến 105 ngày (miền Nam) và 115 đến 125 ngày (miền Bắc), trồng được 3 vụ trong năm.

• Luân canh, thâm canh tăng vụ nhiều loại cây trồng ngắn ngày để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Có thể luân canh giữa lúa – ngô, lúa – cây họ đậu. biện pháp luân canh này giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tránh được sâu bệnh gây hại và hạn chế được nguồn phân bón vào đất.

• Trồng các loại cây có tác dụng chống xói mòn ở hai bên bờ đê.

Trồng tre, cỏ vantivơ để tạo độ che phủ cho sườn đê. Loại cây này có rễ ăn sâu vào lớp đất giúp hạn chế xói mòn, sạt lở đê bao trong mùa mưa lũ.

Trồng cỏ Vertiver chống xói mòn và sạt lở bờ sông

• Ngoài những giống cây, được tuyển chọn nghiên cứu vào trong trồng trọt, chúng ta cũng cần phải bảo tồn những giống cây địa phương thuần chủng cho năng suất cao như giống lúa khang dân, quy 5.

• Di chuyển giống cây trồng lên vùng đất có khí hậu ôn hòa, ổn định hơn. Tuy nhiên khi di chuyển giống cần xem xét kỹ về điều kiện khí hậu ở vùng mà ta chuyển giống cây đó lên trồng liệu có phù hợp không. Trước tiên, ta chỉ trồng với diện tích nhỏ sau đó mới tăng dần diện tích gieo trồng lên.

Những biện pháp trên nhằm đảm bảo tốt nguồn lương thực cho con người khi gặp phải thiên tai, bão lũ để giảm tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

b) Trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp, dịch vụ.

Nhà chống bão giúp hàng trăm người vượt thiên tai

Qua kinh nghiệm của khoảng thời gian phục vụ trong quân đội từ năm 1979 đến những năm 2000, kỹ sư Hà Trọng Dũng đặt ra ba tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu cho nhà cơ động HD-21N là: nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả.

Mỗi ngôi nhà cơ động HD-21N có diện tích là 16 m2 (3m x 6m) hoặc 24 m2 (4m x 6m), trọng lượng chưa tới 200 kg, có thể lắp đặt xong trong vòng một giờ, đặt được trên mọi địa hình có bề mặt phẳng, kể cả phao trên sông và di chuyển dễ dàng với bốn người khiêng.

Những ngôi nhà này còn được thiết kế theo dạng mở, có thể dễ dàng mở rộng diện tích ra trước sau hoặc hai bên bằng các vật liệu bổ sung và nâng chiều cao của mái theo ý muốn của người sử dụng.

Quy trình lắp dựng nhà cơ động HD-21N.

Thiết kế của kỹ sư Dũng mô phỏng một ngôi nhà cấp 4, kết cấu của ngôi nhà gồm ba phần: phần khung, phần vách và phần mái.

Phần khung được làm bắng những tuýp nước mạ kẽm chống han gỉ và có khả năng chịu lực rất cao. Toàn bộ khung nhà được lắp ghép thành một khối hình học

vững chắc với mặt đế là một khối liên kết ngang có trọng tâm chịu lực ở giữa.

Phần vách được làm bằng những tấm pano nhựa nhẹ và bền, trong trường hợp chuyển đổi thành nhà sử dụng lâu dài có thể thay bằng vật liệu kiên cố hơn như xi măng.

Phần mái được lợp bằng tôn, căng bằng bạt hoặc sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương, tùy thuộc từng hoàn cảnh cụ thể.

Mô hình nhà cơ động HD-21N triển khai trên tầng thượng nhà kỹ sư

Mô hình đã triển khai tại một đơn vị xây dựng ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh và nhà kỹ sư Dũng. Tại tầng thượng nhà ông Dũng, trong một ngõ hẻm của phố Hàng Đậu, nhà cơ động HD-21N được dựng mô phỏng nhà của một gia đình

nông dân trong điều kiện lũ lụt ập đến bất ngờ.

Khi nước dâng cao, vách nhà sẽ được rút để không cản trở luồng lưu thông của lũ, phần trần nhà được kê các vật liệu sẵn có như ván, thân tre, nứa sẽ trở thành tầng gác dùng làm nơi ở và chứa đồ đạc, còn cửa sổ thành thang leo.

Trần nhà trong tình huống lụt bão được tận dụng làm tầng gác.

Không chỉ ứng dụng để làm nhà vùng lũ, nhà cơ động HD-21N còn có ý nghĩa rất lớn trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Kỹ sư Dũng cho rằng, ngoài việc dự trữ lương thực, nước uống, quần áo, thuốc men thì Nhà nước cần phải tính đến việc dự trữ cả nhà ở cho người dân.

Theo tính toán của ông Dũng, các khung nhà sẽ được chế tạo sẵn tại xưởng, lưu trữ tại các kho bãi. Khi cần có thể đưa ngay lên ô tô hoặc thuyền bè để phục vụ công tác ứng cứu.

Một ô tô tải nhỏ có thể chở được đến ba “ngôi nhà”. Mỗi ngôi nhà đi kèm với sơ đồ hướng dẫn để người dân có thể tự lắp ráp.

Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt nhà cơ động HD-21N chưa thể triển khai trên thực tế do những đòi về điều kiện mặt bằng, nguồn vốn và hệ thống tổ chức sản xuất, phân phối quy mô lớn.

Kỹ sư Hà Trọng Dũng cho hay: “Từ ý tưởng đến sản xuất thật còn quá xa và nằm ngoài tầm với của chúng tôi. Do vậy, trân trọng giới thiệu ý tưởng này như một sự cống hiến và sẻ chia. Mong sớm nhận nhận được sự quan tâm của dư luận, sự cộng tác của các đơn vị và cá nhân, Chính phủ và các tổ chức Quốc tế… “

Nhà nổi của ông Nguyễn Xuân Cư, Nghĩa Đô, Hà Nội.

Nhà bằng bê tông cốt thép, tự nổi lên và hạ xuống theo mực nước, có tiềm năng ứng dụng rộng rãi cho các vùng ngập lũ và phân lũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà có kích thước 4 x 7 mét, nặng khoảng 12 tấn và có thể mang được tải trọng 3 tấn (tính cả người). Phần thân dưới và đế nhà làm bằng bê tông cốt thép, thân trên và mái được lợp tôn nhẹ (hoặc cót ép tùy theo khả năng kinh tế của người dùng).

*Nguyên lý của nhà là tự nổi theo mực nước do lực đẩy Archimet. Trên nền đất khô, nhà nằm trên một móng bê tông như các công trình bình thường, nhưng khi nước ngập 50 cm, nó sẽ bắt đầu nổi lên trên. Một tấm sắt có gắn gioăng cao su được chắn tại cửa ra vào, ngăn không cho nước tràn vào nhà. Người sống trong nhà sẽ đi vào qua cửa sổ. Với mỗi tấn đồ chở thêm, nhà sẽ chìm xuống khoảng 3 centimét.

Tại bốn đầu hồi là các cọc sắt đế bê tông, neo cho nhà nổi trong nước. 4 con trượt gắn với nhà sẽ chạy lên chạy xuống trong các cọc sắt này, tùy theo mức nước dâng. Với cấu tạo như vậy, ông Cư cho rằng nhà có thể chịu được dòng nước chảy và gió theo mức dự tính. Tuy nhiên, các tác giả cũng khuyến cáo không nên làm nhà ở những nơi nước chảy xiết.

Ngoài ra, để tránh tác động của gió bão, người sử dụng có thể gập một phần thân nhà lên (như kiểu cửa liếp ở vùng nông thôn) để cho gió đi qua, tránh áp lực lớn lên nhà. Trường hợp xấu nhất là nhà bị ngập hoàn toàn, người ở trong có thể thoát lên mái bằng cửa thoát hiểm. Khi muốn hạ nhà xuống để tránh tác động của gió, người ở trong có thể tháo nước vào qua một cái lỗ ở sàn. Sức nặng của nước sẽ làm nhà chìm xuống.

Nhóm nghiên cứu còn chế tạo ra một thiết bị cảm biến nhỏ, phát ra tín hiệu báo động khi nền nhà ẩm (dấu hiệu rò rỉ hoặc thấm nước).

Ông Cư cho biết một căn nhà như vậy có giá 12-15 triệu đồng (nếu sản xuất theo quy mô công nghiệp), phù hợp với mức thu nhập thấp của người nông dân. Nhà có thể ứng dụng rộng rãi cho bà con vùng ngập lũ hoặc các vùng trong diện quy hoạch phân lũ.

(Mô hình căn nhà đã được Ngân hàng thế giới (WB) trao giải thưởng sáng tạo năm 2003.)

(theo nguồn tin của Vnexpress, 27/3/2004)

• Cần có những thông tin dự báo cảnh báo, theo dõi diễn biến hướng di chuyển của những cơn bão, hay hiện tượng thời tiết xấu để có thể di chuyển kịp thời và có kế hoạch đối phó có hiệu quả.

c.Trong lĩnh vực xã hội. Nhà ở trạng thái nổi khi nước dâng.

Khuyến khích người dân dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường: - sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời để góp phần giảm thiểu nguồn điện năng tiêu thụ.

- Sử dụng bóng đèn compact trong thắp sáng.

- Tắt các thiết bị điện không cần thiết để giảm lượng điện năng tiêu thụ.

- Tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng dân cư về những biện pháp đối phó với các thảm họa thiên tai có thể xảy ra.

- Hưởng ứng tích cực các hoạt động như “giờ trái đất”

IV. KẾT LUẬN

BĐKH là một thảm họa môi trường toàn cầu đang diễn biến và nếu con người không hành động khẩn cấp thì tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ khí quyển ở VN có thể tăng thêm từ 4-4.50C theo kịch bản cao nhất và 2.0- 2,20C theo kịch bản thấp nhất. Kèm theo là mực nước biển dâng cao, thậm chí có dự báo lên tới 163cm chưa tính đến sự suy hạ địa chất tại một số khu vực. Tác động của BĐKH rất đa dạng và cũng rất khó lường: mất mùa; mất đất cư trú của hàng chục triệu người Việt Nam gia tăng lũ lụt ở một số vùng nhưng lại hạn hán ở một số khu vực khác, bùng phát các dịch bệnh, gia tăng nghèo đói,thúc đâỷ tị nạn môi trường trên diện rộng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TỪ KHÍ HẬU (Trang 25)