Tham khảo một kiến trúc cho các CSDL phân tán

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Những giải pháp cải thiện quy trình tự động hoá tìm kiếm, lựa chọn thành phần phần mềm từ kho dữ liệu trong công nghệ phát triển phần mềm hướng thành phần (Trang 43)

I. Giới thiệu mô hình hoàn chỉnh cho quy trình xây dựng phần mềm dựa trên

2.Tham khảo một kiến trúc cho các CSDL phân tán

Kiến trúc này không được thực hiện một cách tường minh trong tất cả CSDL phân tán, tuy nhiên các mức của nú thớch hợp ở mức ý niệm để hiểu về tổ chức của CSDL phân tán bất kỳ.

2.1 Lược đồ toàn cục

Ở mức cao nhất của kiến trúc này là lược đồ toàn cục( global schema). Lược đồ toàn cục dùng để định nghĩa tất cả các dữ liệu được chứa trong CSDL

Lược đồ định vị (Allocation schema) Lược đồ toàn cục (Global Schema) Lược đồ phân mảnh (Fragmentation Schema) Hệ quản trị CSDL (DBMS) tại vị trí n Lược đồ ánh xạ cục bộ n (Local Mapping Schema)

CSDL cục bộ n (Local Database) Hệ quản trị CSDL (DBMS) tại vị trí 1 Lược đồ ánh xạ cục bộ 1 (Local Mapping Schema)

1 CSDL cục bộ 1 (Local Database) Các lược đồ độc lập vị trí

phân tán và cũng giống như toàn bộ CSDL không phân tán. Do đó, lược đồ toàn cục có thể được định nghĩa theo cách hoàn toàn giống với cách định nghĩa trong CSDL không phân tán. Chúng ta dùng mô hình CSDL quan hệ để minh hoạ cho một lược đồ toàn cục và cỏc ỏnh xạ giữa các mức khác nhau của CSDL phân tán. Trong mô hình quan hệ này, lược đồ toàn cụ bao gồm định nghĩa một tập hợp các quan hệ toàn cục ( global relation).

2.2 Lược đồ phân mảnh

Mỗi quan hệ toàn cục có thể được phân chia thành nhiều phần không giao nhau và các phần này được gọi là các mảnh( fragment). Có nhiều cách khác nhau để thực hiện phép phân chia này. Ánh xạ giữa các quan hệ toàn cục và các mảnh được định nghĩa trong lược đồ phân mảnh( fragmentation schema). Ánh xạ này là một - nhiều, nghĩa là một quan hệ toàn cục có thể được chia thành nhiều mảnh, nhưng mỗi mảnh chỉ tương ứng với một quan hệ toàn cục. Các mảnh được chỉ ra bởi một tên quan hệ toàn cục và một chỉ số mảnh; ví dụ Ri chỉ ra mảnh thứ i của quan hệ toàn cục R.

2.3 Lược đồ định vị

Các mảnh là những phần luận lý của các quan hệ toàn cục mà chúng được lưu chuyển vật lý ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của mạng. Lược đồ định vị(allocation schema) xác định một mảnh được lưu ở những vị trí nào. Loại của xạ được xác định trong lược đồ định vị sẽ xác định CSDL phân tán là dư thừa hoặc không dư thừa. Nếu một mảnh chỉ được lưu trữ tại một vị trớ thỡ ỏnh xạ là 1 – 1(không dư thừa dữ liệu), nếu một mảnh được lưu trữ tại nhiều vị khác nhau thỡ ỏnh xạ là một - nhiều(cú dư thừa dữ liệu). tất cả các mảnh tương ứng với cùng một quan hệ toàn cục R và được lưu trữ ở cùng một vị trí j sẽ tạo thành một hình ảnh vật lý (physical image) của quan hệ toàn cục R tại vị trí j – quan hệ cục bộ(local relation) của R tại vị trí j. Vì thế có một ánh xạ 1 –1 giữa một hình ảnh vật lý với một cặp(quan hệ toàn cục, vị trí); cỏc hình ảnh vật lý có thể được chỉ ra bởi một tên quan hệ toàn cục và một chỉ số vị trí.

Để phân biệt quan hệ cục bộ với các mảnh, chúng ta sẽ dùng chỉ số trờn, ví dụ Rj chỉ ra hình ảnh vật lý của quan hệ toàn cục R tại vị trí j.

Một ví dụ về mối liên kết giữa các loại đối tượng được định nghĩa ở trên sẽ được chỉ ra trong hình dưới đây. Một quan hệ toàn cục R được phân chia thành bốn mảnh R1, R2, R3 và R4 . Bốn mảnh này được lưu trữ một cách dư thừa ở ba vị trí của một mạng máy tính, tạo thành ba hình ảnh vật R1, R2 và R3.

R

Quan hệ toàn cục Các mảnh Hình ảnh vật lý

Hình 2.9. Ví dụ về sự lưu trữ các mảnh của một CSDL phân tán

Chúng ta sẽ tham khảo đến một nhân bản(replica) của một mảnh ở một vị trí cho trước, và ký hiệu nó bằng cách dùng tên quan hệ toàn cục và hai chỉ số(một chỉ số mảnh và một chỉ số vị trí)

Ví dụ: Ký hiệu R23 chỉ ra nhân bản của mảnh R2 được lưu trữ ở vị trí 3

2.4 Lược đồ ánh xạ cục bộ

Mức thấp hơn ba mức trên sẽ phụ thuộc vào mô hình dữ liệu của Hệ quản trị CSDL cục bộ nhằm đẻ ánh xạ cỏc hình ảnh vật lý vào các đối tượng mà chúng được thao tác bởi các Hệ quản trị CSDL cục bộ. Ánh xạ này được gọi là một lược đồ ánh xạ cục bộ( local mapping schema) và phụ thuộc vào loại DBMS cục bộ. Vì thế, trong một hệ thống không đồng nhất( heterogenous system), chỳng ta có nhiều loại ánh xạ cục bộ khác nhau ở các vị trí khác nhau.

R 1 R2 R 3 R4 R11 R21 R12 R22 R23 R33 R43 R1 (vị trí 1) R2 (vị trí 2) R3 (vị trí 3)

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Những giải pháp cải thiện quy trình tự động hoá tìm kiếm, lựa chọn thành phần phần mềm từ kho dữ liệu trong công nghệ phát triển phần mềm hướng thành phần (Trang 43)