KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của đàn lợn nái địa phương tại nông hộ ở xã Tân Tiến- huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 32)

3.1. Kết quả áp dụng kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho đàn gia

3.1.1. Phòng bệnh

Cácbiện pháp phòng bệnh nhằm tăng cường sức đề kháng (không đặc hiệu và đặc hiệu) của vật chủ với bệnh.

Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân và các cấp, ngành liên quan, đặc biệt là sự giúp đỡ của Thú y xã, sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân địa phương, nên công tác phòng bệnh của cả xã trong những năm gần đây đạt được kết quả khả quan, ngăn chặn kịp thời những dịch bệnh lớn như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng trên đàn gia súc.

Toànxó đã và đang thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

+ Vệ sinh phòng bệnh: Nhằm tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu. Chủ động tấn công ở ngoại cảnh và trên cơ thể gia súc, làm cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức chống đỡ bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vệ sinh phòng bệnh bao gồm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh chuồng trại và nơi chăn thả, vệ sinh thân thể...

Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Chớnh quyền đẩy mạnh và gây thành phong trào quần chúng, trở thành tập quán cho người dân có ý thức tự giác thực hiện. Hàng ngày, tham gia quét dọn vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, đổ rác tập chung đúng nơi quy định. Hàng tháng tẩy uế chuồng trại, xung quanh khu vực chăn nuôi bằng vôi và thuốc sát trùng.

+ Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi: Thực hiện vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại…

+ Tiêm phòng: Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh tích cực, làm cho cơ thể sản sinh hay tiếp nhận những chất khỏng trựng, giỳp cho cơ thể chống đỡ có kết quả với bệnh trong thời gian nhất định.

Ban Thú y xã, thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch, được chia thành 2 đợt. Đợt 1 tiêm vào tháng 3, đợt 2 tháng 10. Trong thời gian về thực tập tại xã, em đã tham gia cùng cán bộ Thú y, tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc,

gia cầm, với các loại vaccine: tụ huyến trùng Trõu Bò, tụ dấu lợn, xoắn trùng lợn, dịch tả lợn, dại chú, cỳm H5N1 gia cầm.

Kết quả đạt được trong đợt 1 tiêm được 1020 con lợn đạt 77,2%. Gia cầm được 10360 con chiếm 91,5%, trong đó gà là 5460 con, vịt là 4900 con. Tim vacsin lở mồm long móng cho đàn trâu Bò được 319 con đạt 89,8%

3.1.2. Kết quả theo dõi chẩn đoán và điều trị

Đối với những trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng thì đã chẩn đoán bệnh thông qua điều trị và mổ khám tử thi khi con vật chết

Xã rất trú trọng đến công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, vì vậy, năm qua trên địa bàn xã không có các dịch bệnh nghiêm trọng nào xảy ra, mà chỉ mắc một số bệnh ngoài da do môi trường nuôi và do thời tiết thay đổi, các bệnh này chỉ xảy ra theo mùa mang tính lẻ tẻ.

+ Các bệnh lợn mắc phải đa phần là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn, môi trường sống chật hẹp không đảm bảo vệ sinh, bên cạnh đú cũn kết hợp thời tiết thay đổi đột ngột. Nên gây ra một số bệnh như phân trắng lợn con, hội chứng tiêu chảy, bệnh viêm phổi, bệnh ghẻ, bệnh lộn tử cung. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tại cơ sở, em đó tiến hành điều trị một số bệnh sau:

* Bệnh Phân trắng lợn con

Triệu chứng: Phân có màu trắng đục, lợn con vẫn bú nhưng ăn kém, có con mắt có dữ, có quầng thâm xung quanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, lợn giảm cân.

Điều trị: tiêm Neomycin với liều 50mg/1kg thể trọng. Kết hợp với cho uống Bisepton với liều 50 mg/ 1kg thể trọng. Điều trị liên tục trong 4 ngày.

* Hội chứng tiêu chảy

Qua điều tra và thăm hỏi bệnh gia súc, chúng tôi đó xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn là do thay đổi nguồn thức ăn đột ngột.

Triệu chứng: Sau khi ăn 1 ngày lợn có biểu hiện kém ăn, kèm theo ỉa chảy ra nước, sau đó ỉa chảy dữ dội, phân mùi tanh khắm.

Bệnh tích: Các lợn chết gầy, bụng tóp lại, lông da xơ xỏc, thõn lạnh. Điều trị: Giảm bớt tỷ lệ chất béo, chất đạm để cân bằng thức ăn .

Cho uống Sulfaganida 0,5g dùng 100 mg/1kg thể trọng kết hợp với Tetracylin 0,25mg dùng 30 mg/1kg thể trọng. Cho uống liên tục trong 3 ngày.

Tiêm trợ lực Vitamin B1 hoặc dùng B-complex. * Bệnh viêm phổi

Triệu chứng: Thân nhiệt sốt nhẹ, lúc ăn lúc bỏ, hay ho khan, thở thể bụng, lông rụng, da nhợt nhạt, tăng trọng kém.

Điều trị: Cho lợn uống điện giải

Tiêm Tylosin với liều 20 mg/ 1kg thể trọng Tiamulin với liều 20mg/1kg thể trọng

Kanamycine liều20mg/1kg thể trọng

Dùng liên tục trong 6 ngày. Kết hợp cho uốngVitamin B-complex * Bệnh lộn tử cung

Nguyên nhân là do trong khi đẻ lợn nái rặn mạnh hoặc kèm vào chứng ỉa chảy, nên bị kích hoạt mạnh làm cổ tử cung lộn ra ngoài õm mụn sau lúc đẻ. Triệu chứng: Tử cung bị lòi ra ngoài một phần như lòi dom.

Điều trị: Dùng nước sát trùng rửa sạch phần bị lộn ra ngoài. Dùng 50 ml dung dịch Han-Iodine 5% pha loãng trong 2,5 lít nước sôi để nguội, rửa ngoài và rửa trong cơ quan sinh dục trước khi khõu. Dựng kháng sinh rắc vào để sát trùng và từ từ nhét trở lại vào trong tử cung. Khi tử cung đã nằm trong cơ thể ta dùng kim cong khâu xung quanh âm hộ. Hạn chế cho lợn vận động trong 3 - 4 ngày.

Dùng thuốc kháng sinh tiêm như

Ampi –Kana 15 mg/1kg thể trọng Lincomycin 10% 1 ml/ 5 kg thể trọng Gentammicin 4% 1ml/6kg thể trọng Tiêm liên tục trong 4 ngày.

* Cụng tỏc khác:

Về cung ứng thuốc trên địa bàn: Do xã chưa có Trạm Thú y nên việc nhận thuốc và phân phát thuốc gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã chỉ có 1 quầy bán thuốc chỉ cung cấp tối thiểu cơ số thuốc điều trị các bệnh thông thường. Mỗi thú y thường có túi thuốc riêng nhằm đáp ứng kịp thời khi có ca bệnh.

Về vấn đề vệ sinh luôn luôn được cán bộ thú y và nhân dân trú trọng. Đối với cán bộ thú y thường xuyên tuyên truyền, tư vấn, vân động nhân dân giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh phòng bệnh, tạo tiểu khí hậu chuồng trại nuôi thoáng mát. Đối với nhân dân do được tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật qua các đợt tập huấn, các lớp học do Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã phối hợp với Hội Nông dân Tỉnh, chi cục thú y của tỉnh Bắc Kạn tổ chức nên bà con nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng bệnh và vệ sinh tiểu khí hậu của chuồng thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Một số hộ gia đình chăn nuôi lớn đó đầu tư xây dựng hầm bioga.

Về công tác thiến hoạn lợn con: Do lợn đực con không chọn làm giống mà chỉ nuôi lợn làm thương phẩm, nên đa số các hộ chăn nuôi đều tiến hành thiến lợn khi lợn con được 15 - 28 ngày tuổi, và ở giai đoạn này lợn con ít đau và mau lành vết thương

Quá trình phục vụ sản xuất tại cơ sở được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của đàn lợn nái địa phương tại nông hộ ở xã Tân Tiến- huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w