Vấn đề thực hiện tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 27 - 29)

Nam.

Vốn có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi mới thành lập một doanh nghiệp, một công ty hay bất kỳ một loại hình kinh tế nào khác cũng cần phải có một số vốn nhất định. Vốn ở đây có thể hiểu bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kiến thức kỹ nă mắt và lâu dài thì doanh nghiệp đứng trước ba con đường lựa chọn: Tự bản thân doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường thông qua con đường phát hành cổ phiếu, trái phiếu; vay vốn các Ngân hàng thương mại; vay vốn từ người thân bạn bè hoặc vay nặng lãi ngoài thị trường “ Chợ đen ”. Nguồn của người lao động, tiền bạc, tiếp đến khi doanh nghiệp có yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất thì yêu cầu đầu tiên đặt ra là phải có vốn. Từ đó cho thấy vốn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ giai đoạn sản xuất kinh doanh nào, nó quyết định sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của một loại hình doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tình trạng thừa thiếu vốn luôn là điều không thể tránh khỏi đối với một doanh nghiệp. Để giải quyết sự thiếu hụt vốn trước

Tự bản thân doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường thông qua con đường phát hành cổ phiếu, trái phiếu đòi hỏi doanh nghiệp phải có qui mô lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có uy tín trên thị trường, hơn nữa phải có một thị trường vốn hoàn chỉnh với một hệ thống tổ chức tài

chính trung gian đủ mạnh có khả năng đảm đương việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu của công ty và nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự sôi động của thị trường thứ cấp.

Ở nước ta hiện nay hình thức này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi mà vẫn chỉ dừng lại ở việc phát hành cổ phiếu trong nội bộ một số công ty cổ phần. Vì thị trường chứng khoán chưa được thành lập do còn hạn chế ở hệ thống pháp luật, hệ thống Ngân hàng còn non yếu, trình độ dân trí thấp. Kinh tế ngoài quốc doanh với qui mô nhỏ mới được hình thành, chưa có uy tín trên thị trường, chưa có quá trình tích luỹ.

Chính vì lẽ đó, đối với kinh tế ngoài quốc doanh tín dụng Ngân hàng luôn được coi là một điểm tựa vững chắc về vốn. Nhờ có tín dụng ngân hàng kinh tế ngoài quốc doanh sẽ có một lượng vốn đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh, có điều kiện cần thiết để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác và phát huy vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân.

Thông qua quan hệ cho vay vốn, để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả ngân hàng đi sâu nghiên cứu phương án sản suất kinh doanh, các dự án về kinh tế kỹ thuật và tài chính của doanh nghiệp để cùng với doanh nghiệp xác định những hướng đi đúng đắn, nghiên cứu nhu cầu vốn cần thiết, hiệu quả của quá trình sử dụng vốn cũng như khả năng hoàn trả của người vay qua đó đóng góp cho doanh nghiệp những ý kiến đúng đắn và thích hợp. Khi đó, vì lợi ích kinh tế và xã hội của cả hai bên ngân hàng đóng vai trò là một cơ quan tư vấn cho các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Bên cạnh đó tín dụng Ngân hàng còn có tác dụng điều tiết, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo một định hướng chung của nhà nước, hạn

chế tính tự phát chạy theo lợi nhuận của kinh tế ngoài quốc doanh, đảm bảo một nền kinh tế phát triển lành mạnh và đồng đều, không có những mất cân đối nghiêm trọng xảy ra.

Trên đây là toàn bộ vai trò kinh tế quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với khu vực các DNVVN nói riêng. Tuy nhiên, tất cả các vai trò đó vẫn còn nhiều tiềm ẩn, trong thực tế hiện nay không ít những hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải trang trải sự thiếu vốn của mình thông qua hình thức tín dụng không chính thức, sự nhanh chóng trong thủ tục vay vốn, chủ yếu thông qua hình thức tín chấp, đã làm cho các ông chủ doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suất cao hơn để khỏi làm mất cơ hội kinh doanh. Trong khi đó các Ngân hàng thương mại vẫn còn quá thận trọng trong cho vay đối với thành phần kinh tế này. Trước tình hình đó đòi hỏi các Ngân hàng phải có nhiều hình thức cho vay phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 27 - 29)