Xu hướng phát triển của TĐKT Trung Quốc trong tương lai.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC (Trang 31 - 33)

- Là người đỡ đầu và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ

2.3.2.Xu hướng phát triển của TĐKT Trung Quốc trong tương lai.

Thứ nhất, TĐKT sẽ đảm nhiệm chức năng ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.

Kể từ khi cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự tăng tưởng cao và gia tăng trong tổng thu nhập. Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới cũng đang dần dần tăng lên. Nền kinh tế Trung Quốc xếp thứ 7 vào năm 1999, thứ 6 năm 2000; vào năm 2000, nền kinh tế Trung Quốc chiếm 3,4% trong nền kinh tế thế giới và vào năm 2001, con số này tăng lên thành 3,7%. Trong một thời kỳ tương đối dài trong tương lai, xu hướng này sẽ vẫn được duy trì. Theo một số chuyên gia, GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua Pháp vao năm 2005; dự kiến Trung Quốc sẽ trở thành nến kinh tế lớn thứ ba trên thế giới; vào 2050, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai. Theo điều kiện phân bố của 500 doanh nghiệp mạnh, có thể đánh giá rằng các tập đoàn kinh tế của Trung Quốc sẽ có bước tiến xa hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Theo tình hình hiện nay của các tập đoàn kinh tế, số lượng các tập đoàn sẽ không tăng nhiều và sẽ có thể giảm xuống do sự sáp nhập và nhóm lại của các doanh nghiệp - đặc biệt là sự sáp nhập và nhóm lại của các doanh nghiệp lớn.

Thứ hai, tận dụng lợi thế so sánh của các nguồn lực của Trung Quốc để nâng cao khả năng cạnh tranh là chìa khoá của sự phát triển các tập đoàn kinh tế Trung Quốc.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đã áp dụng các chính sách mở cửa trong mọi lĩnh vực. Thị trường nội địa ngày càng được quốc tế hoá. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã đến và đầu tư thêm vào Trung Quốc, điều chỉnh các chiến lược hoạt động. Các tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn đa quốc gia. Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, các tập đoàn kinh tế Trung Quốc sẽ phải có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là khả năng cạnh tranh quốc tế, và không thể dựa dẫm vào sự bảo hộ của chính phủ Trung Quốc. Đồng thời, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế, kinh tế Trung Quốc phải chuẩn bị các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu và hoạt động trên toàn thế giới. Điều đó sẽ buộc các tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia, cũng đòi hỏi các tập đoàn kinh tế Trung Quốc phải có khả năng cạnh tranh quốc tế. Để tìm được vị trí của mình trong quá trình toàn cầu hoá, Trung Quốc cần dựa vào lợi thế của Trung Quốc về các nguồn lực là lao động rẻ. Do đó, các ngành sử dụng nhiều lao động và vốn tương đối lớn là những ngành chính có thể mang lại sự tăng trưởng cho các tập đoàn kinh tế Trung Quốc

Thứ ba, tỷ lệ các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước hay do nhà nước kiểm soát sẽ giảm xuống.

Hiện tại, các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hay do nhà nước kiểm soát hoàn toàn chiếm ưu thế trong các tập đoàn và có sức mạnh kiểm soát. Với công cuộc cải cách kinh tế ngày càng sâu rộng của Trung Quốc, sự phát triển của kinh tế phi nhà nước và sự tăng lên của đầu tư, các TĐKT thuộc sở hữu nhà nước hay do nhà nước kiểm soát cần phải tiếp tục phát triển. Số lượng, quy mô tài sản tỷ lệ doanh thu của các tập đoàn doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay do nhà nước kiểm soát sẽ có thể tăng lên và ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế quốc dân cũng sẽ tăng lên. Đồng thời, các kinh tế gồm cả các cơ quan đầu tư nhà nước, phi nhà nước và nước ngoài sẽ phát triển trong tương lai. Tỷ lệ các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hay do nhà nước kiểm soát sẽ giảm đi một cách tương đối. Sự giảm xuống này có nghĩa là sự mở rộng của nền kinh tế. Và điều đó cũng có nghĩa là cơ cấu của nền kinh tế quốc dân hợp lý hơn và việc điều hành nền kinh tế đồng bộ hơn.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC (Trang 31 - 33)