Quản lý giá xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty VINACONEX (Trang 34 - 37)

4. Quản lý chi phí dự án.

4.3. Quản lý giá xây dựng công trình.

Giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mổi công trình có giá xây dựng riêng được xác đinh theo quy mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trính xây dựng.

Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, giá xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư, giá thanh toán và quyết toán vốn đầu tư công trình khi kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quản lý theo quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ- CP ngày 8-7 –1999 của Chính Phủ.

Đối với các công trình quản lý tập trung : Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị trong việc xây dựng định mức đơn giá nội bộ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi phí, giá thành công trình, hạng mục công trình. Thực hiện phương

án khoán theo định mức chi phí. Đối với một số công trình nhỏ, địa bàn trải rộng, đã thực hiện phương án khoán để giảm bớt chi phí quản lý.

Hàng quý đã tiến hành tập hợp các số liệu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc và Tổng công ty , làm rõ những mặt đạt được và những tồn tại yếu kém đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Một số tồn tại trong công tác này là : có một số đơn vị trực thuộc chưa xây dựng được hoàn chỉnh định mức đơn giá nội bộ, chất lượng của định mức và kế hoạch giá thành không cao, đôi khi lập còn mang nặng hình thức, không tổ chức theo dõi, quản lý bám sát để thực hiện, chưa thực sự phát huy tác dụng trong công tác khoán chi phí cũng như quản lý. Một số đơn vị dùng ngay định mức dự toán đầu thu về vật liệu, nhân công để khoán chi phí, mà không phân tích rõ chi phí này có hợp lý hay không. Và việc quyết toán vốn đầu tư, phụ tùng chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức, các đơn vị còn chưa thực sự quan tâm đến việc quyết toán những vật tư, chi phí nhân công, trực tiếp theo từng tháng nên chưa làm rõ được những nguyên nhân gây thất thoát vật tư phụ tùng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tóm lại, phương châm của công ty là quản lý chi phí xây dựng dự án phải dựa trên nguyên tắc thanh quyết toán theo kế hoạch vốn đầu tư và khối lượng hoàn thành tính theo đơn giá trúng thầu, dự toán được duyệt trong cơ chế quản lý kinh tế và chế độ chính sách hiện hành.

Tất cả các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Tổng công ty không phân biệt đấu thầu, chọn thầu hay chỉ định thầu đều phải lập dự toán theo đúng quy định. Các công trình chỉ định thầu trước khi thi công phải có tổng dự toán được duyệt và đây là cơ sơ để thanh quyết toán cho nhà thầu. Đối với các công trình hoặc hạng mục công trình đấu thầu hoặc chọn thầu, Tổng công ty phải lập tổng dự toán, dự toán hạng mục để làm cơ sở xét thầu. Trong quá trình quản lý giá dự án xây lắp công ty phải quản lý thông qua một số chỉ tiêu về khối lượng công tác, giá chuẩn, đơn giá xây dựng cơ bản, định

mức chi phí, điều chỉnh giá xây dựng công trình (nếu có), đấu thầu hạ giá xây dựng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty VINACONEX (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w