+ Biểu hiện của bệnh là tỉ lệ chết cao( trên 50% đến 100%) và phân có màu đỏ. + Con vật ỉa chảy dữ dội, phân nhanh chóng chuyển sang màu đỏ tía, phần sau thân có thể dính đầy phân lẫn máu.
+ Những con bệnh nằm bẹp, yếu ớt và chết. Những con chuẩn bị chết bụng chuyển màu xanh, thân nhiệt hạ hoặc ỉa chảy nặng, phân lẫn máu.
+ Thể cấp tính: Chết toàn đàn mà không biểu hiện triệu chứng.
+ Thể á cấp tính: Lợn đi ỉa. phân màu vàng, không có máu, lẫn các niêm mạc ruột bị hoại tử. Lợn vẫn ăn uống hoạt động bình thường nhưng gầy còm ốm yếu và chết do mất nước.
+ Thể mãn tính: Lợn đi ỉa chảy dai dẳng, phân nhiều nước màu vàng xám,có các mảng niêm mạc bị hoại tử. Con vật giảm khả năng tăng trọng, không chết hoặc chết sau vài tuần, còi cọ sau khi khỏi triệu chứng.
- Bệnh tích:
+ Lợn chết đột ngột thường thể trạng bình thường và có thể không quan sát thấy phân ở vung hậu môn.
+ Khi dùng tăm bông ấn vào hậu môn hoặc kích thích nhẹ nhàng sẽ khiến cho phân có thể thải ra ngoài. Phân thường nhảo và có màu đỏ.
+ Vùng bụng chuyển sang màu xanh.
+ Không tràng bị viêm, xuất huyết có màng giả, thường căng phồng có màu đỏ tím đậm, bên trong có đầy chất chứa sền sệt có lẫn máu
+ Trong thể mãn tính màng ruột có thể nhạt màu và sưng dày lên, trên niêm mạc ruột hình thành một lớp bựa hoặc nhiều dịch nhầy.
b, Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột huyết do C.perfringens typ A gây ra.
- Triệu chứng:
+ Bệnh thường xảy ra ở tuần đầu tiên sau khi lợn sinh ra. Nguồn bệnh được xác định chủ yếu là do nhiễm từ mẹ.
+ Lợn con có thể chết đột ngột trong vòng 48h sau khi nhiễm bệnh hoặc sau khi sinh ra lợn không có khả năng kháng bệnh thường bị tiêu chảy.
+ Triệu chứng chủ yếu là hiện tượng ỉa chảy, phân nát, tăng trọng giảm.
+ Con vật mắc bệnh thường khôn sốt, có thể chết sau khi sinh 36-48h với tỉ lệ rất thấp.
+ Lợn con bú sữa bị tiêu chảy, chậm chạp, bụng thóp, Vùng hông thường dính bết phân màu vàng, phân trên nền chuồng nát có lẫn màng nhầy của niêm mạc ruột và có các vệt máu tươi hoặc vệt màu hồng nhạt Trong một số trường hợp con vật không chết nhưng ỉa chảy nặng, phân nhiều nước trong một thời gian ngắn.
- Bệnh tích:
+ Xác chết màu thẫm, xuất huyết bên ngoài ruột.
+ Lợn con chết ruột non thường nát nhũn, thành ruột mỏng, căng phồng, chất chứ
có nhiều dịch và nước nhưng không có máu.
+ Trên bề mặt không tràng và hồi tràng có các đám hoại tử.
+ Ruột già căng phồng không biểu hiện bệnh tích, chất chứa bên trong thường
màu trắng và nhão.
4.2 Hội chứng ở lợn sau cai sữa.- Triệu chứng: - Triệu chứng:
+ Ỉa chảy phân màu xám hoặc ỉa chảy nhẹ, lợn chậm lớn từ sau cai sữa đến khi đạt khối lượng 40kg.
+ Những chủng C.perfringens typA sinh nha bào gây cho lợn triệu chứng ỉa chảy, phân màu xám, nhầy, có nhiều bọt kéo dài 3-7 ngày hoặc lâu hơn. Con vật chậm lớn lười vận động, phân dính bết phần thân sau.
+ Lợn bị bệnh thường hóp hai bên sườn, da bẩn và bồn chồn không yên. Khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng giảm. Thân nhiệt thường ít tăng, không chết nếu không mắc bệnh kế phát.
- Bệnh tích:
non cũng bị biến đổi, mềm nhũn chứa nhiều dịch và bọt khí. Ruột già thường bị mềm nhũn, bên trong chứa đầy dịch nhầy, có đầy bọt nhỏ và đôi khi có ánh dầu . + Trong một số trường hợp quan sát thấy hiện tượng mất các vi nhung của tế bào biểu mô ruột. Một số trường hợp khác có hiện tượng viêm ruột kết với sự thâm nhiễm của tế bào biểu mô.
C – KẾT LUẬN
Qua bài tìm hiểu về các vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn cho thấy hội chứng tiêu chảy ở lợn do nhiều loại vi khuẩn gây ra với nhiều bệnh khác nhau nhưng có triệu chứng chung trên đường tiêu hóa, gây nên hiện tượng tiêu chảy, nhất là ở trên lợn con, lợn sau cai sữa. Nhưng bài tìm hiểu chỉ đề cập đến 3 loại vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh trên đường tiêu hóa.
Hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước và mất các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý. Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không được điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tương đối thấp nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất nước. Vì vậy, trong điều trị tiêu chảy luôn luôn phải đặt vấn đề điều trị mất nước lên hàng đầu
Lợn bị tiêu chảy giảm khả năng tiêu hoá, chuyển hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng nên lợn gày còm, chậm tăng trọng, dễ dàng mắc các bệnh khác. Ở lợn, hiện tượng tiêu chảy thường có quá trình nhiễm khuẩn. Khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, các triệu chứng trầm trọng hơn và hậu quả để lại nặng nề hơn, có thể kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Như vậy, với mỗi một nguyên nhân gây bệnh khác nhau để lại những hậu quả khác nhau. Chúng ta cần phải xác định được lợn bị tiêu chảy do nguyên nhân gì để tìm cách điều trị cho đúng nhằm hạn chế những thiệt hại một cách hiệu quả nhất.