hàng 20.386 9.800 3% 11.224 4.834 7%
Tổng cộng 1266.624 299.038 677.617 65.45
2.4.2. Những hạn chế.
Mặc dù không thể phù nhận những thành công của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhưng bên cạnh đó không thể không có những bất cập cần tháo gỡ, triển khai, đầu tư thoả đáng mạnh mẽ. Tại NHCT mặc dù cho đến nay các sai lầm xảy ra chưa có trường hợp nào nghiêm trọng, song việc để xảy ra các sai sót như: chuyển tiền sai địa chỉ, sai TK, sai tên khách hàng, sai số hiệu ngân hàng …gây nên sự chậm trễ trong thanh toán, giảm lòng tin của khách hàng vào hệ thống cũng như chính các ngân hàng.
Nhiều khoản thanh toán bị xử lý và truyền đi chậm, mức độ an toàn của các khoản thanh toán nhiều khi chưa được đảm bảo. Nhiều món chuyển tiền vẫn phải theo bù trừ thủ công mà chưa thể thực hiện được hoàn toàn trên máy.
2.4.3. Nguyên nhân.
a. Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ cán bộ nhân viên thiếu đồng bộ, các cán bộ thành thạo về quy trình nghiệp vụ và am hiểu về công nghệ thông tin không nhiều.
- Việc luân chuyển chứng từ còn chậm do còn nhiều thủ tục hành chính cần tuân theo.
- Khâu kiểm soát chứng từ quá chặt chẽ, đôi lúc hơi thừa như trường hợp sau: Mỗi người sử dụng (kế toán giao dịch, kiểm soát viên, người duyệt cuối cùng) đều có mật khẩu riêng thì mới vào được hệ thống ngoài ra các chứng từ in ra phải có chữ ký của người có liên quan. Như vậy công việc của những người làm thanh toán điện tử liên ngân hàng nhiều khi quá tải.
b. Nguyên nhân khách quan
- Mức sống chung và sự thiếu hiểu biết về các dịch vụ thanh toán điện tử của người dân còn thấp.
- Môi trường pháp lý trong việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại và xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đủ đáp ứng cho hệ thống thanh toán qua ngân hàng hiện đại cũng cần chi phí rất lớn mà các ngân hàng thương mại đang vấp phải bởi sự khống chế của Luật các tổ chức tín dụng. Quy định về mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định (Điều 88) là “Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định
của mình không quá 50% vốn tự có”. Như vậy theo quy định này, tổng số vốn dùng vào
mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng bằng tất cả các nguồn vốn tự có, đi vay, liên doanh liên kết… đều không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Quy định này đã làm khống chế việc mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.