Kế toán sửa chữa TSCĐ

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại Công ty Công Trình Đường Thuỷ (Trang 28 - 29)

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, TSCĐ chiếm tỉ trọng và có giá trị lớn (chủ yếu là các thiết bị thi công). Hoạt động thi công lại diễn ra ngoài trời. Vì vậy, các thiết bị này hư hỏng chủ yếu do các nguyên nhân khách quan như: mưa, bão, môi trường tác động. Công ty luôn có kế hoạch để sửa chữa các loại thiế bị hư hỏng.

Việc sửa chữa này có thể do công ty tự làm hoặc thuê ngoài. Đối với nghiệp vụ sửa chữa nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn thì chi phí sửa chữa được hạch toán một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Còn đối với nghiệp vụ sửa chữa lớn, diễn ra trong thời gian dài thì toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ được phân bổ trong kỳ.

Nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ được thực hiện qua các chứng từ sau: - Đơn đề nghị sửa chữa TSCĐ.

- Dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ (chi phí sửa chữa lớn). - Hợp đồng sửa chữa TSCĐ( trường hợp thuê ngoài). - Biên bản nghiệm thu TSCĐ sửa chữa bàn giao. - Biên bản thanh lý hợp đồng.

- Bảng tổng hợp chi phí. Ví dụ:

Trong quý IV/2004 xí ngiệp 4 tiến hành sửa chữa máy đào KOBELO SK 200 - 5, việc sửa chữa này diễn ran gay tại xí nghiệp 4. quá trình sửa chữa:

Sinh viên: đỗ văn to nà Lớp Kế toán 43B

Trong quá trình thi công XN 4 đã phát hiện Máy đào KOBELO SK 200 - 5 bị hỏng, lái xe viết đơn đề nghị trình lên Giám đốc xí nghiệp, khi đã được Giám đốc xí nghiệp phê duyệt. Đơn đề nghị này cùng với biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của thiết bị gửi lên Giám đốc Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại Công ty Công Trình Đường Thuỷ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w