Tín ngƣỡng phồn thực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản so sánh với Việt Nam (Trang 65)

Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống con người, chúng ta cần mùa màng tươi tốt, để phát triển sự sống cần con người sinh sôi. Hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để duy trì giống nòi về bản chất giống nhau, đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha), do đó tín ngưỡng phồn thực ra đời. Vậy tín ngưỡng phồn thực là gì?. Để giải đáp được câu hỏi trên, những trí tuệ sắc sảo thường tìm đến các quy luật khoa học, lý giải hiện thực, từ đó họ xây dựng nên triết lý âm dương. Ngược lại, những trí tuệ bình dân thường nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: thờ sinh thực khí là cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối. Ngoài ra, biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực còn thể nghiệm qua các nghi lễ phồn thực.

Trong cuộc sống, rất nhiều những điều mong muốn của con người không trở thành hiện thực, nhất là khi người cổ đại chưa có được tư duy khoa học vì vậy, người ta sẽ phải cầu viện đến những thế lực siêu nhiên, có quyền năng vô hạn. Những hình thức nghi lễ để cầu mong sự sung túc, no đủ như thế được gọi là nghi lễ phồn thực [65; tr 28].

Ở tiếng Nhật, tín ngưỡng phồn thực (多産信仰: tasan shinkō) còn có

một số tên gọi khác như: Seishokuki suihai (生殖器崇拝/ Thờ sinh thực khí),

Oshime sama (おしめさま), Kankiten (歓喜天/ Hoan Hỉ Thiên), Kinseisama (金 精様/ Kim Tinh Dạng), Kanamara sama (金魔羅様/ Kim Ma La Dạng),

Kanemaru Sama (金丸様/ Kim Hoàn Dạng), Inyoseki (陰陽石/Đá Âm Dương),

Sainokami (さいのかみ), Kasakami (瘡神/ Sang Thần), Ohokora sama (お祠様

63 bay)…v.v. Những công cụ thờ cúng là những sinh thực khí của nam nữ được làm bằng đá, hoặc vải màu đỏ, bằng đồng, thiếc, vàng, hay gỗ... Những sinh thực khí này chúng ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trong đền thờ, trong lễ hội, trong bảo tàng, thậm chí là ở một góc trong vườn nhà. Nhưng trong số đó số sinh thực khí được làm bằng đá và gỗ chiếm phần lớn. Hình dạng, kích thước các sinh thực khí khá đa dạng không theo một quy định nào, có khi chỉ đơn giản là một cột đá nhỏ, chưa qua bàn tay chế tác của con người. Tín ngưỡng phồn thực thờ cúng sinh thực khí còn gắn liền với tục thờ đá. Tục này tìm thấy ở nhiều di chỉ khảo cổ của Nhật Bản nằm rải rác trên toàn quốc và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Trong xã hội cổ đại, biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực của người Nhật là hai hình thức thờ cúng: vật thiêng và ma thuật mô phỏng.

Vật thiêng là cây cột đá được dựng đứng biểu trưng của dương vật,

tượng trưng cho sức khỏe sinh sản của người nam giới. Giải thích cho biểu tượng vật thiêng, Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới [1; tr 271] đã nêu, đá gắn với biểu tượng dương vật, vì vậy tại một số miền biểu tượng đá dựng đứng là nơi biểu diễn nghi lễ truy hoan của người cổ đại, họ tìm tới đó như một nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo. Quan niệm về đá - dương vật cũng gần với khái niệm cây - dương vật do cả đá và cây đều có ý nghĩa tái sinh, có linh hồn như con người nên hai vật này được lựa chọn làm biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Nghiên cứu của Sato Tetsuro cho biết: Đá âm dương được thờ ở đền Kosei daimyojin (魂生大明神), được xây dựng vào thời kỳ văn hóa Jōmon, chính là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho tín ngưỡng phồn thực. Lễ hội tôn vinh sinh thực khí của đàn ông được tổ chức hàng năm với những biểu tượng bằng đá được thờ ở Nagoya, Iwate và một số tỉnh vùng Đông Bắc cùng một số trò diễn mang đậm tính dân gian trong lễ hội ngày nay chính là dấu ấn còn sót lại của tín ngưỡng phồn thực [58; tr 42].

64

Ma thuật mô phỏng: là hình ảnh diễn tả hoạt động sinh hoạt tính giao

của người nam và nữ trên nhiều biểu trưng được thờ phụng. Đôi khi, hoạt động mô phỏng kiểu này được diễn lại bằng một số trò diễn trong nghi lễ cầu cúng tại một số lễ hội như Houne, Kanamara. Tuy nhiên, tại từng địa phương khác nhau, ma thuật mô phỏng và hành thức của nó lại có một màu sắc khác.

Tín ngưỡng phồn thực và biểu hiện của nó có thể được thấy rõ qua một số lễ hội như: lễ hội Hōne – thờ dương vật tổ chức vào ngày 15/3 hàng năm tại Tagatajin, một ngôi đền ở phía bắc thành phố Nagoya; lễ hội Kanamara đền Wakamiya Hachimangu (若宮八幡宮) thuộc thành phố Kawasaki của tỉnh Kanagawa phía bắc Tokyo; lễ hội tỉnh Iwate...v.v. Vào dịp lễ hội, những người đàn ông khiên trên mình một biểu tượng dương vật lớn, làm bằng gỗ, dài khoảng 2,5 m, nặng khoảng 280 kg và hô vang “hoh sho- hoh sho”, vật thiêng được rước trên một quãng đường dài từ đền Shinmeisha (神明社) đến nơi thờ chính theo kiểu Thần Đạo là đền Tagata Jinja (田県神社). Lễ hội này vốn xuất phát từ một nghi lễ ăn mừng chiến thắng của người dân Nhật cổ xưa khi họ tiêu diệt được một con quỷ răng nanh chuyên cắn vào bộ phận sinh dục của nam giới [65]. Ngoài một biểu trưng dương vật chính làm bằng gỗ được rước, diễu hành khắp làng, còn có nhiều biểu tượng khác nhỏ hơn được làm bằng Daikon (củ cải) cũng bày ở đây. Những người đàn ông tham gia rước

linh vật phải là những người khỏe mạnh, mặc bộ quần áo kimono màu trắng hay bộ quần áo kiểu Yukata trên có in dòng chữ Omatsuri (お祭/lễ hội). Các

cô gái trẻ tham gia rước kiệu, mặc những bộ Kimono sặc sỡ, tay cầm các biểu tượng nhỏ, các linh mục Shinto sẽ vừa đi vừa đọc các lời cầu nguyện, ban phước lành cho người tham gia lễ hội. Trong quá trình rước tượng và đưa tượng ra khỏi đền, những người khiêng kiệu sẽ xoay tượng theo nhiều kiểu, mô phỏng hoạt động tính dục của dương vật, nghi lễ kết thúc linh vật sẽ được đưa trở lại đền chính. Ngoài ra khi rước linh vật, người ta còn bày trò tế lễ và

65 những hoạt động mô phỏng tạo không khí cho lễ hội. Do mong muốn cầu mong cho một năm tốt lành, và mùa màng bội thu nên tất cả các nghi thức đều được tổ chức trong một giờ nhất định và đặt trong một không gian thiêng. Lễ hội Hōnen nghĩa là năm thịnh vượng trong tiếng Nhật, có hàm ý chỉ một vụ mùa bội thu với Matsuri là một thể lễ hội. Lễ hội và nghi thức Hōnen là kỷ niệm việc ban phước lành cho vụ mùa và tất cả cách thức để phát đạt và khả năng sinh sản.

Như vậy, qua một số trò diễn trong lễ hội trên, ta thấy rằng những nghi lễ và biểu tượng vật thiêng không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn phản ánh được nội dung một hình thức tín ngưỡng dân gian. Những trò diễn là nhằm biểu đạt lòng tin của người cổ đại vào thế giới hư ảo bên ngoài, khi trình độ nhận thức nhiều mặt của họ còn thấp. Ngoài ra, nó còn phản ảnh được một phần sinh hoạt cộng đồng cũng như đời sống tinh thần của người Nhật cổ. Những linh vật, nghệ thuật mô phỏng, trò diễn trong các lễ hội giúp chúng ta hiểu rằng: tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn là một quan niệm gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp, là tín ngưỡng cơ bản nhất của cư dân trồng trọt, nó rất phong phú và đã ảnh hưởng sâu đậm tới sinh hoạt xã hội ở công xã nông thôn [38; tr 59 - 67]. Cuối cùng có thể thấy tín ngưỡng phồn thực đã có một lịch sử rất lâu đời ở Nhật Bản, nó có từ thời kỳ cổ đại, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của người Nhật Bản và cũng là một trong ba tín ngưỡng quan trọng nhất của người Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản so sánh với Việt Nam (Trang 65)