Shinto giáo có tên khác là Thần đạo, là tín ngưỡng nguyên thủy nhất của người Nhật Bản và được hình thành từ thời kỳ cổ đại, tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong hệ thống thờ thần của Thần Đạo được phân chia ra làm hai nhóm: nhóm thần về tự nhiên và nhóm là nhân thần (thờ con người). Thần tự nhiên là liên quan đến các thế lực siêu nhiên, có tính chất tự nhiên như thần cây, thần ánh sáng, thần mặt trời, thần biển, thần sông, thần núi…. Ngày nay, hệ thống thần của Nhật Bản cũng được mở rộng, đa dạng hơn và trong sự đa dạng này thì tín ngưỡng thờ động thực vật cũng là một đặc trưng đặc biệt của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian của Nhật. Hiện tượng này chúng ta có thể tìm hiểu qua việc thờ cúng thần Kim kê ở đền Kokera Otoshi (金峯山寺), thần Bạch xà ở đền Bensaiten Jinja (弁財天神社), thần Cáo ở đền trên núi là
51 Theo nghiên cứu từ di chỉ khảo cổ học, người ta thấy trước thời kỳ đồ đồng và đồ đá, đối tượng động vật được người Nhật Bản thờ cúng là hổ, chim, rắn, trâu, dê… Sau đó, đến thời kỳ đồ đồng thì đối tượng ngày càng đa dạng hóa hơn bao gồm cả rồng, phượng, lân, quy những con vật không có thật… và những con vật gần gũi, thân thiết với đời sống con người như gà, cáo. Những động vật này được thờ rất nhiều tại các đền thờ động thực vật ở Nhật Bản, tín ngưỡng này phát triển hưng thịnh nhất vào thời kỳ Jōmon. Những động vật được thờ như thần ở Nhật nhiều nhất: Kitsune (Thần cáo), Ōgami (Sói); Thần Nai; Thần rắn Ebisu, Kame gami (Thần rùa) đều là những con vật hóa thần,
được thờ cúng và Kitano Tenjin là nơi thờ thần động vật. Ngoài ra, thỏ trắng (Usagi), chuột (Nezumi) cũng được thờ cúng, do có thuyết cho rằng chuột chính là con gái của nữ thần biển Ichiki shima hime (市杵嶋姫命/Thị Chử Điểu Cơ Mệnh), được sinh ra trên mái tóc của bà.
Theo thống kê điều tra năm 2009 của Bộ Giáo dục Thể thao văn hóa, số lượng đền thờ động thực vật tuy không nhiều nhưng nằm rải rác ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, trong đó phần lớn là đền thờ cáo Kitsune Jinja, và
đền thờ rắn: Ebisu. Trong huyền thoại của người Nhật, rắn là một con vật thần thánh, đầu rồng có nhiều phép thuật và có hình thể vũ trụ. Quái vật này chuyên hại người bằng cách bắt cóc các trinh nữ để ăn thịt. Ở Nhật Bản, tục thờ rắn hay còn gọi là thần Bạch xà là một hình thái tín ngưỡng nguyên thủy, ra đời trong thời kỳ mà con người chưa tách mình ra khỏi tự nhiên, nhận thức về tự nhiên còn rất sai lầm. Nguyên nhân là do tất cả sự nhận thức, phản ánh của con người đều thông qua sự hình dung, tưởng tượng. Nếu sự tưởng tượng của người cổ xưa luôn xuất phát từ hiện thực cũng như các vị thần thường bắt đầu với chính bản thân con người là sự mô phỏng hiện thực tự nhiên. Ngoài ra ý nghĩa biểu trưng của rắn còn gắn với tư duy huyền thoại, chủ yếu tập trung
52 vào những vấn đề siêu hình, bí ẩn, của sự sống và cái chết... các vấn đề mà không phải lúc nào sự giải thích bằng logic khoa học cũng làm cho con người thỏa mãn. Qua huyền thoại và tục thờ như đã nêu, các biểu trưng của rắn thường đi theo một logic đối lập - cặp đôi. Ban đầu nó biểu trưng cho nhận
thận thức đơn giản như: trên/dưới, khô/nước, nóng/lạnh... cho đến các cặp đôi mang tính phức tạp hơn như: nước/ lửa, trần gian/địa ngục, sự sống/cái chết, khổ đau/hạnh phúc... Có thể nói để ẩn dụ, biểu trưng cho các vấn đề của giới tự nhiên, xã hội và các trạng thái phức tạp của tình cảm con người trong xã hội và trình độ nhận thức lúc bấy giờ thì rắn là một sự lựa chọn hoàn hảo, do đó người Nhật Bản đã rất tôn sùng linh vật này.
Việc nhận thức và tôn thờ rắn đã thể hiện một bước tiến trong nhận thức về thế giới tự nhiên và đời sống của người thời xưa. Hàng năm tại một số ngôi đền ở Nhật Bản người ta tổ chức lễ hội với các trò chơi nhằm tái hiện, diễn tả vai trò của chúng này đối với đời sống tâm linh cũng như đời sống xã hội của người Nhật Bản. Lễ hội dân tộc đền Kōjin, tỉnh Hiroshima là lễ tái
hiện những nghi lễ trong truyền thuyết về sự xuất hiện của thần rắn và vai trò của thần rắn trong sản xuất nông nghiệp. Rắn theo quan niệm của người Nhật cổ là một con vật thần thánh, có nhiều phép thuật, là một thủy thần cai quản nước một yếu tố cần thiết của sản xuất nông nghiệp. Người Nhật cổ đại đã tìm thấy hình tượng con rắn qua nhiều vật khác nhau. Đơn giản nhất, dưới hình thức thực vật, họ có thể gặp hình tượng con rắn qua cây tre, cây thông, hoa mộc lan, cây tùng, thậm chí cả đám mây Tsurushokubutsu trên đỉnh núi Phú sĩ, cũng là hình tượng của con rắn. Sự tôn sùng sức mạnh linh thiêng của rắn còn được biểu hiện bằng hoa văn của cây quạt Sensu, trên quần áo với mô hình lục giác và tam giác…v.v. Người Nhật cổ nhìn nhận sự thay đổi của cuộc sống cũng giống như lột xác của rắn. Trong lễ Yōri của Thiên Hoàng, người
53 ta sử dụng 9 đoạn ống tre giống hệt nhau tạo thành hình con rắn, mỗi đoạn ống tre sẽ được biểu thị cho một giai đoạn trưởng thành của Hoàng đế và sau mỗi một vòng lột xác, một chu kì sống mới lại bắt đầu. Cuối cùng, trong quan niệm của người Nhật, rắn còn là biểu trưng của đàn ông, là tượng trưng cho sức mạnh sinh sôi nảy nở, vì vậy rắn cũng được thờ như một biểu tượng của sự phồn thực. Qua một vài phân tích trên, chúng ta thấy rõ sự đa dạng trong hệ thống tín ngưỡng thờ thần của người Nhật, đơn giản trong tục thờ rắn đã có thể thấy sự đa sắc trong ý nghĩa tâm linh mà nó biểu hiện.
Liên quan đến tín ngưỡng thờ động thực vật chúng ta không thể không nhắc đến Ryujin shinkō (竜神信仰), đây là một nhánh trong Thần đạo, thờ thần rồng làm thần nước. Biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng này hiện vẫn còn in đậm dấu ấn trong các nghi lễ nông nghiệp, cầu mưa và ngư dân được mùa. Các nghi lễ cầu mưa thường được thực hiện ở những nơi như: đầm lầy, ao hồ, các con sông, suối hoặc đầu nguồn nước. Trong nghi lễ nông nghiệp, hình ảnh của thần Ryujin được thể hiện qua sợi dây kéo bằng rơm có hình dạng một con rắn đầu rồng. Với chức năng của một vị thần nước Ryujin kết hợp với sấm chớp Raijin sẽ mang lại những cơn mưa cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt trong trí tưởng tượng của người Nhật cổ, họ cho rằng khi thần rồng
Ryujin cuộn mình bay lên trời sẽ tạo thành cơn lốc xoáy. Với niềm tin Ryujin
cũng là thần biển (Umi no kami) nên sự đa dạng trong chức năng của vị thần này được thể hiện khá rõ. Nghi lễ cầu cúng thần biển thường được tổ chức tại các cung điện hay đền thờ thần gần biển trong các dịp lễ hội như: Lễ hội vùng vịnh Ura matsuri (裏祭/Inlet festival); Lễ hội bãi biển Iso matsuri (満席祭
/beach festival); Lễ hội thủy triều Shio matsuri (潮祭/Tide festival)…v.v [72]. Bên cạnh đó, xuất phát từ niềm tin của ngư dân rằng kim loại sẽ vô hiệu hóa sức mạnh diệu kỳ của rắn, kiềm chế được cơn tức giận của nó nên những ngư phủ ở Nhật Bản có một taboo rất đặc biệt là không được bỏ kim loại xuống biển. Những môtíp chứng minh được sự tương tác giữa người và thần biển
54 được thể hiện rõ trong hai chuyện cổ tích Umashira Tarō và Ryugū Dōji. Ngoài ra, niềm tin thần biển sẽ luôn mang lại sự giàu có từ kho báu dưới lòng đại dương là cũng dựa vào những quan điểm trên.
Bên cạnh đó, người Nhật còn thờ cúng không ít các loài thực vật. Giả thuyết cho rằng, khoảng nghìn năm trước công nguyên tập tục này đã được ra đời. Trong nhiều di chỉ khảo cổ của Nhật Bản, người ta tìm thấy ở trong mộ một số khúc xương động vật, đồ tùy táng bằng đồng và cả hạt lúa, hạt dẻ, quả óc chó...v.v. Khi kiểm tra bằng phương pháp phân tích cacbon cho thấy, những hạt lúa này khoảng 2400 tuổi, là những đồ lễ tế trong nghi thức cầu cúng của người Nhật cổ đại dâng lên nữ thần mặt trời Amaterasu Omi Kami. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đó là đồ cư dân cổ Nhật Bản dâng lên thần lúa Inari và nữ thần mặt trời, cầu mong thần giúp cho con người có cuộc sống ấm no [55].
Thần lúa gạo Inari có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong đời sống của người Nhật cổ. Thần Inari được thờ chính ở Fushimi Inari Taisha (伏見稲荷大社), một ngôi đền cổ xưa nhất của Nhật Bản. Vị thần này luôn xuất hiện dưới hình ông già hoặc một thiếu nữ đi cùng một con hồ ly (loài vật vốn được xem như sứ giả của thần) miệng ngậm bó lúa, con dao…. Đền thờ thần Inari thường có rất nhiều cổng nối tiếp nhau, có tượng cáo trắng đeo khăn đỏ ở hai bên. Do thần lúa gạo Inari và Thần Cáo Kitsune đều rất thích ăn đậu khuôn chiên
Abura age (油揚げ) nên nó là đồ lễ chính dâng cho thần cùng với rượu sake và bánh gạo. Theo truyền thống, những người nông dân thường đến đền thờ thần Inari, dâng bánh gạo, rượu cầu nguyện cho một mùa thu hoạch bội thu.
Thần cây (mộc linh) còn được gắn liền với tín ngưỡng thờ vật tổ của người Nhật Bản. Thần cây cối còn có tên gọi khác là Komada (cây linh) hay
Kuku nochi. Trong Biên niên sử Nhật Bản, Kuku nochi (久久能智) được sinh
Hai truyện cổ tích dân gian rất nổi tiếng của Nhật đã được dịch ra tiếng Việt, được in trong Gertrude Fritsch (biên soạn, 2009), Truyện cổ Nhật Bản, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
55 ra bởi thần Inanami và Izanagi sau khi hai vị thần này hoàn thành việc sinh trời và đất cùng các thần khác: thần biển, thần rừng, thần núi, thần sông... Theo Motoori Norigata, trong Kojikiden (古事記伝/ Cổ Sự Kí Truyền), kaku
(久久) có nghĩa là rỗi và chi (智) được hiểu là một người đàn ông kính cẩn. Cùng với Toyōke hime no kami (豊宇気比売神/ Phong Vũ Khí Tỉ Mại Thần),
Kaku nochi được coi là một trong những vị thần bảo vệ ngôi nhà, nên người ta
thường tổ chức dâng cúng thần khi dỡ nhà hay làm một ngôi nhà mới. Kuku nochi, được thờ chính ở đền Noshi nomiya (西宮神社) thuộc tỉnh Hyogo, đền
Terumaezan Jinja (樽前山神社) ở Hokkaido và các đền khác trên khắp cả nước [74].
Qua một vài ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sự đa dạng trong hệ thống các vị thần được thờ cúng. Từ cành cây, ngọn cỏ cho đến những con vật gần gũi nhất với đời sống con người đều được họ tôn sùng, thờ cúng. Đặc biệt theo thời gian thì đối tượng thờ cúng ngày càng trở nên phong phú hơn trước. Vì vậy, đặc điểm này đã trở thành đặc trưng độc đáo của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản.