0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bán thành phẩm:%

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 42 -42 )

co ngót, cong vênh và nấm mốc

2.2.1. Khái quát về đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm

Tên đề tài: Áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để khử độ co ngót, cong vênh và nấm mốc; nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, phát triển làng

nghề. Để tên đề tài ngắn gọn, Luận văn xin gọi tắt là công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng độ bền, đẹp hàng đồ gỗ mỹ nghệ, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần khôi phục phát triển làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

- Triển khai phổ biến, nhân rộng áp dụng mô hình xử lý gỗ cho các cơ sở sản xuất mộc ở các làng nghề và các cơ sở sản xuất mộc trên địa bàn tỉnh.

Nội dung nghiên cứu:

- Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ (Tại 30 cơ sở sản xuất chế biến gỗ thuộc 2 làng nghề mộc truyền thống ở tỉnh Hải Dương);

- Áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để khử độ co ngót, cong vênh và nấm mốc, nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế so với gỗ không áp dụng công nghệ sấy. - Tuyên truyền phổ biến cho các cơ sở sản xuất đang làm nghề mộc trên địa bàn tỉnh để nhân rộng mô hình sấy và xử lý gỗ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.

Đơn vị thực hiện: Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương, phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và một số cơ quan khác.

Thời gian tiến hành nghiên cứu: 2003-2004

2.2.2. Kết quả nghiên cứu công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm

Sự cần thiết phải nghiên cứu công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm:

- Gỗ là loại vật liệu hữu cơ có cấu trúc rất phức tạp và tính chất không

đồng nhất. Một đặc điểm nổi bật của gỗ là hầu hết mọi tính chất của nó phụ

- Đặc điểm thay đổi tính chất (nhất là sự thay đổi kích thước), khi có sự thay đổi độ ẩm của gỗ đã gây ra nhiều tác hại rất lớn và làm giảm rất nhiều giá trị của sản phẩm gỗ.

- Gỗ khô là gỗ có độ ẩm từ 20% trở xuống (tức là gỗ có độ ẩm xấp xỉ độ ẩm cân bằng của gỗ trong một môi trường sử dụng). Độ ẩm của gỗ khô tăng lên 1% thì sức chịu lực của gỗ giảm: 4 - 10 %.

Vì vậy muốn có sản phẩm gỗ chất lượng cao cần phải ổn định độ ẩm của gỗ trong thời gian gia công và sử dụng trước khi đưa gỗ vào gia công tinh. Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của các loại thiết bị chế biến gỗ và sự mở cửa của nền kinh tế các sản phẩm đồ gỗ của chúng ta đã xuất khẩu sang thị trường có đòi hỏi rất cao về chất lượng (thị trường Châu Âu, Mỹ...) thì công đoạn sấy gỗ là rất cần thiết và làm tăng hiệu quả chế biến gỗ, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

* Mô tả công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm:

- Nguyên liệu đưa vào sấy nhiều khi còn có cả đất hoặc vỏ cây, nó sẽ cản trở quá trình sấy do đó cần phải làm sạch;

- Tiếp theo phải lựa chọn để đảm bảo độ đồng nhất về kích thước hình học. Khi đó sản phẩm sấy sẽ đồng nhất, tránh được hiện tượng có sản phẩm thì khô quá dẫn đến nứt bề mặt, sản phẩm thì không đảm bảo chỉ tiêu độ ẩm.

- Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho mẻ sấy, theo yêu cầu của sản phẩm đồ gỗ và theo từng loại gỗ và độ ẩm ban đầu của nó ta sử dụng hoá chất chống mối mọt, nấm mốc khác nhau.

- Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi gỗ, quá trình này đòi hỏi chế độ công nghệ nghiêm ngặt. Tác nhân sấy là không khí nóng, nhiệt độ tác nhân sấy phải ổn định trong suốt quá trình sấy và phải đồng đều trong toàn bộ hầm sấy. Bên cạnh đó phải đảm bảo yêu cầu nữa là kích thước hình học và tính cơ học không thay đổi

* Ưu điểm của công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm:

- Công nghệ trên phù hợp với quy mô hộ gia đình ở các làng nghề chế biến gỗ ở nông thôn (thích hợp với nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu là xà cừ);

- Chi phí, đầu tư xây dựng vừa phải lớn với nguồn vốn còn rất hạn hẹp của các cơ sở chế biến gỗ ở làng nghề;

- Trình độ công nghệ thích hợp, dễ thao tác, dễ vận hành, sử dụng được các loại gỗ vụn thừa trong quá trình sản xuất, để làm nhiên liệu cho quá trình đốt mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu ở bước thí nghiệm và được đưa vào triển khai thực nghiệm.

Do khuôn khổ có hạn của Luận văn, tác giả không đi sâu tìm hiểu chi tiết công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm.

2.2.3. Triển khai thực nghiệm công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm

Đơn vị được chọn triển khai thực nghiệm: Công ty TNHH Hoàng Anh

có địa chỉ ở làng nghề mộc truyền thống thôn Đông Giao, xã Lương Điền huyện Cẩm Giàng.

Công ty TNHH Hoàng Anh là công ty tư nhân đầu tiên được sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cấp phép thành lập ở làng nghề Đông Giao. Công ty chuyên sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ và chủ yếu là xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Trung quốc, Đài Loan... Lao động thường xuyên của công ty là 70 người, Tài sản cố định trên 2,5 tỷ đồng và vốn lưu động trên 1,5 tỷ. Công ty rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh bằng việc đầu tư, đổi mới công nghệ. Chính vì vậy khách hàng đến với Công ty ngày càng nhiều, sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển.

Kết quả triển khai thực nghiệm:

* Kết quả sấy thử lần 1:

- Sản phẩm sấy thử: đồ gỗ mỹ nghệ.

- Số lượng sấy 150 sản phẩm (khoảng 4 m3)

- Độ ẩm ban đầu 27 % (đo bằng máy đo độ ẩm).

- Độ ẩm sản phẩm sấy đạt 10%, không cong vênh, độ rạn nứt bề mặt cho phép.

* Kết quả sấy thử lần 2:

- Sản phẩm sấy thử: đồ gỗ mỹ nghệ.

- Số lượng sản phẩm sấy gồm 5 loại: 15 tượng di lặc kéo bao; 20 Hổ vờn cầu; 30 di lặc đội vàng; 10 ông phúc; 10 ông lộc; 10 ông thọ. Tất cả

khoảng 5 m3

- Độ ẩm ban đầu 30% (đo bằng máy đo độ ẩm).

- Độ ẩm sản phẩm sấy đạt 10%, độ rạn nứt bề mặt cho phép, không cong vênh.

Kết quả vận hành sấy thử cho thấy hệ thống lò sấy được xây dựng hoàn chỉnh đạt các yêu cầu kỹ thuật:

- Hệ thống quạt chạy êm, không gây tiếng ồn.

- Các hệ thống cấp nước, đo nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt; hệ thống hút và thải khí hoạt động tốt.

- Lò đốt cung cấp đủ nhiệt theo yêu cầu của quá trình sấy, việc điều chỉnh nhiệt độ lên xuống dễ dàng.

- Sản phẩm không bị cong vênh, độ rạn nứt bề mặt đạt yêu cầu cho phép. - Một điều đáng chú ý nữa là sản phẩm sấy xong không bị mất mầu trắng, hồng tự nhiên của gỗ. Vốn là lỗi lo ngại của cơ sở sản xuất.

Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế thể hiện qua kết quả chi phí của việc sấy thử sản phẩm:

Chi phí toàn bộ cho một mẻ sấy sản phẩm là (tính một mẻ 4 ngày): - Chi phí củi đốt lò: 1tạ x 45.000 đ/tạ = 45.000 đ

- Chi phí than: 300 viên x 1.000 đ/v = 300.000 đ

- Chi phí điện: 0,75 kw/h x 3 động cơ x 24 h/ngày x 4 ng x 1.000 đ/kw = 216.000 đ

- Chi phí nhân công: 3 công/ngày x 4 ngày x 30.000 đ/c = 360.000 đ

Tổng cộng chi phí là: 921.000 đồng / 4 m3 sản phẩm

Như vậy giá thành sấy 1m3 sản phẩm xấp xỉ 230.000 đồng. Một tháng

sấy liên tục được 6 lò số lãi có thể là 6 triệu đồng. Số vốn đầu tư sẽ rất sớm được thu hồi.

Như vậy, bước triển khai công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm cho thấy đã đạt yêu cầu về các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế.

2.2.4. Phát triển công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm

Việc phát triển (nhân rộng) công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm được tiến hành thông qua các hình thức:

- Tuyên truyền phổ biến nhân rộng kết quả của đề tài là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc thành công của đề tài, để đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra hỗ trợ công nghệ, thiết thực góp phần phát triển làng nghề.

- Tến hành sấy thử và chuyển giao công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất;

- Mở hội nghị tại làng nghề Đông Giao với sự tham gia của sở Khoa học và công nghệ, sở Tài Chính, sở Công nghiệp, phóng viên báo chí và truyền hình của tỉnh, phòng Công nghiệp huyện Cẩm Giàng, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề mộc Đông Giao. Trong hội nghị đã phát tài liệu và thuyết trình:

+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của công nghệ sấy và xử lý gỗ trong việc sản xuất, chế biến gỗ;

+ Giới thiệu cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề hiểu được nguyên lý, cấu tạo và kinh phí đầu tư cho việc xây dựng lò sấy;

+ Trình bầy và giảng giải quy trình công nghệ cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu tiếp thu chuyển giao công nghệ.

- Cùng với việc mở hội nghị tuyên truyền, nhân rộng kết quả tại làng nghề Đông Giao, kết quả của đề tài trên cũng đã được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đã đăng trên 2 số báo Hải Dương, 2 lần trên đài truyền hình và 2 lần trên đài phát thanh của tỉnh.

Tuy nhiên, bằng phương pháp quan sát, tác giả Luận văn nhận thấy:

Dạng 1. Cơ sở sản xuất có ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm (nhưng đã cải tiến bằng cách sử dụng nhiên liệu bằng khí gaz), bao gồm các cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng nhỏ, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước nhỏ bé có giá trị kinh tế cao.

Dạng 2. Cơ sở sản xuất không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm, bao gồm các cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng lớn, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước lớn.

Bằng phương pháp thống kê, tác giả Luận văn nhận thấy:

- Thống kê tại các làng nghề gỗ trên phạm vi 2 huyện (Cẩm Giàng, Ninh Giang) và khu vực thành phố Hải Dương thì tỷ lệ doanh nghiệp dạng 1 (có ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm)/doanh nghiệp dạng 2 (không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm) là 15%.

- Như vậy, có thể nói việc phát triển công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm thành công ở mức độ không cao.

2.2.5. Phân tích đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm

2.2.5.1. Phân tích trước khi tiến hành đề tài

Hải Dương là tỉnh có nhiều làng nghề mộc nổi tiếng như: Đông Giao (Cẩm Giàng), Cúc Bồ (Ninh Giang), Đức Minh (thành phố Hải Dương)... Cơ sở sản xuất nhà xưởng nói chung tất cả còn trong tình trạng nghèo nàn, cơi nới, chắp vá. Máy móc lạc hậu chưa có điều kiện đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại. Cả hai làng nghề Cúc Bồ và Đông Giao hiện tại chưa cơ sở sản xuất nào có dây truyền sấy gỗ, chỉ một cơ sở đã tiến hành sấy thủ công đơn giản và 2 cơ sở có hệ thống luộc gỗ. Trình độ công nghệ đã kém, năng lực tiếp nhận công nghệ càng kém hơn vì tất cả các cơ sở sản xuất đều chưa có nhà xưởng kiên cố, xây dựng thì không có quy hoạch cụ thể, hôm nay làm mai phá, cơi nới, tuềnh toàng, tạm bợ rất khó sắp xếp tổ chức sản xuất cho có hiệu quả. Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư công nghệ phát triển sản xuất lâu dài, gây lãng phí cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề.

Từ lý do trên, để phát triển các làng nghề mộc trong tỉnh, khẳng định thương hiệu của mình thì cần phải đầu tư áp dụng công nghệ, nhất là công nghệ xử lý gỗ. Chính vì vậy sở Công nghiệp Hải Dương đề xuất đề tài: "Áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để khử độ co ngót cong vênh, nấm mốc nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ, đáp ứng yêu cầu thị

trường trong nước và xuất khẩu, phát triển làng nghề" đề tài đã được UBND

Như vậy, việc phân tích trước khi tiến hành đề tài đã cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu và triển khai công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm. Kết quả nghiên cứu và triển khai đã cho thấy thành công.

2.2.5.2. Phân tích sau khi tiến hành đề tài

Như trên đã nêu, vào thời điểm hiện tại chỉ thấy các cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng nhỏ, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước nhỏ bé có giá trị kinh tế cao là có ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm, cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng lớn, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước lớn không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm.

Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 5 cơ sở sản xuất đồ gỗ

không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm, câu hỏi: Xin Ông/bà

cho biết tại sao cơ sở sản xuất của Ông/Bà không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm? Luận văn đã thu được các câu trả lời có thể coi là đại diện như sau:

Trả lời: Cơ sở sản xuất của chúng tôi chuyên sản xuất đồ gỗ nội

thất, gỗ nguyên liệu lớn, trong khi thể tích của lò sấy của Tỉnh (chỉ công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm đang xét – tác giả Luận văn chú thích) lại nhỏ, mỗi mẻ sấy chỉ khoảng 4-5 khối gỗ, hơn nữa nếu sử dụng lò sấy của Tỉnh thì chi phí tiền điện quá lớn, giá thành sản phẩm cao, không thể cạnh tranh nổi trên thị trường.

(Nam, 43 tuổi, chủ cơ sở sản xuất gỗ nội thất)

Trả lời: Trong thực tế các doanh nghiệp chúng tôi đã phải xử lý

gỗ nguyên liệu trước khi tạo thành phẩm bằng cách pha gỗ trước để ngoài trời hoặc luộc dầu. Chúng tôi không thể ứng dụng lò sấy như anh nói, vì tiền chi phí cho điện quá cao, vẫn biết là cách xử lý gỗ bán thành phẩm như chúng tôi đang làm gây ô nhiễm môi trường khi mỗi lần luộc dầu… Chúng tôi ước ao, nếu Nhà nước cho nghiên cứu công nghệ có thể giúp chúng tôi xử lý gỗ bán thành phẩm chi phí nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền ra mua công nghệ.

Như vậy, công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm mà Luận văn đang xét không thể ứng dụng cho các cơ sở sản xuất gỗ như vừa phân tích trên đây, trong khi đó doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để tiếp nhận chuyển giao công nghệ với tiêu chí: không gây ô nhiễm môi trường, chi phí vừa phải để còn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

2.2.6. Đánh giá chính sách “KH&CN đẩy” qua đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm bán thành phẩm

Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý để kiểm nghiệm chính sách “KH&CN đẩy” thông qua đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm.

Câu hỏi: Tại sao có một bộ phận lớn doanh nghiệp không ứng dụng kết

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 42 -42 )

×