Gốm Chăm Bầu Trúc trong cơ chế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về làng gốm của người Chăm ở Bầu Trúc (Trang 26)

Hiện nay gốm Chăm chưa thích ứng được với nhu cầu thị trường mới, không theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng trên thị nên gốm Chăm Bầu Trúc hiện nay đang suy thoái và bế tắc, không tỡm được lối thoát. Nguyên nhõn dẫn đến điều đó:

Chủ quan: Gốm Chăm Bầu Trúc chưa tự nõng cao được chất lượng sản phẩm thớch ứng với thị trường. Kĩ thuật sản xuất chưa được cải tiến, vẫn sử dụng kĩ thuật thủ công truyền thống, mẫu mã gốm không phong phú. Sản xuất vẫn cũn vận hành theo kinh tế truyền thống chưa ý thức về cơ chế thị trường.

Khách quan: Cơ chế thị trường xõm nhập vào nông thôn, cho nên các dịch vụ kinh doanh đều chạy theo lợi nhuận là chính từ đó kéo theo:

- Giỏ thuê nhân công lao động tăng không còn rẻ mạt như xưa. Trong khi đó gốm Chăm Bầu Trúc lại làm thủ công tốn nhiều công sức từ đó đưa đến chi phí lao động cao mà giá thành sản phẩm lại thấp, lợi nhuận để tái sản xuất không có.

- Nguyên liệu làm gốm giá thành đều tăng. Nguyên nhân là do ruộng ngày nay – nơi khai thác đất sét không còn là ruộng bỏ hoang như ngày xưa nữa, mà luôn được thâm canh gối vụ nên khó khăn cho việc khai thác. Từ đó giá thành khai thác đất sét, cũng như chi phí vận chuyển đất sét cũng tăng nhanh.

- Sự cạnh tranh khốc liệt của hàng công nghiệp, gốm sứ Đồng Nai, lấn áp và sẽ bóp chết gốm Chăm Bầu Trúc. Vì các mặt hàng ngày nay luôn cải tiến kĩ thuật, thường xuyên thay đổi mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Trong khi đó gốm Bầu Trúc lại đứng im, giá thành lại cao, chưa năng động và thớch ứng trên thị trường. Tốc độ thành thị hoá nông thôn, đã nõng cao đời sống nhõn dõn, kéo theo sự thay đổi về lối sống, thị hiếu, thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng. Từ đó gốm Chăm ít được ưa chuộng. Do đó người tiêu dùng gốm Chăm giảm, thị trường thu hẹp. Có thể nói tốc độ đô thị hoá nông thôn ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng gốm Chăm ngày càng giảm, nếu gốm Chăm Bầu Trúc không tỡm cách điều chỉnh và thích ứng.

Tóm lại, đứng trước dòng xoáy của cơ chế thị trường gốm Chăm Bầu

Trúc muốn tồn tại và phát triển không có cách nào khác là phải vận hành theo cơ chế thị trường và phải xác định được ba vấn đề trung tõm của nền kinh tế thị trường là: sản xuất cái gi? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào?

Để giải quyết được ba vấn đề đó, gốm Chăm Bầu Trúc cần phải gấp rút nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng gốm, đáp ứng được thị hiếu của người tiờu dựng… Muốn thực hiện được điều đó, ngoài việc tự thân vận động của làng gốm Bầu Trỳc thỡ những chính sách của Đảng và Nhà nước không kém phần quan trọng, làm động lực để làng gốm Bầu Trúc phát triển đi lên. Nhà nước phải có chính sách cụ thể, quy hoạch làng nghề gốm Chăm, một mặt phải bảo tồn gốm truyền thống, một mặt khuyến khích đầu tư phát triển. Từ đú giúp cho gốm Chăm Bầu Trúc có thể gia nhập vào thị trường nhưng không bị sự tác

động mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lợi nhuận mà làm mất đi nghề gốm cổ truyền, làm thui chột sắc thái văn hoá làng nghề của người Chăm.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về làng gốm của người Chăm ở Bầu Trúc (Trang 26)