Phƣơng hƣớng hoàn thiện chƣơng trình đào tạo cử nhân du lịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mục tiêu và chương trình đào tạo du lịch bậc đại học ở Hà Nội (Trang 58)

6. Bố cục của công trình

3.1.Phƣơng hƣớng hoàn thiện chƣơng trình đào tạo cử nhân du lịch

3.1.1. Du lịch cần được quan niệm là một ngành đào tạo

Trên thực tế, từ rất nhiều năm nay, du lịch chƣa bao giờ đƣợc chính thức coi là một ngành đào tạo. Có lẽ vì đây là một lĩnh vực quá rộng lớn. Nếu coi du lịch là một ngành đào tạo thì khó lòng có thể đƣa toàn bộ khối lƣợng khổng lồ các mảng kiến thức khác nhau vào trong một chƣơng trình mà sau bốn năm, cần phải chuyển tải hết. Trong thời đại ngày nay, du lịch thấm vào mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, vì thế, có du lịch văn hóa, có du lịch kinh tế và cũng có du lịch khoa học, kỹ thuật. Khách du lịch có thể tham quan bất cứ một lĩnh vực gì mà họ cần biết. Trƣớc tình hình đó, các công ty du lịch khó có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách tham quan muốn tìm hiểu sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Việc đào tạo ra những con ngƣời hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống là điều không khả thi. Nhƣ vậy, việc coi du lịch không phải và không thể là một ngành đào tạo có lý do từ thực tế hoạt động của lĩnh vực này.

Cũng chính vì quan niệm nhƣ vậy nên du lịch có thể đƣợc đào tạo trong ngành kinh tế, có thể đƣợc đào tạo trong ngành văn hóa. Gần đây, lại có xu hƣớng cho rằng, du lịch cần đƣợc đào tạo trong ngành Việt Nam học. Xếp du lịch vào đâu, ngƣời ta cũng đều tìm đƣợc những lý do khách quan chứ không phải lý do chủ quan của chính bản thân họ.

Theo chúng tôi, quan niệm nhƣ vậy là không thoả đáng. Du lịch hoàn toàn có lý do để trở thành một ngành đào tạo.

Trƣớc hết cần phải làm rõ những tiêu chuẩn để xác định một ngành đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn, cơ sở nào dẫn đến sự hình thành một ngành hoạt động trong xã hội. Chúng tôi xin nêu quan niệm của mình về ngành hoạt động trong xã hội nhƣ sau:

Ngành là sự tập hợp các loại hoạt động khác nhau nhưng có liên quan với nhau và hướng tới những mục đích giống nhau.

Ngành văn hóa là sự tập hợp những hoạt động khác nhau nhƣng có một mục đích chung là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa và kích thích sự sáng tạo văn hóa.

Chúng ta có thể vận dụng quan niệm này để xác định các ngành y học, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo v.v…

Mỗi ngành hoạt động xã hội hiện nay đều có một hoặc nhiều trƣờng đại học để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao (Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ). Trong mỗi trƣờng đại học thƣờng lại có nhiều ngành đào tạo chứ không phải một ngành. Ví dụ, ngành văn hóa với tƣ cách là một ngành hoạt động xã hội có tới 7 trƣờng đại học, đào tạo theo các ngành chuyên môn: bảo tàng, thƣ viện, quản lý văn hóa, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu-điện ảnh v.v…

Nhƣ vậy, tiêu chuẩn để xác định một ngành đào tạo là đào tạo ra một loại nhân lực có chuyên môn riêng, độc lập tƣơng đối với chuyên môn của loại nhân lực khác.

Xét về các loại hình chuyên môn, ngành du lịch không nhiều các loại hình chuyên môn nhƣ ngành văn hóa. Các loại hình chuyên môn phổ biến hiện nay trong ngành du lịch là: quản trị khách sạn, quản trị du lịch lữ hành, hƣớng dẫn du lịch, marketing du lịch, quy hoạch tuyến, điểm du lịch.

Đƣơng nhiên, mỗi một chuyên môn trên có thể phát triển thành một ngành đào tạo riêng biệt, giống nhƣ các ngành đào tạo khác nhau trong những lĩnh vực khác (văn hóa, y tế, giao thông vận tải).

Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, chúng ta phải nhìn từ một góc độ khác. Bản chất của kinh doanh du lịch là hoạt động dịch vụ, nghĩa là khác với các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay sáng tạo tinh thần. Đã là hoạt động dịch vụ thì sự chuyển đổi, liên thông giữa các chuyên môn khác nhau trong cùng hệ thống là hết sức cần thiết, thậm chí chính điều đó tạo nên sự phát triển không ngừng của du lịch. Để đảm bảo cho sự chuyển đổi, liên thông đƣợc nhanh chóng, linh hoạt và thuận tiện, cần thiết phải coi du lịch là một ngành đào tạo, mỗi chuyên môn khác nhau trong đó sẽ là các chuyên ngành.

Nhƣ vậy, ngành đào tạo khác với ngành hoạt động xã hội. Ngành đào tạo bao giờ cũng hẹp hơn ngành hoạt động xã hội, cung cấp các loại hình nhân lực khác nhau cho ngành hoạt động xã hội. Ngành đào tạo có thể là một chuyên môn thuần nhất nhưng cũng có thể bao gồm một số chuyên môn gần nhau, dễ dàng chuyển đổi cho nhau mà không yêu cầu những điều kiện quá khó khăn. Ví dụ, văn hóa là một ngành hoạt động xã hội bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau, song sự chuyển đổi giữa các ngành (bảo tàng sang thƣ viện chẳng hạn) là việc không dễ dàng, trừ các môn chung ở phần giáo dục đại cƣơng, các môn riêng của hai ngành này đƣợc đào tạo độc lập, không có phần kiến thức nào giống nhau, sinh viên muốn chuyển đổi, gần nhƣ phải học mới toàn bộ các môn học.

Ngành du lịch không giống nhƣ ngành văn hóa, các chuyên môn khá gần nhau. Khi chuyển đổi từ chuyên môn này sang chuyên môn khác, sinh viên tiếp nhận dễ dàng hơn. Giữa hai chuyên môn đào tạo có nhiều phần kiến thức giống nhau, sinh viên không phải học lại.

Phân tích nhƣ trên, chúng ta thấy có một sự thuận lợi nhất định khi coi du lịch là một ngành đào tạo duy nhất.

Trên một bình diện khác, chúng ta thấy, nếu tách các chuyên môn của hoạt động du lịch thành các ngành đào tạo riêng biệt, độc lập thì sẽ có những điều bất cập khi sinh viên ra công tác. Ví dụ, trong một doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một nhân viên không thể suốt đời chỉ đảm nhiệm một vị trí công việc, hoặc chỉ đảm nhận đƣợc một vị trí công việc. Chẳng hạn trong mùa cao điểm, thiếu hƣớng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour cũng có thể đi dẫn khách, và ngƣợc lại, một hƣớng dẫn viên cũng có thể đƣợc đƣa lên làm ở bộ phận điều hành tour, thậm chí cũng có thể đƣợc bổ nhiệm giữ vị trí của một ngƣời quản lý nếu anh ta thực sự có năng lực điều hành hoặc quản lý. Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế, việc biên chế gọn nhẹ của các doanh nghiệp du lịch là một yêu cầu bắt buộc. Bất kỳ một doanh nghiệp du lịch nào hiện nay cũng mong muốn có cán bộ đảm nhận đƣợc công việc thuộc các chuyên môn khác nhau. Vậy, để du lịch là một ngành đào tạo không phải là việc làm tuỳ tiện mang tính chủ quan, mà có căn cứ khách quan, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế.

3.1.2. Giải quyết vấn đề đào tạo mở rộng và đào tạo chuyên sâu

Chúng ta đã biết, để du lịch thành một ngành đào tạo thì ngành này khá rộng, sinh viên phải học nhiều môn, tình trạng “cƣỡi ngựa xem hoa” sẽ diễn ra, sinh viên ra trƣờng trong những năm đầu tiên rất khó tiếp cận với công việc, họ không hiểu biết sâu sắc về bất cứ chuyên môn nào trong ngành du lịch. Đào tạo mở rộng là cần thiết tạo một “phông” văn hóa chung cho sinh viên, đó là một ƣu thế. Nếu sinh viên có năng lực và nghị lực tốt, họ có thể tự học để chuyên sâu vào một lĩnh vực hoạt động của ngành du lịch mà họ muốn hoặc do đòi hỏi của thực tế công tác. Nhƣng những ngƣời nhƣ thế không nhiều. Đào tạo du lịch không phải là đào tạo tài năng. Đƣơng nhiên, có đƣợc những ngƣời tài năng vào hoạt động trong ngành du lịch là điều rất

quý. Song hƣớng đào tạo của chúng ta cần đƣợc mở rộng hơn về đối tƣợng học. Vì thế, việc đào tạo chuyên sâu vẫn là cần thiết để có đƣợc các chuyên gia làm đƣợc việc ngay từ đầu. Nhƣng về nguyên tắc, đào tạo mở rộng và đào tạo chuyên sâu là hai hƣớng ngƣợc chiều nhau, đối lập nhau. Đây là một mâu thuẫn mà chúng ta phải giải quyết.

Hƣớng giải quyết là đi tìm những phần kiến thức mà các chuyên môn khác nhau của ngành du lịch đều cần đến. Vì vậy, việc đào tạo mở rộng là có giới hạn, trên cơ sở các chuyên ngành đƣợc xác định. Những kiến thức mở rộng là những kiến thức chung chỉ liên quan đến các chuyên ngành này thôi. Điều đó có ý nghĩa rằng, bên cạnh những chuyên môn đƣợc đào tạo (những chuyên ngành đã đƣợc xác định), còn những chuyên môn khác chƣa đƣợc đào tạo. Chúng ta phải chấp nhận những khoảng trống này trong công tác đào tạo hiện nay. Sự phát triển của khoa học và công tác đào tạo, trong tƣơng lai, sẽ dần dần lấp đầy những khoảng trống này.

Ý nghĩa của đào tạo chuyên sâu là tạo ra những chuyên gia về một lĩnh vực hay một hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, kinh nghiệm đào tạo chuyên gia cho thấy, không có bề rộng thì khó có thể tạo đƣợc chiều sâu. Các nhà văn hóa lớn thƣờng có kiến thức rất rộng, thậm chí có thể bao quát đƣợc tri thức của nhiều ngành khác nhau. Do đó khi nhìn vào một vấn đề cụ thể, họ có điều kiện so sánh, đối chiếu với các vấn đề cùng loại, khác loại, trên cùng một bình diện hay trên các bình diện khác nhau, từ đó rút ra đƣợc những nhận xét hết sức sâu sắc. Trái lại, một ngƣời không có kiến thức rộng, không thể tiến hành đƣợc những thao tác tƣ duy này. Vì thế, đào tạo mở rộng và đào tạo chuyên sâu tuy có hƣớng ngƣợc chiều nhau nhƣng nếu phối hợp đƣợc thì lại hỗ trợ cho nhau rất tốt.

Tóm lại, chúng ta có thể giải quyết vấn đề đào tạo mở rộng và đào tạo chuyên sâu bằng hai phần kiến thức: kiến thức chung của ngành và kiến thức chuyên ngành.

3.1.3. Giải quyết vấn đề ngoại ngữ chuyên ngành

Nhƣ ở các mục trên, chúng tôi đã có lần nhắc tới, ngoại ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với đào tạo du lịch. Khách du lịch có hai loại: khách nội địa và khách quốc tế. Trong tình hình hiện nay, khách quốc tế ngày một gia tăng. Nhu cầu làm việc với khách quốc tế của các công ty du lịch lữ hành và khách sạn vì thế cũng tăng theo. Đƣơng nhiên yêu cầu về ngoại ngữ đối với những ngƣời làm việc trong các doanh nghiệp du lịch cũng ngày một cao hơn.

Cần xác định rằng, ngoại ngữ cho du lịch không phải là ngoại ngữ giao tiếp thông thƣờng. Ngƣời làm du lịch cần có năng lực đọc thông, viết thạo về ngoại ngữ. Anh ta có nhiệm vụ đem đến cho những ngƣời khách du lịch nƣớc ngoài những tri thức đa ngành, đa lĩnh vực về đất nƣớc mình, dân tộc mình. Ngành du lịch không những chỉ giao cho anh ta một công việc mà còn giao cho anh ta một sứ mệnh lớn lao: tạo cho Việt Nam trở thành một điểm đến của du lịch thế giới, tạo cho dân tộc một uy tín, một danh dự, một vị thế trên trƣờng quốc tế. Muốn chuyển tải đƣợc những tri thức một cách phong phú và sâu sắc, ngƣời làm du lịch không thể không có trình độ ngoại ngữ.

Đƣơng nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng rằng, mọi sinh viên, sau khi tốt nghiệp, ra trƣờng, đều có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành, nhƣng chí ít, họ cũng đủ trình độ để chuyển tải những tri thức cơ bản về du lịch bằng ngoại ngữ.

Ngoại ngữ chuyên ngành cần phải có một thời lƣợng thích hợp để sinh viên học du lịch đạt đƣợc trình độ cao hơn nhiều so với sinh viên học một số

ngành khác. Thời lƣợng thích hợp là bao nhiêu thì tuỳ từng trƣờng. Đây chỉ là một định hƣớng chung theo quan niệm của chúng tôi.

Có thể có những ý kiến khác không đồng tình với quan niệm này. Nếu xuất phát từ góc nhìn của những công ty du lịch chỉ làm du lịch nội địa hoặc công ty khách sạn chỉ đón khách trong nƣớc thì vấn đề này không đến mức quan trọng nhƣ vậy. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, tất cả các công ty du lịch đều không định chỉ chuẩn bị cho mình một tiềm lực ngoại ngữ trung bình hoặc kém. Hiện nay, có tới hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học ngoại ngữ hoặc khoa ngoại ngữ tham gia làm việc trong ngành du lịch. Điều đó chứng tỏ rằng, ngoại ngữ đang là một tiêu chuẩn rất quan trọng của việc tuyển dụng hiện nay, thậm chí là tiêu chuẩn số một, bởi vì, nhiều ngƣời chỉ biết ngoại ngữ, chƣa đƣợc đào tạo một giờ nào về nghiệp vụ du lịch, vẫn đƣợc chọn vào làm việc trong các công ty du lịch. Phải chăng các nhà quản lý các công ty du lịch đang đi theo một khuynh hƣớng cực đoan, coi ngoại ngữ là tất cả hoặc là duy nhất? Chúng tôi cho rằng không hẳn nhƣ vậy. Họ xuất phát từ thực tế, cái gì cuộc sống đòi hỏi nhiều hơn thì đƣợc ƣu tiên trƣớc. Việc chỉ cần ngoại ngữ nhƣ là một tiêu chuẩn duy nhất trong quá trình tuyển dụng có thể chỉ diễn ra tạm thời chứ không phải mãi mãi. Họ sẽ tự điều chỉnh quan niệm của mình, nhƣng chắc chắn không phát triển theo chiều hƣớng cực đoan ngƣợc lại, nghĩa là coi ngoại ngữ nhƣ một tiêu chuẩn thứ yếu.

Tóm lại, xuất phát từ yêu cầu khách quan của ngành du lịch, vấn đề ngoại ngữ chuyên ngành cần đƣợc xem xét một cách thấu đáo và cần đƣợc coi trọng.

Bên cạnh vấn đề ngoại ngữ chuyên ngành, vấn đề tri thức văn hóa cho cử nhân du lịch cũng phải đƣợc đặt ra. Du lịch là một ngành thuộc nhóm ngành kinh tế hay nhóm ngành xã hội nhân văn. Theo chúng tôi, nó là một ngành trung gian (giữa kinh tế và xã hội nhân văn). Nghiên cứu du lịch là nghiên cứu về con ngƣời tham gia hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch đƣợc coi là sản phẩm văn hóa. Không thấy đƣợc bản chất này của du lịch, chúng ta dễ dàng đơn giản hoá mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong hoạt động du lịch, chúng ta sẽ xem xét vấn đề thuần tuý chỉ về phƣơng diện kinh doanh, chỉ về phƣơng diện tiền và hàng hóa. Điều đó sẽ làm khô cứng các hoạt động du lịch, làm mất đi tính sinh động của nó và sự tƣơi mát đầy tính nhân văn của nó. Ngƣời khách đi du lịch là đến với một thế giới đầy chất thơ và mộng. Họ chiêm ngƣỡng cảnh đẹp, chiêm ngƣỡng con ngƣời, chiêm ngƣỡng sự mới lạ của đời sống, không ai đi du lịch để chiêm ngƣỡng thực tại của những công thức khô khan, trừu tƣợng.

Vậy, ngƣời làm du lịch phải biết khơi dậy những tiềm năng văn hóa của tất cả các vùng đất nƣớc, làm cho nó sống lại một cách sinh động trong lòng du khách, làm cho họ yêu thích những địa điểm mà họ đã đến, những miền đất mà họ đã qua. Đó là chất nhân văn của ngành du lịch.

Xuất phát từ cách hiểu trên, việc đƣa kiến thức văn hóa vào chƣơng trình du lịch là một yêu cầu bức thiết. Nhƣng kiến thức văn hóa cho du lịch là một vấn đề rất rộng. Làm thế nào để chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, cốt lõi nhất? Đó là công việc của các nhà biên soạn chƣơng trình. Quan điểm của chúng tôi là cần coi kiến thức văn hóa nhƣ là kiến thức xƣơng sống của ngành đào tạo du lịch.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể quên và coi nhẹ những lợi ích kinh tế rất lớn mà ngành du lịch mang lại. Ngƣời làm du lịch cũng là một nhà kinh doanh, phải biết tính toán lỗ lãi, phải biết chọn thời cơ để đầu tƣ và phát

triển, phải biết chọn chỗ mạnh của mình để cạnh tranh. Có thể nói, trong tình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mục tiêu và chương trình đào tạo du lịch bậc đại học ở Hà Nội (Trang 58)