Thực hiện chế độ canh tác hợp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Thổ nhưỡng học chương 7-8 (Trang 28)

Rõ ràng việc luân canh, xen canh, gối vụ các loại cây trồng là một biện pháp tốt phục hồi kết cấu cho đất. Những hệ thống cây trồng thích hợp ngoài tác dụng tăng cường hàm lượng hữu cơ do cây để lại hoặc do yêu cầu lượng bón cao, tác dụng cải thiện kết cấu đất một phần là do làm đất. Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa Quốc tế (IRRI) thì việc thay đổi một vụ lúa một vụ màu đã làm cho năng suất lúa tăng 12 % nhờ sau vụ trồng màu kết cấu đất được hồi phục.

Ở đất trồng màu, quá trình chăm sóc cũng góp phần tạo kết cấu tốt, nhất là việc phá "váng" sau khi mưa kéo dài.

Ở một số nước như Mỹ và Canada, người ta nuôi giun đất trên nền đất giàu hữu cơ hay than bùn sau xử lý rồi đưa toàn bộ vào ruộng. Làm như thế vừa tăng cường phân bón vừa cải thiện kết cấu cho đất nhanh chóng.

Ngoài ra, ở một số nước tiên tiến trên thế giới, người ta dùng các hợp chất hoá học được gọi là chất tạo kết cấu (Revut, 1971). Các hợp chất này có khả năng gắn các hạt đơn đất với nhau thành những hạt kết viên hoàn chỉnh. Những chất này có chung một tên gọi là Crylium. Ví dụ: ở Mỹ dùng Vinilacetatemaleic acid, tên thương phẩm là VAMA. CRD.186, dạng bột, màu trắng, pH= 3, khi hoà tan trong nước thì có tính dính như hồ; ở Nga dùng Poliacryloamide (P.A.A). Trong một thí nghiệm trên đất nâu vàng ở Trung Quốc, người ta bón P.A.A với lượng 0,01 % trọng lượng đất ở tầng canh tác thì thu được 30,1 % các hạt bền trong nước có kích thước > 0,25 mm; khi bón 0,1 % thu được 82,9 % cấp hạt tương ứng so với đối chứng. Tuy nhiên, do chi phí cao đồng thời khả năng gây ô nhiễm đất chưa được kiểm chứng nên trong thực tế sản xuất các hợp chất này không được dùng phổ biến.

Câu hỏi ôn tập

1. Nêu các khái niệm về hạt cơ giới, cấp hạt cơ giới và thành phần cơ giới đất và giải thích cơ sở khoa học để phân chia các cấp hạt.

2. Nêu cơ sở của phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất Robinson. 3. Nêu nguyên tắc gọi tên đất theo thành phần cơ giới đất.

4. Giải thích vì sao người ta cần xác định thành phần cơ giới đất.

5. Nêu khái niệm về kết cấu đất và vai trò của kết cấu đất đối với đất và cây. 6. Kể tên các dạng hạt kết và tên các hệ thống đất.

7. Nêu cơ chế hình thành hạt kết và những yếu tố ảnh hưởng. 8. Nêu nguyên nhân phá vỡ kết cấu đất.

9. Nêu vai trò của kết cấu đất đối với đất và cây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thổ nhưỡng học chương 7-8 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)