Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Trang Quang (Trang 50)

- Tên giao dịch: Công ty TNHH Trang Quang

2.4.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

2.4.2.1. Phân loại nguyên vật liệu.

Do nguyên liệu, vật liệu của Công ty có khối lượng lớn, chủng loại rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại nguyên vật liệu có lại có chức năng và tính chất lý hoá khác nhau. Nên để tiến hành quản lý và hạch toán nguyên vật liệu chính xác thì Công ty phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý.

Xuất phát từ yêu cầu đó Công ty TNHH Trang Quang đã phân loại nguyên vật liệu dựa trên vài trò và tác dụng của chúng trong sản xuất. Theo cách phân loại này nguyên vật liệu của công ty được phân loại như sau:

- Nguyên vật liệu chính: Đối với các công trình khác nhau thì vật liệu cũng khác nhau như công trình giao thông thì nguyên vật liệu là: Sắt, thép, đá sỏi, cát, nhựa đường và xi măng.

- Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trợ trong sản xuất như: que hàn, ô xy, sơn…

- Nhiên liệu: Chủ yếu dùng cho chạy máy thi công, các phương tiện vận chuyển, vận tải phục vụ cho sản xuất như: Xăng, dầu…

- Phụ Tùng: Đó là những chi tiết phụ tùng dùng để thay thế, bảo dưỡng sửa chữa máy thi công, bảo dưỡng ô tô như: săm, lốp, xích, nhíp, phanh, yếm…

- Thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm các thiết bị, phương tiện dùng cho công tác xây dựng cơ bản.

- Phế liệu: Là những vật liệu thu lại được sau quá trình sản xuất kinh doanh có thể sử dụng hay bán ra ngoài như sắt vụn…

2.4.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu.

* Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho.

- Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho:

Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho từ mua ngoài bao gồm: Trị giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ. Nếu chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên bán chịu thì trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho chỉ bao gồm trị giá mua – là giá bán ghi trên hoá đơn (giá chưa có thuế GTGT).

Giá thực tế nguyên vật

liệu nhập kho

=

Giá mua ghi trên hoá đơn (giá chưa có thuế GTGT)

+

Các chi phí thu mua (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ) - Các khoản giảm trừ hàng mua (nếu có)

Ví dụ: Ngày 3/11/2010 Công ty nhập kho vật liệu Xi măng Bỉm Sơn, phiếu nhập kho số 221 ngày 3/11/2010, số lượng 250 tấn. Số vật liệu này mua của Công ty Cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn, hoá đơn GTGT số 0080589 ngày 2/11/2010:

Giá bán chưa có thuế: 218.181.750 đồng Thuế GTGT (thuế suất 5%): 10.909.087 đồng Tổng giá thanh toán: 229.090.837 đồng

Theo thoả thuận (ghi trong điều 4 của hợp đồng mua bán số PCV05030066S ngày 20/10/2010), toàn bộ chi phí vận chuyển, bốc xếp do bên bán chịu.

Với tài liệu trên Công ty tính trị giá vốn thực tế nhập kho của vật liệu Xi măng Bỉm Sơn như sau:

Trị giá vốn thực tế nhập kho = 218.181.750 đồng, tức bằng giá mua chưa có thuế GTGT.

* Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho.

Để xác định trị giá vốn xuất kho của nguyên vật liệu, Công ty áp dụng phương pháp “ nhập trước xuất trước”. Đây là phương pháp dựa trên giả thiết số hàng nào nhập kho trước đó thì xuất kho trước và lấy đơn giá nhập thực tế của số hàng đấy làm đơn giá xuất.

Ví dụ: Trong tháng 11/2010 Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đạt Nghĩacó tài liệu về vật liệu thép Φ8 như sau:

Tồn ngày 2/11: Số lượng: 2500 kg Đơn giá: 13.350 đồng/kg Xuất ngày 2/11: Số lượng: 2500 kg

Nhập ngày 5/11: Số lượng: 6500 kg Đơn giá: 13.600 đồng/kg Xuất ngày 9/11: Số lượng: 4000 kg

Với tài liệu trên, Công ty tính trị giá vốn thực tế xuất kho của vật liệu thép Φ8 trong tháng cho từng phiếu xuất như sau:

Phiếu xuất kho số 234 ngày 2/11 2500 x 13.350 = 33.375.000 đồng Phiếu xuất kho số 236 ngày 9/11 4000 x 13.600 = 54.400.000 đồng Cộng cả tháng 87.775.000 đồng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Trang Quang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w