Môi trường ngành

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp Tại Tổng Công ty chè Việt Nam - Tổng quan.DOC (Trang 29 - 34)

* Đối thủ cạng tranh: mặc dù ở Việt Nam không có nhiều đối thủ cạnh tranh vì ngành chè vẫn sản xuất tập trung, một ngành (đây cũng là điểm làm cho ngành trì chệ trong việc cạnh tranh đổi mới sản phẩm) nhưng càng ngày càng xuất hiện nhều nhà cạnh tranh nước ngoài mạnh. Vì vậy để tồn tại thì ngành chè phải có những biện pháp khắc phục những yếu điểm của mình.

* Cạnh tranh tiểm ẩn: trong tương lai nhà nước sẽ để ngành tự phát triển, xây dựng các tên tuổi mới xoá bỏ tình trạng tập trung thụ động tạo sức cạnh tranh, động lực hoạt động cho ngành chè.

* Áp lực của nhà cung cấp: ngành chè hiện nay đang lâm vào tình trạng khó khăn về nguồn nguyên liệu chè. Tình trạng thiếu nguyên liệu chè để phục vụ nhu cầu chế biến cho các nhà máy chế biến luôn xảy ra.

* Áp lực của khách hàng: ngày càng có nhiều sản phẩm cạnh tranh nên đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao đáp ứng được yêu cầu của khách hang thì mới có thể tránh được tình trạng bị thu hẹp hoặc mất dần thi trường, khách hàng.

* Sản phẩm thay thế: hiện nay sản phẩm thực phẩm, đồ uống phát triển rất đa dạng, phong phú về chủng loại như đồ uống từ cafe, trà bí đao, các loại nước giải khát…

PHẦN VIII

NHỮNG ĐIỀU THU HOẠCH ĐƯỢC QUA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Sau một chặng dường dài xây dựng và phát triển Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được những thành quả nổi bật trong kết quả kinh doanh nhưng cũng còn nhiều tồn tại và khó khăn.

1. Thuận lợi

Tổng công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, có quy mô đầu tư lớn của Nhừ nước hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất chế biến xuất nhập khảu các sản phẩm chè. Trong những năm qua, Tổng công ty luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao cảu Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban ngành và chính quyền các địa phương có vùng chè đã giúp Tổng công ty sản xuất ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhiều nhà máy chế biến chè của Tổng công ty được đầu tư xây dựng ở những vùng chè có quy hoạch nông, công nghiệp khép kín, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng với cây chè là chủ lực. Các sản phẩm do Tổng công ty sản xuất ra có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Trong những năm qua, Tổng công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thị trương chè xuất khẩu, các sản phẩm chè do Tổng công ty sản xuất ra đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thương hiệu VINATEA của Tổng công ty là một thương hiệu có uy tín và được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Ngành sản xuất chế biến chè cũng như các ngành sản xuất nông nghiệp khác, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trong những năm gần đây, do những diễn biến phức tạp của thời tiêt, nên lượng mưa ở miền Bắc giảm nhiều, nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng xấu và nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Năng suất chè búp tươi trên các vườn chè giảm. Do đặc điểm này mà trong một năm người làm chè chỉ có việc ổn định trong khoảng 8 tháng, những tháng còn lại hoặc nghỉ không lương hoặc tìm việc tạm thời nên dẫn đến thu nhập thấp không ổn định…

Việc bùng phát xây dựng quá nhiều các xưởng chế biến chè tư nhân thiếu cơ sở hạ tầng, điều kiện kỹ thuật ở các vùng nguyên liệu chè do các đơn vị thành viên của Tổng công ty đầu tư và quản lý đã dấn đến thiếu hụt nghiêm trong nguyên liệu dẫn đến việc huy động năng lực thiết bị chế biến đạt rất thấp, do vậy người lao động thiếu việc làm, sản lượng chè và doanh thu đạt thấp, chất lượng sản phẩm thấp.

Quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên tuy đã có gắn kết về tài chính, nhân lực và thị trường, nhưng vẫn còn mang tính hành chính, việc phát huy quyền tự chủ của cơ sở sản xuất kinh doanh vân còn hạn chế. Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Tổng công ty và các đơn vị tuy đã được quy định trong điều lệ hoạt đông, quy chế quản lý tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị vẫn chưa rõ ràng, chưa tập trung được sức mạnh về vốn và nguồn lực toàn Tổng công ty để hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, đầu tư các dự án trọng điểm. Tình trạng các đơn vị thành viên dựa dẫm, ỷ lại, thiếu năng động, quản lý và điều hành yếu kém trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến dẫn tới nhiều đơn vị thua lỗ.

Trong thời gian qua Tổng công ty đã đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các đơn vị thành viên của mình. Các đơn vị sau khi cổ phần đã phát huy được một số mặt tốt như: tự chịu trách nhiệm vật chất, giảm lao động không cần thiết, chủ động tìm

kiếm khách hàng, lo bảo toàn vốn… Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập như là: không huy động được thêm vốn ở các khu vực ngoài doanh nghiệp, không tạo thêm được nhiều việc làm, tốc độ tăng trưởng thấp, đổi mới giống chè, thiết bị công nghệ chậm… Đặc biệt là cạnh tranh nội bộ gia tăng đối với sản phẩm tranh giành khách nhất là khách hàng nước ngoài bằng cách đua nhau giảm giá bán, đối với nguyên liệu tranh nhau mua. Rất ít doanh nghiệp thực hiện Liên kết nông – công nghiệp như trước đây.

Việc tập trung thống nhất theo một chiến lược chung còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Tình trạng phát triển tự phát măng tinh cục bộ từng đơn vị gây khó khăn trong quản lý chất lượng nguyên liệu, sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trong cơ chế thị trường.

Bộ máy quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn cồng kềnh, nặng nề cán bộ nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới.Vốn đầu tư trong Tổng công ty quá nhỏ, mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu vốn cố định và lưu động, tỷ lệ vốn lưu động quá ít. Do vậy Tổng công ty thường xuyên dư nợ vay ngắn hạn ngân hàng quá lớn, hàng năm phải trả lãi vốn lưu động hàng chục tỷ đồng.

Chè là một loại thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dung nên sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng ổn định là điều rất quan trọng. Nhưng tinh trạng chủ yếu mua gom nguyên liệu trên thị trường không kiểm soát được chất lượng là một trong những nguy cơ mất hết thị trường, làm ảnh hưởng đến thương hiệu “Chè Việt Nam”.

3. Hướng giải quyết

Cần phải sắp xếp, cơ cấu lại Tổng công ty thành một doanh nghiệp chè mạnh chủ lực có sản lượng chè cao, chất lượng tốt, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp trồng chè, công nghiệp chế biến chè, công nghệ phân

phối tiên tiến và phát triển bền vững; đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp chè trong khu vực và trên thế giới, đưa ngành chè Việt Nam đi lên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Phấn đấu tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng thu nhập của người lao động, nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.

KẾT LUẬN

Qua thời gian đầu thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam em đã được tìm hiểu về Tổng công ty qua sự giúp đỡ của các bác. các cô, các chú trong Tổng công ty để có thể hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan và làm quen với thực tế về cơ cấu tổ chức, công nghệ quy trình sản xuất, tình hình kinh doanh…của Tổng công ty chè Việt Nam.

Sau thời gian thực tập tuy ngăn nhưng em cũng thấy được một số vấn đề thực tế thị trường đòi hỏi và biết được những khó khăn cũng như thuận lợi mà ngành chè nói chung và Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng gặp phải. Hiện nay Tổng công ty đang có những chính sách điều chỉnh để cải thiện những tồn tại của Tổng và của ngành nhằm mang lại kết quả cao trong kinh doanh.

Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty chè Việt Nam đã nhiệt tình hưỡng dẫn giúp đỡ em trong những tuần thực tập để em có thể hoàn thành giai đoạn đầu thực tập, được hiểu sâu sắc hơn về Tổng công ty và hoàn thành được bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC

Lời nói đầu...1

Phần I: Giới thiệu chung...2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tên doanh nghiệp...2

2. Ban lãnh đạo hiện tại...2

3. Địa chỉ...2

4. Cơ sở pháp lý...3

5. Loại hình doanh nghiệp...3

6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp...3

7. Lịch sử hình thành...4

Phần II: Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh...8

1. Mặt hàng kinh doanh...8

2. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh...8

Phần III: Công nghệ sản xuất...9

1. Thuyết minh dây chuyền sản xuát...9

2. Đặc điểm công nghệ sản xuất...13

Phần III: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất...15

1. Tổ chức sản xuất...15

2. Kết cấu sản xuất...15

Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý...16

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý...16

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận...17

Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra”...21

1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”...21

2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”...26

Phần VII: Môi trường kinh doanh...28

1. Môi trường vĩ mô...28

2. Môi trường ngành...29

Phần VII: Thu hoạch qua giai đoạn thực tập...30

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp Tại Tổng Công ty chè Việt Nam - Tổng quan.DOC (Trang 29 - 34)