Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 11 (phần Dẫn xuất chứa oxi) theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường trung họ[170916] (Trang 26)

3.2.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

- Trong các giờ học ở lớp TN, học sinh hứng thú tham gia các hoạt động học tập, nắm kiến thức chắc chắn hơn và vận dụng linh hoạt hơn trong quá trình học tập so với học sinh lớp ĐC.

- Các giáo viên tham gia giảng dạy thực nghiệm đều khẳng định việc phân loại và vận dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT giúp học sinh có một phương pháp đơn giản, thuận tiện, để giải các bài toán hóa học hữu cơ phần dẫn xuất chứa oxi nói riêng và các bài toán hóa học THPT nói chung.

3.2.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm

a. Tỉ lệ học sinh yếu, kém, trung bình, khá và giỏi.

Qua kết quả TNSP được trình bày ở Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy chất lượng học tập của học sinh nhóm lớp TN cao hơn học sinh lớp ĐC, cụ thể:

- Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của nhóm lớp TN đều thấp hơn của nhóm lớp ĐC.

- Tỉ lệ % HS khá, giỏi nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC. b. Đường lũy tích

Đồ thị đường lũy tích của nhóm lớp TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường lũy tích của nhóm lớp ĐC (Đồ thị 3.1 và 3.2). Chứng tỏ chất lượng của lớp TN đồng đều và tốt hơn lớp ĐC.

c. Giá trị các tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của học sinh nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC. - Dựa vào Bảng 3.7 thì các giá trị tổng hợp S và V của nhóm lớp TN đều thấp hơn của nhóm lớp ĐC.

- V nằm trong khoảng 10 – 30%, vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy. d. Độ tin cậy của số liệu

Để đánh giá độ tin cậy của số liệu trên chúng tôi so sánh các giá trị X của lớp TN và ĐC bằng chuẩn Student. TN 2 2 x x y y x y x y x y X Y t f S f S n n n n 2 n n       Trong đó:

n là số học sinh của mỗi lớp TN

Xlà điểm trung bình cộng của lớp TN Ylà điểm trung bình cộng của lớp ĐC

2x x

S và 2 y

S là phương sai của lớp TN và lớp ĐC nx và ny là tổng số học sinh của lớp TN và lớp ĐC Với xác suất tin cậy α và số bậc tự do f = nx + ny – 2 Tra bảng phân phối Student để tìm tα,f.

Nếu tTN > tα,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa.

Còn nếu tTN < tα,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là không có ý nghĩa (hay là do nguyên nhân ngẫu nhiên).

Phép thử Student cho phép kết luận sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa hay không.

Ví dụ 1: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra số 2 của lớp 11B9 và 11B10 của trường THPT Trần Nguyên Hãn, ta có: TN 7,54 6,91 t 1,72 41,5.2,57 41,5.3,01 39 46 39 46 2 39.46       

Lấy α = 0,05 tra bảng phân phối student với f = 39 + 46 – 2 = 83 ta có: tα,f = 1,666  tTN > tα,f, khẳng định sự khác nhau giữa X , Y là có ý nghĩa.

Ví dụ 2: So sánh X các bài kiểm tra của nhóm lớp TN và ĐC:

TN 7,22 6,87 t 2,016 180.2,64 180.2,82 186 176 176 186 2 186.176       

Lấy α = 0,05 tra bảng phân phối student với f = 186 + 176 – 2 = 380 ta có:

tα,f = 1,657 tTN > tα,f, khẳng định điểm trung bình nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

* * *

Như vậy, thông qua tiến hành TNSP, chúng tôi nhận thấy rằng, chất lượng học tập của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. Điều đó khẳng định tính khả thi của đề tài: Việc sử dụng hệ thống các bài toán hóa học hữu cơ phần dẫn xuất chứa oxi đã lựa chọn, phân loại và giải theo phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT đã góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học THPT.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm theo phương pháp thống kê toán học. Kết quả xử lí cho thấy, sau khi sử dụng hệ thống bài toán chúng tôi đã lựa chọn, phân loại và giải theo phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT, học sinh ở lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn ở lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ hệ thống bài toán mà chúng tôi đã biên soạn đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả của dạy và học môn Hóa học ở trường THPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

- Đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm: cơ sở lí luận của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy và học môn Hóa học THPT; ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học; cơ sở lựa chọn và phân loại bài tập hóa học; thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường THPT và phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT.

- Đã lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học hữu cơ lớp 11 (phần dẫn xuất chứa oxi) và giải chúng theo phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT.

Cụ thể chúng tôi đã biên soạn được 70 bài toán có lời giải (34 bài toán tự luận, 36 bài toán trắc nghiệm) và 20 bài toán tự luyện (10 bài toán tự luận, 10 bài toán trắc nghiệm). Ngoài ra chúng tôi còn xây dựng được các đề kiểm tra (1 đề 15 phút và 2 đề 45 phút) để kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Đã đề xuất việc sử dụng các bài toán hóa học đã biên soạn trong các hoạt động dạy học: khi dạy bài mới, khi ôn luyện, khi kiểm tra đánh giá HS.

- Đã tiến hành TNSP khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Chúng tôi hi vọng rằng kết quả thu được của luận văn sẽ giúp các em học sinh có được một phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT đơn giản, thuận tiện, góp phần nâng cao hiệu quả học tập cũng như giúp các bạn đồng nghiệp có thêm một tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học được tốt hơn.

Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện thời gian, năng lực và trình độ của bản thân nên các kết quả thu được của chúng tôi còn nhiều hạn chế và chắc chắn việc nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi đạt được những kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 11 (phần Dẫn xuất chứa oxi) theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường trung họ[170916] (Trang 26)