Bài 3 6( B14 LCTVH)

Một phần của tài liệu TL bồi dưỡng GV (Trang 30)

Đọc đoạn văn dới đây, những hình ảnh nào cho em biết đợc sự to lớn của cây đa quê hơng ? Qua đó em hiểu rõ thêm điều gì về cây đa ?

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mời đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh đến những con quạ đậu trên cao nhìn xuống cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nh những con rắn hổ mang giận dữ…

( Cây đa quê hơng - Nguyễn Khắc Viện )

Bài làm:

Đoạn văn trên đợc trích trong bài " Cây đa quê hơng " của nhà văn Nguyễn Khắc Viện. Trong kí ức của nhà văn cây đa hiện về với vẻ to lớn đẹp một cách cổ kính và uy nghiêm. Đó là một " toà cổ kính " gắn liền với bao kỷ niệm tuổi thơ của tác giả. Chiều chiều lũ trẻ trong làng vẫn rủ nhau chơi quanh gốc đa và trong đó có tác giả. Ôi, thân cây mới to lớn làm sao ! to đến nỗi " Chín, mời đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể ". Dờng nh nơi gốc đa ấy, tác giả đã đứng và ngắm nhìn rất kỹ, qua con mắt trẻ thơ cành cây còn lớn hơn. Cả cột đình " ngọn cây cao chót vót giữa trời xanh đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ ". Rễ cây hút nớc từ lòng đất, trầm mặc đánh dấu hỏi cùng thời gian " Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ nh những con rắn hổ mang giận dữ ". Rễ cây cám sâu ôm chặt lấy mảnh đất quê hơng gắn bó lâu đời với những ngời dân nơi đây. ở dới gốc đa này in sâu những kỷ niệm tuổi thơ của tác giả. Cây đứng đó, mặc cho thời gian đi qua, cần mẫn nh ngời lính canh, bảo vệ dân làng, bảo vệ quê hơng, chứng kiến bao sự đổi thay của quê hơng. Cây đa hiện lên thật đẹp, nó luôn mang trong mình vẻ đẹp của cả quê hơng anh dũng, hiên ngang ngày đêm bám trụ với mảnh đất quật cờng này. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Khắc Viện đã cho em biết một đoạn văn hay về hình ảnh cây đa quê hơng cùng với những kỉ niệm ngọt ngào về tuổi thơ của tác giả.

Bài 37( … )

" Hôm nay trời nắng nh nung Mẹ em đi cấy phơi lng cả ngày

Ước gì em hoá thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm "

( Bóng mây - Thanh Hào )

Đọc đoạn thơ trên, em thấy đợc những nét gì đẹp về tình cảm của ngời con đối với mẹ ?

Bài làm:

Bài thơ " Bóng mây" của nhà thơ Thanh Hào đã để lại trong em một ấn tợng sâu sắc về tình cảm yêu thơng vô bờ bến của ngời con đối với mẹ. Mẹ đi cấy trong hoàn cảnh thời tiết thật khắc nghịêt với cái nóng nh thiêu nh đốt ( trời nóng nh nung ) vậy mà mẹ phải"phơi lng cả ngày " ở ngoài đồng. Mẹ làm việc cần mẫn quên đi cái nóng nh cháy da

cháy thịt mong cho con có một cuộc sống ấm no hơn. Cả đời mẹ đã hy sinh tất cả vì con cái. Mẹ ơi, thấy mẹ làm việc trong cảnh thời tiết khắc nghiệt nh vậy con xót xa vô cùng ! Giá mà con lớn nhanh hơn để giúp đỡ mẹ đợc phần nào. Ước gì con hoá thành đám mây để che đi cho mẹ cái nắng nh đổ lửa ấy để mẹ đợc làm việc suốt ngày trong bóng râm mát mẻ. Nếu đợc vậy thì con xin nguyện sẽ theo mẹ suốt đời để mẹ đợc làm việc trong bóng râm mãi mãi. Tấm lòng hiếu thảo của ngời con làm rung động trái tim ngời đọc. Đó chính là lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của con ngời dành cho mẹ. Em thầm cảm ơn tác giả đã cho em biết một bài thơ với tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý.

Bài 38( … )

Trong bài " Bé xuôi sông La" ( TV4, T1 ), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: " Sông La ơi sông La

Trong veo nh ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mơn mớt đôi hàng mi. "

Đoạn thơ trên giúp em cảm nhậ đợc vẻ đẹp của dòng sông La nh thế nào ?

Bài làm:

Đoạn thơ trên đợc trích trong bài " Bè xuôi sông La "của nhà thơ Vũ Duy Thông đã giúp em cảm nhận đợc vẻ đẹp quyến rũ của dòng sông La quê hơng. Tác giả yêu mến dòng sông nh yêu mến một con ngời, gọi tên sông La một cách trìu mến và thân thiết biết bao: " Sông La ơi sông La" ( tác giả nhân hoá sông La ). Dòng sông hiện lên với vẻ đẹp nên thơ hiền hoà mà giản dị. Dòng nớc trong xanh đợc tác giả so sánh nh " ánh mắt" của một ngời con gái nơi thôn quê bình dị càng gây ấn tợng mạnh mẽ trong tâm hồn ngời đọc về sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm. Hai bên bờ, luỹ tre xanh rủ bóng xuống mặt sông cũng đợc nhân hoá thành : " Bờ tre xanh im mát - mơn mớt đôi hnàg mi " càng làm nổi bật vẻ đẹp quyến rũ, thân thơng của con sông La yêu dấu. Vẻ đẹp độc đáo của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của ngời con gái quê hơng. Đó cũng chính là vể đẹp đậm đà tình cảm yêu thơng gắn bó với con ngời. Gấp trang htơ lại rồi mà hình ảnh dòng sông La vẫn hiện lên trớc mắt em với vẻ đẹp kỳ diệu và lộng lẫy biết bao ! Em thầm cảm ơn nhà thơ đã cho em đợc chiêm ngỡng, đợc đắm chìm trong vẻ đẹp thơ mộng và êm đềm của dòng sông La ấy.

Bài 39( … )

Trong bài " Tre Việt Nam" của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn: " Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm. Thơng nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi ngời ".

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre ?

Bài làm:

Tác giả đã sử dụng cách nói nhân hoá để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Những đặc tính: những thân tre bao bọc, che chở nhau; tay che ôm níu nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bên nhau, gắn bó cộng đồng để dạn dày tích luỹ… vốn là những đức tính của con ngời nay đợc tác giả gán cho tre làm cho cảnh vật trở nên spống động. Những cây tre nh những sinh thể mang hồn ngời biết đoàn kết, yêu thơng, biết gắn bó để vơn ra ánh sáng, tắm nắng, tắm ma và đơng đầu với sóng gió. Cách nói này, không chỉ giúp tác giả nói rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam mà nó còn khắc hoạ rõ nét những phẩm chất, những truyền thống tốt đẹp, cao quý của con ngời Việt Nam, dân tộc Việt Nam qua hình tợng cây tre với chiều sâu triết lý. Qua những câu thơ lục bát mộc mạc giản dị, hình ảnh thơ gần gũi thân quyên,

tác giả giúp em hiểu hơn về một huyền thoại: huyền thoại về cây tre VIệt Nam và cũng là một huyền thoại về sức sống của con ngời Việt Nam từ xa đến nay và mãi mãi về sau.

Bài 40( … )

Trong khổ thơ dới đây, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm nh thế nào ?

" Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Nh nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm "

( Mùa thu của em - Quang Huy )

Bài làm:

Đoạn thơ trên đợc trích trong bài " Mùa thu của em " của nhà thơ Quang Huy có thể nói là một đoạn thơ đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay cái đẹp của cả bài thơ. Bởi chỉ có bốn câu thơ thôi mà tác giả đã lột tả hết vẻ đẹp riêng biệt diệu kỳ của mùa thu với biện pháp so sánh tài tình. Tác giả đã so sánh " Mùa thu " với " Hoa cúc vàng " lung linh rực rỡ. Mùa thu đợc mở ra từ một màu vàng của hoa cúc - một loài hoa mùa thu quen thuộc. Song hình ảnh góp phần nhiều nhất diễn tả nọi dung thêm sinh động gợi cảm là hình ảnh " muôn ngàn hoa cúc " đợc so sánh nh " nghìn con mắt -mở nhìn trời êm ". Cách so sánh này góp phần diễn tả đợc vẻ đẹp tơi sáng, dịu dàng của hoa cúc làm cho những bông hoa cúc kia bỗng trở nên sống động nh có tình, có hồn, gợi cảm xúc yêu mến mùa thu. Chắc hẳn, nhà thơ phải có một con mắt quan sát tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm mới lột tả hết đợc vẻ đẹp quyến rũ tuyệt vời của mùa thu.

Bài 41( … )

"Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhng tôi vẫn đăm đắn nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi nh ngời làng và cũng có những ngời yêu tôi tha thiết, nhng sao sức quyến rũ, nhớ thơng vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này."

( Tình quê hơng - Nguyễn Khải ) Đọc xong đoạn văn, em hiểu và có cảm xúc gì với quê hơng làng xóm ?

Bài làm:

Đoạn văn trên dợc trích trong bài " Tình quê hơng " của nàh văn Nguyễn Khải. Tác giả đã sử dụng từ ngữ rất độc đáo, gợi cảm xúc cho ngời đọc: đăm đắm, tha thiết, quyến rũ, nhớ thơng, mãnh liệt, day dứt…nhờ việc sử dụng từ ngữ độc đáo và tinh tế, tác giả cho ta thấy nỗi nhớ thơng day dứt, mãnh liệt, sâu đậm của anh bộ đội ( tác giả) đối với quê h- ơng. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cách viết câu văn dài càng làn tăng thêm sự kiệt kê nỗi nhớ thơng tha thiết, mãnh liệt nh không muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Mỗi chúng ta, ai cũng có một quê hơng đê mà thơng mà nhớ đó là nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi mình đã từng có những kỉ niêm ngọt ngào của thời thơ ấu. Nơi đó chính là xóm làng, nơi đó cũng chính là quê hơng yêu dấu của mỗi ngời. Bởi thế, mỗi ngời đều gắn bó, đều có những tình cảm sâu đậm đối với quê hơng, nh nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:

" Quê hơng mỗi ngời chỉ một Nh là chỉ một mẹ thôi

Quê hơng nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành ngời "

Bài 42( … )

" Nòi tre đâu chịu mọc cong Cha lên đã nhọn nh chông lạ thờng

Có manh áo cộc tre nhờng cho con"

( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy ) Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó ?

Bài làm:

Đoạn thơ trên đợc trích trong bài " Tre Việt Nam" của nhà thơ Nguyễn Duy có thể nói là đoạn thơ góp phần nhiều nhất làm nên cái hay cái đẹp của cả bài thơ thông qua các hình ảnh đẹp: hình ảnh ( măng tre) " nhọn nh chông" cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất cảu loài tre hay cũng chính là của dân tộc Viẹt Nam. Hình ảnh ( cây tre ) " Lng trần phơi nắng phơi sơng " có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống… Hình ảnh " có manh áo cộc tre nhờng cho con " gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hy sinh tất cả ( mà ngời mẹ dành cho con ); thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động… ( Thiếu kết luận )

Bài 43( … )

Mở đầu bài " Nhớ con sông quê hơng ", nhà thơ Tế Hanh viết: " Quê hơng tôi có con sông xanh biếc Nớc gơng trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi tra hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…"

Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận đợc điều gì ?

Bài làm:

Tuổi thơ ai cũng có những kỉ nịêm êm đềm, lắng đọng trong mỗi trái tim. Những kỉ niệm đó đã gắn bó với thời thơ ấu của mỗi ngời. Với nhà thơ Tế Hanh cũng vậy, những kỉ niệm đó đã ngân lên thành những vần thơ. Tác giả đã khắc hoạ hình ảnh dòng sông quê h- ơng thật đẹp để lại trong em nhiều ấn tợng sâu sắc. Đó chính là hình ảnh " Con sông xanh biếc " có làn nớc trong xanh nh tấm gơng thần soi bóng vạn vật để những hàng tre nh những nàng thiếu nữ ngày ngày soi bóng trớc gơng. Hình ảnh " Dòng sông lấp loáng" phản chiếu ánh nắng tra hè làm cho dòng sông hiện lên thật đẹp. Sông lấp lánh ánh mặt trời nh ngời ta vừa đổ xuống đó một mẻ vàng mới luyện xong. Con sông quê hơng có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng ngời. Nhờ ngòi bút tinh tế của tác giả, chúng ta nh đợc mở lòng mình ôm ấp những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Những kỉ niệm đó toát nên từ tình yêu quê hơng tha thiết của tác giả.

Gấp trang thơ lại rồi mà hình ảnh con sông quê hơng vẫn còn in đậm trong tâm trí em cho em thấy tự hào về dòng sông quê mình và gợi trong em tình yêu quê hơng đất nớc thiết tha.

Bài 44( … )

Trong bài " Hành trình của bầy ong " của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có những câu thơ:

" Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa

Bầy ong giong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa" - Theo em tác giả dùng từ " Đẫm " ở trên có hay không ? Vì sao ?

- Em hiểu nghĩa câu thơ " Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa " nh thế nào ?

Bài làm:

Trong dòng thơ đầu từ " đẫm " đợc tác giả dùng hay và sáng tạo. Nghĩa đen cảu từ này chỉ trạng thái ớt sũng ( VD: áo đẫm mồ hôi, khăn đẫm nớc…). ậ dòng thơ trên, tác giả dùng từ " đẫm " theo nghĩa bóng, chỉ cảnh tợng ánh nắng chiếu vào đôi cánh bầy ong, khiến cho đôi cánh bầy ong lai láng nắng trời, thám đẫm nắng trời. Cách dùng từ này gợi

đợc ở ngời đọc một hình tợng đẹp về sự làm việc cần cù chăm chỉ không quản thời tiết khắc nghiệt vủa bầy ong để đem mật ngọt đến cho đời.

Câu thơ " Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa " muốn diễn tả ý : Bầy ong làm việc liên tục không ngừng nghỉ từ mùa hoa này sang mùa hoa khác ( xuân, hạ, thu, đông ), ở khắp rừng sâu và biển xa, làm cái cầu nối giữa các mùa hoa, giữa mọi miền đất nớc. Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho em biết những câu thơ hay về hành trình dài ngày vô tận của bầy ong đem nhiều ích lợi đến cho đời.

Bài 45( … )

Đoạn văn dới đây có thnàh công gì nổi bật trong cách dùng từ ? Điều đó góp phần miêu tả nội dung thêm sinh động nh thế nào ?

" Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bớc thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng…" ( Buổi chợ trung du - Ngô Tất Tố )

Bài làm:

Đoạn văn trên, tác giả đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ và cách ngắt nhịp để miêu tả cảnh mọi ngời trên đờng đến chợ. Tác giả sử dụng một loạt các từ tợng hình ( vung vẩy, thoăn thoắt ), các từ tợng thanh ( kĩu kịt, eng éc, chít chít, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng…) để miêu tả những động tác hối hả, những âm thanh ồn ã của ngời và vật trên đ- ờng đến chợ. Bên cạnh đó, câu văn còn đợc ngắt thành những nhịp ngắn góp phần miêu tả sự gấp gáp, khẩn trơng cảu đoàn ngời. Đây là đoạn văn miêu tả rất sing động chính xác một buổi chợ trung du của đồng bào miền núi phía bắc nớc ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp. Cảm ơn nhà văn Ngô Tất Tố đã mang đến cho em một đoạn văn hay về một phiên chơ trung du hết sức đậm nét qua cách sử dụng từ ngữ sinh động có sức gợi tả cao.

Bài 46( … )

Nhà văn Võ Văn Trực viết:

" Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nớc với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua…nổi tiếng vẫy gọi. Mớt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sấu. Xanh ngát

Một phần của tài liệu TL bồi dưỡng GV (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w