Kinh nghiệm tổ chức không gian công cộng của một số nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu Không gian công cộng dưới góc nhìn của cư dân trong các khu đô thị mới xây ở Hà Nội gần đây ( Nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội (Trang 57)

Đặc điểm chung

Các khu đô thị mới trên thế giới phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Việc tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới

này cũng rất đa dạng với nhiều hình thái, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, khí hậu và văn hóa lối sống của mỗi quốc gia.

Các nƣớc phƣơng Tây với những đặc điểm riêng về khí hậu và văn hóa lối sốn, không gian công cộng ở các cấp độ bán riêng tƣ, bán công cộng thƣờng đƣợc tổ chức phía sau nhà, công trình ở. Các không gian công cộng thƣờng đƣợc tổ chức theo cấu trúc không gian đóng, tránh gió lạnh tận dụng ánh nắng cao. Việc tổ chức không gian công cộng tại các nƣớc này đƣợc quy định khá rõ ràng trong quá trình xây dựng và phát triển các khu đô thị nhằm đảm bảo các điều kiện của môi trƣờng ở. Trong tổ chức không gian công cộng việc bố trí các tuyến đƣờng dạo phục vụ đi bộ và xe đạp và các tuyến phố đi bộ đƣợc tổ chức hoàn chỉnh, tạo nên môi trƣờng ngoài nhà tốt.

Các nƣớc trong cùng khu vực với nƣớc ta nhƣ Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…….với những đặc điểm khá tƣơng đồng về văn hóa lối sống của ngƣời Á đông và các điều kiện về đất đai, khí hậu thƣờng có xu hƣớng tổ chức không gian theo cấu trúc mở hoặc kết hợp. Đây là những mô hình tổ chức không gian công cộng phù hợp với các điều kiện hiện nay của nƣớc ta nói chung và Hà Nội nói riêng, cần nghiên cứu để áp dụng trong quá trình phát triển các khu đô thị mới.

Tổ chức không gian dịch vụ công cộng trong nhà ở cao tầng tại Mỹ

Nước Mỹ, đặc biệt là thành phố Chicago có thể gọi là cái nôi của nhà cao tầng với những ý tƣởng và công nghệ xây dựng lần đầu tiên xuất hiện. Để tiết kiệm đất đai khan hiếm của đô thị, tổ chức đƣợc nhiều khoảng không gian xanh cho thành phố và xây dựng nhiều hồ nƣớc chống thảm hoạ hoả hoạn đã từng xảy ra trƣớc đó, thành phố Chicago chủ trƣơng xây dựng những ngôi nhà cao tầng để giải quyết không gian sinh sống và làm việc cho ngƣời dân. Nhà ở cao tầng luôn đƣợc kết hợp với các chức năng dịch vụ công cộng, thƣơng mại, văn phòng và trung tâm giải trí. Một trong những công tình thành công nhất của thành phố Chicago là John Hancock Center 100 tầng bằng kết cấu théo cao 344m. [18]

Canada: Thành phố Montreal đã tổ chức mô hình khu ở trong đô thị dựa trên nền tảng: giải quyết các vấn đề kiến trúc và qui hoạch theo nhóm cộng đồng. Một nhóm cộng đồng những ngƣời sở hữu đất sẽ mời các nhóm kiến trúc sƣ thiết kế qui hoạch chi tiết cho ô đất của họ. Do phƣơng pháp giải quyết chung trong vấn đề kiến trúc và qui hoạch nên đảm bảo tính thống nhất, hài hòa làm cho khả năng các tầng lớp có thể ở các căn hộ tiện nghi với số lƣợng lớn hơn. Các khu ở vừa có đƣờng phố, lô nhà nhƣng vẫn đảm bảo một đơn vị ở có môi trƣờng sinh thái và văn hóa. Trong nhóm cộng đồng những ngƣời sở hữu đất, họ bố trí một phần đất chung mua để làm đƣờng đi lại và các không gian sử dụng vào các mục đích tạo môi trƣờng, không gian giao tiếp ngoài nhà. Phần vốn đầu tƣ cho việc xây dựng sân vƣờn, cảnh quan quanh nhà sẽ đƣợc Nhà nƣớc bỏ vốn một phần. Ví dụ, diện tích cây xanh, thảm cỏ thuộc sở hữu chung của nơi ở sẽ chia ranh giới thành 2 phần, phần giáp nhà ở do chủ sở hữu đất bỏ vốn đầu tƣ, phần còn lại (sát đƣờng giao thông) sẽ do Nhà nƣớc đầu tƣ dƣới sự giám sát, thiết kế của hội đồng tƣ vấn, thẩm định địa phƣơng. Tại các khu nhà ở cao tầng, qui chế “Đồng sở hữu” (Condominium) đƣợc áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Cụ thể, các gia đình khi mua hoặc thuê nhà ở tại khu vực nào, ngoài tiền mua hoặc thuê bản thân căn hộ đó còn phải đóng góp một phần tài chính để duy trì, bảo dƣỡng các không gian công cộng ngoài phạm vi căn hộ. Số tiền này sẽ đƣợc gửi ngân hàng, lãi suất thu đƣợc sẽ đƣợc sử dụng để tạo quĩ cho Ban quản lý nhà với sự tham gia của bản thân các đại diện cƣ dân. Ngƣời sử dụng không còn khái niệm mua căn hộ mà nó đƣợc hiểu là mua môi trƣờng sống với không gian cả trong và ngoài nhà. Không gian công cộng đã thực sự gắn với ngƣời dân.[32]

Indonesia: Quốc gia trong khu vực có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết nhà ở với sự tham gia của cộng đồng cƣ dân đô thị. Cơ cấu dân cƣ đƣợc chia thành các cấp: RT: Đơn vị hộ gia đình (thƣờng khoảng 50 hộ), RW: Nhóm hộ gia đình (thƣờng phân 5 đơn vị RT), LKMD: tổ chức phát triển (Đại diện cho tất cả các nhóm đơn vị gia đình). Các tổ chức này đóng vai trò tích

cực trong một số dịch vụ công cộng nơi ở. Ngoài ra, các tổ chức địa phƣơng tài trợ cho các hoạt động đó theo phƣơng thức hoàn trả vốn, các dịch vụ yêu cầu cao hơn nhƣ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, dịch vụ y tế, chínhquyền địa phƣơng sẽ đƣợc nhận sự tài trợ của chính quyền Trung ƣơng thông qua các dự án.

Các nhà Quản lý đô thị của Indonesia với chức năng tƣ vấn cho Chính phủ trong hoạch định chính sách phát triển đô thị. Cụ thể, Indonesia đã qui định hệ số chiếm đất của công trình nhà ở cho từng khu vực cụ thể trong phạm vi đô thị. Các diện tích dành cho cây xanh, đƣờng dạo và sinh hoạt công cộng đƣợc chú ý. Phần lớn các mô hình đơn vị ở đô thị của Indonesia đều có thiết kế hệ thống vƣờn nội tâm với sự xuất hiện của loại hình giải trí, thƣ giãn. Là một nƣớc Đông Nam Á có những đặc điểm trong lối sống gần với Việt Nam nhất, Indonesia đã có những nhìn nhận đúng đắn với không gian công cộng nơi cƣ trú, góp phần bảo lƣu lối sống cộng đồng trong môi trƣờng đô thị hiện đại. [20]

Trung Quốc: Các đô thị Trung Quốc có nhiều điểm tƣơng đồng với các đô thị lớn của Việt Nam về điều kiện chính trị, kinh tế, địa lý, hệ thống làng truyền thống, mạng lƣới cƣ dân, hệ thống quản lý hành chính. Tuy có cùng tính chất song nội dung các đô thị Trung Quốc có khác với các đô thị Việt Nam. Trong phong trào “Đổi mới Nông thôn năm 1979” với tên gọi “Hệ thống trách nhiệm” của Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các cƣ dân trong các khu ở tự nguyện xây dựng những khu vui chơi công cộng, mỗi gia đình đảm bảo yêu cầu trồng cây bóng mát tại nơi ở. Các làng nội đô tại các đô thị lớn nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Nam Kinh … đã có một xuất phát điểm là các làng ven đô sớm thích ứng và làm quen với quá trình chuyển hóa từ làng nông nghiệp thuần tuý sang làng buôn bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Điển hình là các làng Quỳnh Trạch, Lữ Châu…..Các làng này đƣợc biết đến nhƣ một đơn vị ở cộng đồng trong lòng đô thị. Xu hƣớng tạo những nét đặc trƣng không gian truyền thống đƣợc các kiến trúc sƣ Trung Quốc chú ý đến trong thiết kế đơn vị ở. [32]

Malaysia: Là một quốc gia Đông Nam Á, có những nét tƣơng đồng trong phƣơng thức sản xuất nhƣng Malaysia có đặc điểm mật độ dân cƣ thƣa thớt, nhà ở gắn liền với đồng ruộng, ruộng đất thuộc sở hữu tƣ nhân, không có tính công xã cộng đồng máu thịt kiểu làng Việt. Ví dụ nhƣ khu dân cƣ nông nghiệp vùng Trengganu và Besut, mỗi hộ dân thƣờng nằm trên khu đất 3- 10ha, khu dân cƣ nông nghiệp tập trung (làng kompong) có điểm dịch vụ công cộng cũng chỉ có quy mô từ 400-500 ngƣời. Chính vì vậy, quá trình phát triển đô thị quan tâm nhiều đến quá trình chuyển hóa đất nông thôn thành đô thị. Các khu dân cƣ làng xã nếu không bị dự án đô thị lấy đi thì nhanh chóng trở thành các khu ở của dân nghèo thành thị, dân nhập cƣ hay các kampung ở Indonesia (là các khu nhà ở dạng xóm liều). Do đó, vấn đề hình thành các dự án đô thị mới đi đôi với việc ổn định nơi cƣ trú và thói quen giao tiếp đang là bài toán cho các nhà quản lý đô thị Malaysia hiện nay. Cách tổ chức các nhóm ở cao tầng của Malaysia trong 5 năm trở lại đây, môi trƣờng ngoài căn hộ đã đƣợc nghiên cứu và có sự khuyến khích của Chính phủ với sự đầu tƣ cho các khoảng không gian giao tiếp. [15]

Một phần của tài liệu Không gian công cộng dưới góc nhìn của cư dân trong các khu đô thị mới xây ở Hà Nội gần đây ( Nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội (Trang 57)