Thực trạng cơ chế chính sách đang thực hiện ở tỉnh:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐANG THỰC HIỆN Ở HÀ TÂY (Trang 30 - 34)

Từ năm 1986 Đảng thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế. Nghị quyết đại hội VI của Đảng đặt ra ba chương trình lớn: chương trình sản xuất hàng lương thực thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Nghị quyết đã làm bừng tỉnh sức sản xuất mãnh liệt, hàng hoá làm ra ngày càng nhiều, yêu cầu về lưu thông trao đổi hàng hoá ngày càng bức thiết. Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy về thương mại giải toả tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động thương mại. Một số văn bản như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật kinh tế, luật thuế, Nghị quyết 12- NQBCT năm 1996, thông tư số 36/TTBTM-BTCCBCP, các văn bản của Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Thanh tra Nhà nước, Bộ kế hoạch và đầu tư, các Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh Hà Tây... đã tạo điều kiện cho việc thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, giải toả mặt bằng, đầu tư, đăng ký kinh doanh,...

được dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện nội dung các văn bản trên ở tỉnh Hà Tây còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức kinh doanh trong tỉnh số nhiều không biết đến hoặc hiểu rất hạn chế về các văn bản đó. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh các văn bản đó như Sở tư pháp, Sở thương mại, Sở tài chính vật giá, UBND các huyện thị trong tỉnh,... quyết tâm chưa thật cao và ít chú trọng đến công tác này, phương pháp tổ chức thực hiện chưa phù hợp. Do vậy hiệu quả và kết quả đạt được còn khiêm tốn. Bằng chứng minh hoạ là số vụ vi phạm nội dung các văn bản trên có sự gia tăng qua các năm. Theo báo cáo của Sở thương mại thì năm 2000 Chi cục QLTT tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng khác của tỉnh tiến hành kiểm tra 4.303 vụ tăng 25% so với năm 1999 thì số vụ vi phạm nội dung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại phải xử lý là 2. 313 vụ chiếm 53,75% tổng số vụ kiểm tra và so với năm 1999 tăng 26%. Nguyên nhân của sự vi phạm này chủ yếu là do thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách của Nhà nước. Đồng thời do sự phức tạp trong một số thủ tục hành chính mà có người mặc dù biết mình sai vẫn cố tình vi phạm vì họ cho rằng chi phí phạt ít hơn chi phí làm đầy đủ các thủ tục hành chính, điều kiện pháp lý cho hoạt động của mình.

+ Nội dung các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thương mại của các cơ quan Nhà nước ở trung ương mới chỉ dừng ở phương hướng, quan điểm, giải pháp rất chung chung không phù hợp với một số đặc điểm riêng của hoạt động thưưong mại tỉnh nhà. Tuy vậy các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện của UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh lại chưa đưa ra được các giải pháp, mục tiêu cụ thể... để phù hợp một số đặc điểm có tính chất đặc thù của hoạt động thương mại của tỉnh. Ví dụ như NQ 10\NQTU của tỉnh uỷ Hà Tây hầu các nội dung giống như của NQ 12\ NQBCT của Đảng, không đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết từng vấn đề tồn tại của hoạt động thương mại của tỉnh. Ngoài ra một số lớn văn bản của tỉnh về thương mại ra đã lâu nay không phù hợp nữa với thực tiễn hoạt động thưưong mại.

+ Các cấp uỷ Đảng chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo phát triển thương mại trên địa bàn. Hầu hết trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp đều có nói đến và khẳng định phải phát triển hoạt động thương mại nhưng số trang rồi dòng nói về lĩnh vực này rất ít và mới chỉ dừng lại ở quan điểm chung chung. Điều này cho thấy sự thiếu quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đây cũng là một khó khăn của hoạt động thương mại tỉnh nhà.

Nói tóm lại doanh nghiệp thương mại Hà Tây còn nhiều yếu kém và nhiều

tồn tại. Vốn ít, lợi nhuận thấp, lao động đông trình độ còn nhiều hạn chế số người làm được việc không nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng yếu kém.... Vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước chưa rõ, hình thức tổ chức quản lý

của một số doanh nghiệp đã thay đổi, thực tế chỉ tồn tại trên danh nghĩa chứ nội dung và hình thức đã khác xưa rồi. Nhu cầu về vốn, về đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp thương mại khá lớn, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính còn hạn chế. Doanh nghiệp thương mại miền núi, cấp huyện làm ăn kém hiệu quả... Tuy vậy doanh nghiệp thương mại Hà Tây đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, cũng như đẩy nhanh phát triển kinh tế tỉnh. Doanh nghiệp thương mại đã tạo được việc làm giải quyết bớt khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần hình thành các vùng chuyên canh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh và tiềm năng của tỉnh,...vv.

Tóm lại thực trạng các hoạt động thương mại Hà Tây cho thấy:

Một số kết quả chính:

+ GDP thương mại tăng đều qua các năm với tốc độ tăng khá chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của tỉnh. Tuy nhiên mức tỷ trọng đạt được còn nhỏ.

+ Các hoạt động thương mại bao gồm bán buôn, bán lẻ, XNK... đều có mức tăng trưởng khá và liên tục, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung.

+ Hoạt động thương mại đã đáp ứng khá tốt nhu cầu đa dạng của nhân dân trong tỉnh. Trên thị trường hàng hoá phong phú đa dạng chất lượng ngày càng được chú trọng. Một số mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các loại hình dịch vụ thương mại gắn liền với lưu thông hàng hoá phát triển thúc đẩy sản xuất phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng.

+ Hà Tây thực sự là thị trường của nhiều thành phần kinh tế tham gia đa dạng hoá kinh doanh. Thương nghiệp Nhà nước sau một thưòi gian chao đảo đã dần dần thích ứng được với cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh đa dạng, nắm khâu bán buôn một phần bán lẻ, đảm nhận việc cung cấp đầy đủ hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng cho 9 xã miền núi của tỉnh, đã phần nào giữ cho giá cả thị trường ổn định, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường, chủ đạo trong một số mặt hàng, loại hàng. Mạng lưới thương nghiệp Nhà nước đã có sự thu hẹp gọn nhẹ, hiệu quả hơn trước. Thương nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khâu bán lẻ, đóng góp tích cực vào các hoạt động thương mại trên thị trường.

+ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thương mại cũng có sự tiến bộ hơn. Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số trung tâm thương mại, hệ thống chợ dần được cải tạo và phát triển, các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh theo hướng văn minh hiện đại và văn minh thương nghiệp.

+ Hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại đã có nhiều cố gắng. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND các huyện, Sở thương mại, ..vv đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thương mại của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, chống làm hàng giả, hàng kém chất lượng, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường,... được chú trọng và có nhiều kết quả đáng mừng. Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về thương mại, hoặc có liên quan đến thương mại đã có hiệu quả hơn. Ngành thương mại đã có quy hoạch phát triển ngành và nhiều kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của các doanh nghiệp thuộc ngành, các cá nhân tổ chức kinh doanh trong tỉnh.

Một số tồn tại chính.

Bên cạnh các kết quả đạt được tình hình thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu kém và khuyết điểm sau:

+ Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm đều có sự tiến bộ nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển biến chậm, nặng về xuất thô theo phương thức thu gom, chưa tạo được nhiều vùng chuyên sản xuất xuất khẩucó giá trị lớn. Tổ chức xuất nhập khẩu còn mạnh mún, phân tán chưa đưa ra được cơ chế phối hợp tạo thành sức mạnh tổng hợp, Có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác và cho người sản xuất tiêu dùng trong tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khảu tuy đông nhưng năng lực còn hạn chế, số lượng các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu còn rất ít. Kết quả xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

+ Thị trường hàng hoá và số lượng các loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh nhưng mang nặng tính tự phát, vốn ít quy mô nhỏ, sức cạnh tranh rất hạn chế. Các doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp thương mại Nhà nước nói riêng còn nhiều về số lượng, năng lực kinh doanh hạn chế, vốn ít hoặc thiếu vốn, khả năng vay vốn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, lao động đông nhưng chất lượng còn nhiều bất cập, hoạt động phân tán, hiệu quả kinh doanh chưa được cao, vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước mờ nhạt, công tác nghiên cứu thị trường, tạo nguồn hàng... còn yếu kém. Nhận thức tư tưỏng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp thương mịa còn bảo thủ chậm đổi mới chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong tình hình mới, tư tưởng lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt còn nhiều.

+ Mạng lưới thương nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn còn mỏng và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Mạng lưới chợ phân bố không đều, vệ sinh môi trường bị ô nhiễm nặng, trình độ quản lý

của các ban quản lý chợ yếu kém, cơ sở vật chất của nhiều chợ yếu kém, giá cả thuê chỗ ở chợ chưa hợp lý, văn minh thương nghiệp chưa được chú trọng, chưa thu hút được nhiều nhân dân và các doanh nghiệp vào kinh doanh, hiệu quả sử dụng chưa được cao...vv. Các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại chưa phát triển, mạng lưới cửa hàng bán lẻ nhất là cửa hàng xăng dầu phân bố không đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Hầu hết mạng lưới thương mạng phát triển chưa theo quy hoạch.

+ Hoạt động kinh doanh thương mại mới tập trung vào đáp ứng đầu vào sả xuất và tiêu dùng, việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, việc tiếp thị hướng dẫn sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường giải quyết đầu ra cho sản xuất còn nhiều hạn chế chưa tạo được mối quan hệ thương mại chặt chẽ gắn bó giữa thương nghiệp và sản xuất, giữa các doanh nghiệp thương mại với các nhà sản xuất trong tỉnh, và các doanh nghiệp tổ chức cá nhân ngoài tỉnh. Các đơn vị có khuynh hướng kinh doanh tổng hợp nhưng lại thiếu sự hợp tác phối hợp để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh nhất là ở huyện tuy có tiến bộ nhưng còn lúng túng cả về tổ chức và nội dung, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại chưa hợp lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước thật sự chưa được nhịp nhàng và thống nhất cao.

+ Một số cơ chế chính sách của tỉnh về thương mại còn thiếu, hoặc có nhưng chưa hợp với thực tiễn hoạt động thương mại tỉnh hiện nay. Việc phổ biến thực hiện các văn bản pháp quy về thương mại còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của các tồn tại:

+ Tỉnh uỷ cấp uỷ các cấp, UBND tỉnh, UBND các cấp chưa quan tâm chỉ đạo, chưa có nhiều nghị quyết chuyên đề về thương mại trong giai đoạn hiện nay. Sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa được hiệu quả.

+ Thiếu cơ chế chính sách và một số cơ chế chính sách chưa hợp lý. + Khủng hoảng tài chính kinh tế Châu á tác động.

+ Quản lý Nhà nước về thương mại còn buông lỏng và chưa hiệu quả lắm. + Chưa có quy hoạch, chiến lược phát triển một số lĩnh vực hoạt động thương mại.

+ Các doanh nghiệp thương mại yếu kém.

+ Chưa có các giải pháp đúng và thực hiện các giải pháp còn nhiều thiếu sót. + Vai trò của hoạt động thương mại chưa được coi trọng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐANG THỰC HIỆN Ở HÀ TÂY (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w