3. Phương pháp tính BHXH trả thay lương áp dụng ở công ty
BẢNG THANH TOÁN BHXH Số
Số TT Họ và tên Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ sẩy thai kế hoạch Nghỉ tai nạn Bằng số Ký SN ST SN S T SN ST Khoá n chi SN S T Nguyễn Công Khanh Bỏng điện 5 91.200 91.200
Nguyễn Văn Xuân 5 49.700 49.700
Nguyễn Quốc Cương 5 53.900 53.900 Cộng 103.600 194.80 0 Kế toán BHXH (Đã ký) Trưởng ban BHXH (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký)
* Phương pháp trích các khoản theo lương
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh hay bắt tay vào lao động chúng ta không thể không gặp phải những biến cố bất thường xảy ra như ốm đau, tai nạn, thai sản. Vì vậy doanh nghiệp cần phải làm thế nào giảm bớt gánh nặng cho người lao động, vì thế ngoài khoản tiền lương người lao động còn phải được hưởng các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước tiền lương nghỉ phép.
+ Đối với BHXH: Quỹ này được sử dụng để chi trả cho người lao động trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hưu trí, tứ tuần và quỹ này được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động đóng góp. Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động, 5% người lao động phải đóng góp.
= x 20% Trong đó:
= x 15%
+ Đối với BHYT: Quỹ này được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do người lao động đóng góp theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Qũy này được dùng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí. Quỹ này do cơ quan quản lý y tế quản lý.
Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% lao động phải đóng góp.
Công thức tính như sau: = x 3%
Trong đó: = x 1% = x 2%
+ Đối với kinh phí công đoàn: Qũy này được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ.
Qũy này được sử dụng cho các hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trong tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
KPCĐ phải trích = x 2%
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là một bảng tổng hợp dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng phân bổ cho các đối tượng sử dụng (ghi có TK334, 338; nợ các TK khác).
+ Phương pháp lập:
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ về lao động tiền lương, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động (trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm, quản lý và phục vụ ở từng xưởng, quản lý doanh nghiệp, phục vụ bán hàng) trong đó phân biệt tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản để ghi có TK334 ở các dòng phù hợp.
Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và tỷ lệ quy định về các khoản trích BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%) để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và ghi vào cột có TK338, nợ TK 334.
Ngoài ra căn cứ vào tiền lương chính của công nhân sản xuất và tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép để tính và ghi vào cột có TK335 đối ứng với TK622.
VD: Các khoản trích của CNTTSX
KPCĐ = 150.053.400 x 2% = 3.001.068đ BHXH = 150.053.400 x 15% = 22.508.010đ BHYT = 150.053.400 x 2% = 3.001.068đ
Đối với các khoản trích của CNGTSX và các nhà quản lý thì trích tương tự các khoản thu của CNV
BHXH = 175.670.900 x 5% = 8.783.545 BHYT = 175.670.900 x 1% = 1.756.709 Các khoản khác phương pháp tính tương tự