Thời gian và dòng ý thức trong Những kẻ thiện tâm

Một phần của tài liệu Thời gian trong tiểu thuyết Những kẻ thiện tâm của Jonathan Littell tt.PDF (Trang 25)

1. Lý luận về thời gian

3.3.2. Thời gian và dòng ý thức trong Những kẻ thiện tâm

Dòng ý thức trong Những kẻ thiện tâm là sự ghi chép một cách trực tiếp cái điều đang

diễn ra trong đầu óc nhân vật Max Aue khi tiếp xúc với dòng chảy của thời gian. Nó là dòng thác lũ của mộng mị và suy tưởng, trong đó có các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng

bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, “phi logic”.

Chương Air với 57 trang văn bản là chương điển hình nhất cho việc miêu tả dòng ý thức của nhân vật Max Aue – một dòng thác lũ của mộng mị, suy tưởng, giải thoát khỏi thời gian.

Nhà văn Jonathan Littell bằng tài năng và sự sáng tạo của mình đã khiến dòng suy nghĩ của nhân vật – người kể chuyện được hình dung lại ngay trên lối viết. Không chỉ giọng điệu và từ vựng của nhân vật được khôi phục nguyên si mà những ý nghĩ thầm kín, mơ hồ và lộn xộn nhất của nhân vật cũng được ghi lại nhằm thể hiện trung thành ý nghĩ của nhân vật, nhà văn chỉ làm công việc “chép chính tả cho ý nghĩ” giữa lúc “ý nghĩ đó đang hình thành”. Đó là dòng tâm tư hướng về cõi vô thức thể hiện “tâm lý đứt đoạn và rối tung của con người”.

Người kể chuyện xưng “tôi” cũng đồng thời là nhân vật chính trong truyện, bởi vậy

trong Những kẻ thiện tâm có sự giao hòa giọng điệu của hai chủ thể phát ngôn (người kể

chuyện và nhân vật). Việc dẫn thẳng từ lời người kể chuyện sang dòng tâm tư của nhân vật khiến cho giọng nói của người kể chuyện lẫn vào với giọng điệu của nhân vật ngay tại cái vỏ của ngôn từ. Tất cả làm hiển hiện tính chất tại đây – bây giờ của ý nghĩ, hay nói cách khác là tính chất phi thời gian của dòng ý thức - thời gian đồng hiện trên một mặt bằng cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

KẾT LUẬN

Thời gian luôn là một vấn đề nghệ thuật quan trọng trong truyện kể, đặc biệt là với tiểu thuyết hiện đại. “Không có một kết cấu thể loại nào mà hình thức kể chuyện của nó cho phép nhấn mạnh, mô phỏng tính chất quá trình của thời gian hơn là tiểu thuyết” [5, tr. 90].

Những kẻ thiện tâm của Jonathan Littell là hồi ức của nhân vật chính - Maximilien Aue về con người trong chiến tranh. Do tính chất hồi ức nên vấn đề nghệ thuật thời gian ở đây được thể hiện rất đậm đặc. Chọn vấn đề thời gian để nghiên cứu có thể giúp chúng ta khai mở được vấn đề trung tâm của tác phẩm từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở lý luận về thời gian, chúng tối đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu vấn đề thời gian trong tiểu thuyết Những kẻ thiện tâm ở các phương diện: những vấn đề lịch sử xã hội; các cấp độ thời gian và thời gian trong mối quan hệ với các yếu tố hình thức nghệ thuật khác.

Có thể nói, một cuốn tiểu thuyết đồ sộ hơn nghìn trang, quá nặng tính tư liệu lịch sử,

gây nhiều tranh cãi và không hề dễ đọc như Những kẻ thiện tâm của Jonathan Littell không

dễ gì chiếm được cảm tình của bạn đọc ngày nay. Viết về “một đề tài cũ đã có quá nhiều người cày xới” đã là một sự mạo hiểm và thách đố. Jonathan Littell lại chưa từng kinh qua chiến tranh, bởi vậy việc thu thập, xử lý và sắp xếp số liệu sao cho phù hợp vào “bàn cờ ma trận” của ngôn từ mà vẫn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử là điều không dễ. Nhưng Jonathan Littell đã vượt qua tất cả những trở ngại đó, và sự thực là cuốn sách đã gây tiếng vang lớn không chỉ với nền văn học đương đại Pháp mà với văn học thế giới nói chung. Tác phẩm mặc dù không hề dễ đọc chút nào nhưng nó có sức mạnh lôi cuốn khiến người ta rơi vào mà không dễ dứt ra.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, Những kẻ thiện tâm trở thành cuốn sách “ăn

khách” nhất – một hiện tượng gây chấn động đặc biệt, “quả bom tấn trong làng tiểu thuyết

Pháp”. Báo Le Figaro nhận xét về Những kẻ thiện tâm: “Một tảng đá đột ngột nhô lên trên

bãi biển giữa một mùa văn học đã có phần nguôi. Quả là một tảng đá bởi cái vật thể ấy đồ sộ đến gần một nghìn trang, và còn vì ném vào cửa kính các hàng sách nó chứa cái thứ có thể làm nổ tung cả nền văn học đương đại, ít nhất là trong mùa thu này”. Còn Jerôme Garcin – nhà phê bình của báo Người quan sát thì viết: “Trong lịch sử văn học Pháp gần đây, chưa bao giờ một người chân ướt chân ráo vào nghề lại có một ý đồ nhiều tham vọng đến thế, một tay nghề điêu luyện mức ấy, một sự tỉ mỉ trong tư liệu lịch sử như vậy và một sự bình tâm tới độ đó khi viết về nỗi kinh hoàng”. Là một nhà văn trẻ, lại chưa từng trải qua chiến tranh nhưng Jonathan Littell đã suy nghĩ và sáng tạo trên đề tài lịch sử và cho ra

đời cuốn tiểu thuyết dày bất thường về đề tài lò thiêu. Điều đáng nói hơn, tác giả cuốn tiểu

thuyết lại là người Mỹ, sống ở Pháp, viết bằng tiếng Pháp về lịch sử của nước Đức. Mặc dù

còn nhiều tranh cãi xung quanh Những kẻ thiện tâm, nhưng không ai có thể phủ nhận tầm

vóc, tham vọng của cuốn sách cũng như tài năng của nhà văn Jonathan Littell.

Một trong những yếu tố nghệ thuật quan trọng làm nên thành công cho cuốn tiểu thuyết

chính là vấn đề nghệ thuật thời gian. Thời gian niên biểu trong Những kẻ thiện tâm được sắp

xếp gần như là tuyến tính ở cầu trúc vĩ mô (macro-structure) của tác phẩm, nhưng khi đi sâu vào từng chương, nghiên cứu về vi – cấu trúc (micro-structure), thời gian sẽ chằng chịt, phức tạp, đa tầng và xáo trộn khó nắm bắt. Trong dòng chảy biên niên của những biến cố xuất hiện

nhiều nhánh rẽ, quay ngượcđón trước những biến cố đã và sẽ xảy ra, cả những sai trật niên

biểu cũng có mặt để phủ kín lên trật tự thời gian niên biểu của truyện kể.

Những liên quan giữa thời lưu (durée) thất thường của những biến cố với giả - thời gian

(tức là độ dài văn bản) về mối quan hệ của chúng trong truyện kể và những liên quan của

tần suất (fréquence) nghĩa là mối quan hệ giữa những khả năng lặp lại của các sự kiện với

sự lặp lại của truyện kể đã tạo nên nhịp điệu cho cuốn tiểu thuyết.

Nằm trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các yếu tố hình thức nghệ thuật khác, thời gian là một cách tác giả Jonathan Littell gửi đến độc giả thông điệp thẩm mĩ của mình. Giá trị của tác phẩm vì thế vượt lên trên việc đề cập đến một trong những tấn thảm kịch lớn nhất của loài người trong thế kỉ XX: chiến tranh và diệt chủng. Nó còn soi rọi vào bản chất của cái ác và phần tối trong mỗi con người.

Đặt trong xu hướng vận động chung của thể loại tiểu thuyết, nhất là quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Jonathan Littell đã chứng tỏ khả năng làm chủ kĩ thuật, đồng thời “dấn thân” trong việc sáng tạo riêng cho mình một lối viết độc đáo. Tiến hành một cách tân hình thức nghệ thuật chính là để có thêm một hình thức mới nhằm khám phá cuộc sống và con người. Nói như Umberto Eco: “một tác phẩm sẽ luôn là tác phẩm mở mời gọi những diễn tấu bất tận”.

Những kẻ thiện tâm là một tác phẩm mở với ý nghĩa như vậy. Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng: “cuốn sách chắc chắn là một bất thường, một điểm kỳ dị, một sự kiện trên dòng chảy văn chương không phải vì hai giải thưởng lớn nhất đã được trao cho nó nhanh

đến thế”. Như bất kì một tác phẩm văn chương đích thực nào, Những kẻ thiện tâm của nhà

văn Jonathan Littell nếu không được truyền đạt bằng một nghệ thuật hoàn hảo đến độ nào đó thì chắc chắn nó đã không có được uy lực mê hoặc người đọc đến vậy./.

Một phần của tài liệu Thời gian trong tiểu thuyết Những kẻ thiện tâm của Jonathan Littell tt.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)