Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức Địa Lý THCS (Trang 45 - 46)

IV. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

sông Cửu Long

Kiến thức :

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.

- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng : vùng trọng điểm lương thực thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

- Thuận tiện cho giao lưu trên đất liền và biển, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.

- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp : đồng bằng rộng, đất phù sa châu thổ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng. Lũ lụt, khô hạn, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Vai trò của sông Mê Công.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mặt bằng dân trí chưa cao ; thị trường tiêu thụ lớn.

- Đứng đầu là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.Vận tải thuỷ, du lịch sinh thái.

- TP. Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long.

Kĩ năng :

- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.

để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức Địa Lý THCS (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w