Thực trạng xây dựng đội ngũ trí thứ cở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về trí thức và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam.PDF (Trang 45)

2.1.1. Công tác đào tạo, bồi dưõng đội ngũ trí thức

Ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau, đội ngũ trí thức trong xã hội có sự khác nhau về trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, tư tưởng chính trị… Tuy nhiên, ở chế độ xã hội nào, họ cũng là lực lượng đại diện cho trí tuệ đương thời, cho trình độ lao động phức tạp, sáng tạo và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phồn vinh của mỗi dân tộc. Trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I. Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát triển khoa học, xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có quan điểm nhất quán “tôn trọng và và tin tưởng sử dụng đội ngũ trí thức”. Trong Nghị quyết 27 NQ – TW, việc xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh được coi là “trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” [166]. Đây là quan điểm thể hiện một nhận thức mới của Đảng về trí thức, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức. Trong công tác trí thức, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức toàn diện, đồng bộ, bao gồm nhiều khâu, nhiều bước từ xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, chính sách đãi ngộ. Trong đó, các khâu, các bước gắn kết, tương tác với nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất. Yếu kém, khuyết điểm ở mỗi khâu sẽ làm giảm hiệu quả của toàn bộ quy trình xây dựng đội ngũ trí thức. Trước hết, công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng và nhân tài trong các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực chuyên môn – kỹ thuật – công nghệ được đặc biệt coi trọng. Trong nhiều kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ, các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý kinh tế, xã hội và nhà kinh doanh giỏi được xem là động lực hàng đầu: “Phát triển khoa học, giáo dục, văn hóa nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [41, 106]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Bộ Chính trị đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [36, 95]. Nếu khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, đại biểu cho tốc độ phát triển và chất lượng của nền kinh tế thì giáo dục và đào tạo lại góp phần xây dựng lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ lao động cao, trí tuệ phát triển và có một nền tảng văn hóa phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại. Đó là lực lượng cán bộ bổ sung cho các cơ quan nghiên cứu, cơ sở sản xuất, phổ cập kiến thức cho nhân dân và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây, giữa khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo có mối quan hệ biện chứng. Cùng với quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhiều ban, ngành, tổ chức còn nhấn mạnh quan điểm “giáo dục và đào tạo là chìa khóa tiến vào tương lai”.

Mục tiêu giáo dục – đào tạo đội ngũ trí thức là giáo dục tư tưởng đạo đức truyền thống, kiến thức hiện đại, năng lực thích nghi cuộc sống, khắc phục tình trạng học nhiều nhưng thiếu thực tế. Phương hướng là quan tâm đào tạo và bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý chí với những hình thức và nội dung thích hợp.

Trong công tác đào tạo đội ngũ trí thức, việc giáo dục tư tưởng chính trị được chú trọng. Trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong điều kiện mới của đất nước và thời đại, họ hiểu rõ đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của dân tộc ta. Từ đó, giúp trí thức nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác, ủng hộ đường lối đổi mới của Đảng và

vươn lên trở thành người đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu, chiến lược mà thực tiễn đất nước đang đặt ra.

Chủ trương phá vỡ thế khép kín trong giáo dục – đào tạo, thực hiện mở cửa, xã hội hóa mạnh mẽ giáo dục đã thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập, loại hình nhà trường và đầu tư nguồn lực cho giáo dục – đào tạo. Chủ trương giao lưu với thế giới, hội nhập với thời đại trên nền tảng thực tiễn đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng nền giáo dục tiên tiến trong đó xây dựng đội ngũ trí thức ngành giáo dục – đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển là vấn đề then chốt.

Với chủ trương, chính sách đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bao gồm: đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn không chính quy, đào tạo mở rộng, đào tạo từ xa. Động thái chung phát triển các loại hình này là đi từ chỗ đơn điệu, cứng nhắc đến chỗ đa dạng, mềm dẻo, vừa đảm bảo vững chắc chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí của nhân dân.

Việc mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo cũng là biện pháp tích cực nhằm tăng số lượng và chất lượng cán bộ khoa học trẻ. Những chủ trương, biện pháp tích cực nhằm trẻ hóa đội ngũ trí thức như tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, đào tạo tiếp để họ nhanh chóng hoàn thiện các chương trình cao học và nghiên cứu sinh, đạt được học vị khi tuổi còn trẻ được các cơ quan, tổ chức lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Với chủ trương, biện pháp đó chúng ta đã khắc phục được phần nào tình trạng thiếu hụt lực lượng trí thức kế cận.

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí cho toàn dân, tạo điều kiện đầu tiên và quyết định cho việc hình thành đội ngũ trí thức, là nơi thu hút một bộ phận lớn trí thức có trình độ cao làm việc. Giáo dục và đào tạo là nền tảng tạo ra nguồn lực quyết định, lớn

nhất của đất nước, là nơi chuẩn bị một cách toàn diện về hình thức, thể lực, nhân cách, lối sống và những giá trị tinh thần, văn hóa quan trọng nhất cho lớp trẻ trở thành người trí thức, người lãnh đạo, chủ nhân ưu tú của dân tộc. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi là đầu tư cơ bản, đầu tư để phát triển. Ngân sách chi cho giáo dục trong tổng ngân sách Nhà nước đã được tăng hàng năm: năm 2004: 17,1%, năm 2005: 18%, năm 2006: 18.6%, năm 2010: 20%, 2011: 20.6%.

Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức, vấn đề đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên kiến thức cho đội ngũ này được coi là nhiệm vụ cấp bách. Việc làm đó đòi hỏi phải được xử lý bằng hệ thống chính sách và có khả năng đáp ứng được những nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa giải quyết kịp thời những yêu cầu trước mắt. Từ các văn kiện Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII và các văn kiện khác cho thấy rõ quan điểm đổi mới của Đảng trong chính sách đào tạo đội ngũ trí thức.

Cùng với sự đổi mới giáo dục đại học, việc đào tạo sau đại học cũng được quan tâm và đầu tư thích đáng. Từ chỗ chủ yếu đào tạo sau đại học ở nước ngoài, những năm gần đây, nước ta đã tự đào tạo trong nước được phần lớn những cán bộ khoa học có trình độ cao. Với số lượng tiến sĩ và phó tiến sĩ đã được đào tạo, đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cũng đã tăng lên rõ rệt. Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 40.000 người có trình độ sau đại học, chiếm trên 1,5% trong tổng số người tốt nghiệp đại học (2,6 triệu người).

Trong những năm gần đây, rất nhiều trường đại học có những cố gắng lớn để đẩy nhanh tốc độ đào tạo sau đại học nhằm bù đắp phần nào số cán bộ có học vị đã hết tuổi công tác và tăng cường về số lượng cán bộ có trình độ cao trong quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, phát triển công nghệ. Mặc khác, không ngừng tăng cường về chất lượng khoa học cũng như chuẩn bị lực lượng cán bộ khoa học cho thế kỉ XXI.

Để nhanh chóng có được một đội ngũ trí thức đủ sức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Đảng và Nhà nước đã đặc biệt coi trọng việc mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo ở trong nước đồng thời rất quan tâm đến việc gửi lưu học sinh và cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Tháng 3 – 1995, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 53 CT/TW “Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài trong tình hình mới” trong đó nêu rõ sự cần thiết phải gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước và gắn với quy hoạch đào tạo ở trong nước. Chỉ thị nêu rõ việc đào tạo ở nước ngoài trước hết phải nhằm vào các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn mà ta đang có nhu cầu cấp bách nhưng chưa có khả năng đào tạo như công nghệ tin học, điện tử, dầu mỏ, công nghệ sinh học. Đặc biệt, ưu tiên việc đào tạo các chuyên gia công nghệ, nhà quản lý kinh doanh, cán bộ thực hành, cán bộ tài chính, ngân hàng. Nhà nước còn dành một ngân sách thích đáng cho công tác này, đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế theo các hiệp định của Chính phủ và thỏa thuận của các tổ chức quốc tế. Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức xã hội, doanh nghiệp dành kinh phí để đưa cán bộ đi đào tạo, cấp học bổng cho các sinh viên giỏi ra nước ngoài học tập, khuyến khích các gia đình có điều kiện cho con em đi học ở nước ngoài theo chế độ tự túc.

Từ năm 2000, hàng năm Nhà nước dành 100 triệu USD cho đào tạo sau đại học ở nước ngoài. Số du học sinh được đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước tăng. Số học sinh được tuyển để đào tạo ở các nước theo hiệp định khoảng 200 người/năm. Đến năm 2000, có 10000 người học tập ở nước ngoài [139, 430].

Đến ngày 31 – 12 – 2005, công tác đào tạo trí thức đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư: bao gồm kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức đặc biệt là kinh phí tự túc của các gia đình. Các ban, ngành, cơ quan lãnh đạo của Đảng đã phối hợp với nhiều trường nhằm mở rộng cơ hội học tập, nâng

cao trình độ khoa học – công nghệ tại nước ngoài cho học sinh, sinh viên và cán bộ thông qua việc khuyến khích đi học ở nước ngoài bằng con đường tự túc. Theo số liệu thống kê của Ngân sách Nhà nước Việt Nam, số ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài hàng năm cho mục đích du học tự túc bằng con đường chính thức vào khoảng 15.000 USD/năm. Mỗi năm có khoảng hơn 1.000 du học sinh Việt Nam đang nâng cao tri thức trong cộng đồng giáo dục thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

Cùng với việc đào tạo, công tác quản lý đào tạo ở nước ngoài cũng được đổi mới. Thực hiện chủ trương của Đảng, các cơ quan quản lý, đào tạo trí thức đã tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đối với lưu học sinh, củng cố cho họ niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chống biểu hiện lệch lạc trong du học tự túc. Đồng thời, công tác đó khắc phục được tình trạng sau khi đã tốt nghiệp học sinh không về nước làm việc, mà ở lại các nước sở tại làm ăn buôn bán kiếm sống.

Để đảm bảo công bằng trong công tác giáo dục, nhiều biện pháp tích cực tạo điều kiện cho người nghèo cũng được đi học như chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng, tài trợ cho sinh viên nghèo học giỏi, mở quỹ tín dụng cho sinh viên vay tiền… đã được tổ chức thực hiện. Đây là chính sách quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đầu tư phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Năm 1995, Quỹ tín dụng đào tạo của Ngân hàng công thương được thành lập và chính thức hoạt động vào năm 1998. Đến cuối 1999, đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên vay vốn. Cuối năm 2001, số học sinh, sinh viên vay vốn 2.591, năm 2003 tăng lên 46.546 học sinh, sinh viên. Đến cuối năm 2004, đã có 59.456 học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi để học tập, tăng 4,6 lần so với năm 1999. Số học sinh, sinh viên vay vốn tăng bình quân hơn 20%/năm [115].

Cùng với việc vay vốn ưu đãi của Nhà nước, việc huy động các nguồn lực cho công tác khuyến học, khuyến tài, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên

nghèo có thể tiếp tục học tập được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện. Nhiều hội trí thức đã cấp học bổng cho sinh viên nghèo, trao giải cho các sinh viên đoạt giải trong các kì thi quốc tế. Bằng các nguồn kinh phí huy động trong và ngoài nước, hàng năm các Liên hiệp hội Khoa học – kĩ thuật đã cấp nhiều suất học bổng, phần thưởng cho học sinh, sinh viên, giúp sinh viên nghèp vượt khó, động viên tuổi trẻ tìm tòi sáng tạo.

Đồng thời với việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực trí thức là chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ hiện có, trước hết là bộ phận trí thức là cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành, các giám đốc doanh nghiệp và cán bộ khoa học – công nghệ ở các lĩnh vực mũi nhọn. Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức, thời gian phù hợp với các đối tượng để trí thức thích ứng với thực tế, trong đó, hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được đẩy mạnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cơ chế tuyển chọn, sàng lọc thích hợp để tạo động lực thúc đẩy đội ngũ trí thức tích cực, chủ động học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức và năng lực sáng tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ trí thức là mối quan tâm thường xuyên của các cơ quan và hội trí thức. Công tác này được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu: ngắn hạn (từ một tuần đến một năm) và dài hạn (từ một năm trở lên), thực hành thí nghiệm, học tập, bồi dưỡng ở các cơ sở trong nước và nước ngoài. Nội dung đào tạo đa dạng từ tin học, quản trị kinh doanh, kế toán, ngoại ngữ. Chương trình đào tạo linh hoạt phù hợp với các đối tượng.

Để khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu đội ngũ trí thức giữa miền núi và miền xuôi, nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho con em các dân tộc ít người cũng được đi học đã được ban hành và tổ

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về trí thức và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam.PDF (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)