Nội dung của hát ru ngƣời Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Nội dung của hát ru ngƣời Việt

Khi xem xét về nội dung những khúc hát ru nói chung của các dân tộc, chúng tôi nhận thấy một điểm chung của các lời hát là sự đa dạng, phong phú về nội dung thể hiện trong câu hát ru. Thế giới thiên nhiên, xã hội và con người đã được người ta đưa vào những câu hát ru để hình thành, bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có những sắc thái riêng trong nội dung thể hiện của những câu hát ru và đồng dao. Điều này phụ thuộc vào quan niệm, lối sống, địa bàn mưu sinh của con người dân tộc đó. Khi tìm hiểu nội dung những khúc hát ru của người Việt , chúng tôi nhận thấy có những nội dung sau:

2.2.1. Hát ru người Việt với nội dung về thiên nhiên, vũ trụ

Thiên nhiên là một yếu tố không thể thiếu trong những khúc hát ru của các dân tộc trên mọi miền đất nước. Chúng ta từng bắt gặp hình ảnh cánh cò trong lời ru của người Việt nơi đồng bằng Bắc Bộ:

À… a… à… ơi….. Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng [17]

Hay hình ảnh núi cao, suối ngàn cũng trong lời ru của người Việt:

À… a à ơi….. Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trảy nước non Cao Bằng

Cao Bằng xa lắm mình ơi … [17]

Trong hát ru của người Việt, hình ảnh thiên nhiên xuất hiện nhiều, đa dạng, phong phú. Sở dĩ, trong lời ru con trẻ khi mới sinh ra đến khi lớn lên, thiên nhiên luôn giữ một vị trí quan trọng và phong phú trong những khúc hát ru của người Việt bởi trước hết, đời sống và những phong tục tập quán chủ yếu gắn liền với thiên nhiên. Chính vì vậy, trong những câu hát ru đầu đời cho con trẻ, người dân đã gửi gắm những hình ảnh thiên nhiên cùng những quan niệm về nơi sinh sống để hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ về tình yêu thiên nhiên, biết yêu thương và gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên.

Thế giới thiên nhiên trong những khúc hát ru của người Việt hết sức đa dạng và phong phú. Những hình ảnh nắng, gió, con vật, trăng, sao xuất hiện khá nhiều trong những lời ru. Đó là hình ảnh các con vật, đồ vật như trong lời

À… a… à… ơi…..

Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về

Bắt được con trắm con trê

Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn…

Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba

Mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn

Mèo con phải vạ, con quạ chết trôi

Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu

Củ ấu có sừng, châu chấu có chân

Bồ quân có rễ, cây nghệ có hoa

Cây cà có trái,con gái có chồng,

Đàn ông có vợ, kẻ chợ buôn bè

Cây tre có lá, con cá có vây

Ông thầy có sách, thợ gạch có dao Thợ cào có búa, xay lúa có giàn

Việc làng có mỡ, ăn cỗ có phần Cái ngủ mày ngủ cho lâu

À… a… à… ơi…. [17]

Bằng biện pháp nhân hóa độc đáo, thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu đã lần lượt xuất hiện trong câu hát ru của người Việt. Đó là hình ảnh con chấu chấu, con cào cào:

À… a… à… ơi…..

Cào cào giã gạo cho nhanh

Hay con cua, con cá, cái bống:

À… a… à… ơi…..

Cái Bống đi chợ c ầu Canh

Con tôm đi trước, cái hành đi sau

Con cua lạch bạch theo hầu

Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua [17]

Hay con gà, con lợn, con chó:

- À… a… à… ơi…..

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi đi chợ mua tôi củ giềng [17]

Hay con nhện, con tò vò:

- À… a… à… ơi…..

Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quyện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi, nhện đi đằng nào [17]

Hay hình ảnh con cá, con kiến được hát lên dưới cái nhìn ngộ nghĩnh

- À… a… à… ơi…..

Con kiến mày ở trong nhà

Tao đóng cửa lại mày ra đằng nào

Con cá mày ở dưới ao

Ta tát nước vào mày chạy đằng mô

Leo phải cành cộc leo ra leo vào

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cộc leo vào leo ra [17]

Qua phép nhân hóa lời ru, những con vật vốn sống nơi đồng ruộng gắn với những công việc thường nhật của con người nay lại hiện lên,gắn với lời ru trẻ nhỏ. Điều đó làm cho câu hát ru thêm vừa sinh động, vừa gần gũi. Người lớn như kéo thiên nhiên về gần với con trẻ, hình thành trong chúng những khái niệm về thế giới mà khi lớn lên, những đứa trẻ phải thường xuyên tiếp xúc và gắn bó. Cùng với đó là lời ru mang ý nghĩa giáo dục tình yêu thiên nhiên, đức tính chăm chỉ lao động trong tâm hồn mỗi đứa trẻ.

Ngoài đồng ruộng hay trong vườn nhà có biết bao hoa thơm quả ngọt, khi còn nhỏ, những đứa trẻ cần nhận diện và biết được tên những loài hoa, loại quả. Những câu hát ru đã đưa trẻ bước vào thế giới muôn màu ấy:

... Củ ấu có sừng, châu chấu có chân

Bồ quân có rễ, cây nghệ có hoa

Cây cà có trái,con gái có chồng,… [17]

Hay:

... Đậu nành là anh dưa chuột

Dưa chuột là là ruột dưa gang

Dưa gang là nàng dưa hấu

Dưa hấu là cậu lúa ngô

Lúa ngô là cô đậu nành .. [17]

Hình ảnh trăng sao gắn với hình ảnh các con vật làm cho lời hát ru trở nên tự nhiên, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ. Câu hát đồng dao đếm trăng, gọi sao đồng dao của người Việt cũng có thể trở thành câu hát ru:

Hai ông sáng sao Ba ông sao sáng Bốn ông sáng sao Năm ông sao sáng

.... [17]

Mở đầu lời ru lại có tiếng hát gọi trăng, gọi sao như muốn gieo vào tâm hồn của những đứa trẻ khái niệm đầu đời về vũ trụ xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi trong đời sống của con người. Lời hát với hình ảnh hết sức mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ làm lời hát có thể hát đi hát lại theo kết cấu vòng tròn. Lời ru cũng giúp con trẻ có kỹ năng vừa đếm, vừa có khả năng nhận biết vũ trụ, bầu trời. Hình ảnh vầng trăng, chòm sao trên bầu trời soi sáng cho thế gian, soi sáng để con người làm việc là ý tưởng mà người lớn gửi gắm vào những khúc hát ru đó.

Hình ảnh vũ trụ còn được hình dung một cách ngộ nghĩnh trong lời hát ru về nhân vật chú Cuội cung trăng:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Quan viên cầm bút cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa... [17]

Cùng với thế giới loài vật, trong những khúc hát ru của người Việt còn xuất hiện những hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, mưa. Giúp cho trẻ vừa nhận biết, vừa hình thành ý thức sống hòa mình để dạn dày cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Hình ảnh gió xuất hiện khá nhiều trong những lời ru:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày thức đủ vừa năm [17]

Gió là biểu trưng cho sức mạnh của thiên nhiên vì vậy người Việt thường lấy đó làm hình ảnh cho những câu hát để trẻ nhận biết được sức mạnh của thiên nhiên.

Cầu mưa để mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng được tươi tốt, cho ruộng đồng không bị nứt nẻ. Do vậy, hòa điệu vào trong những khúc hát ru, người Việt đã có những bài về gọi mưa:

Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Cho thằng cu Tý ăn

... [17]

Đồng thời người Việt cũng có những lời ru nói về mưa:

- À...a... à... ơi

Trời mưa bong bóng phập phồng

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai Ở với dì, dì không cho bú Ở với chú, chú là đàn ông À...a... à... ơi [17]

Hay như:

- À... ơ...ơi....!

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò v ề

Đến sông Bồ Đề nhổ mạ cấy chơi Hết nước đã có giếng khơi

Hết thóc đã có người phơi ở nhà [17]

Người ru như trò chuyện được với mưa, với cơn mưa ... một hiện tượng thiên nhiên quen thuộc. Với những lời lẽ nhẹ nhàng, hình ảnh ngộ nghĩnh, phù hợp với tâm hồn con trẻ, lời hát ru mô tả cơn mưa với đầy đủ những tín hiệu qua hiện tượng mây đen, sấm chớp trên bầu trời, rồi mưa tạo bong bóng dưới mặt đất... Con người bảo mưa trút nước xuống làm cho nước về đầy đồng, đầy ruộng, cho con người thỏa sức cấy cày. Nhờ vậy, qua lời ru, đứa trẻ dần hình thành được khái niệm mưa, cơn mưa là một hiện tượng rất cần thiết trong đời sống nông nghiệp của cư dân Việt sống gắn bó với đồng ruộng. Đối tượng hướng đến là dỗ dành đứa trẻ nhưng cùng một lời ru, người lớn hướng đến nhiều đối tượng trong đó có hiện tượng mưa và gọi mưa về để lấy nước cho cây lúa tươi tốt, cho có bát cơm đầy.

Hay những bài ru mô tả trời mưa một cách giản dị mà như những bài học vỡ lòng cho trẻ:

À ... ơi...ơi!

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn … [17]

Lời hát ru như lời trò chuyện, bảo ban khiến cho đứa trẻ tò mò khám phá, thêm yêu hiện tượng thiên nhiên và thấy được sự cần thiết của mưa trong đời sống.

Lời hát ru đã từ trong nhà ra ngoài ngõ, ngoài vườn, trên cánh đồng, lên núi, dưới sông, trên bãi ... nơi nào có người mẹ là nơi ấy có tiếng hát, lời ru.

- À ... ơi...ơi! Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng

- À ... ơi...ơi!

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non

Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn

Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ À ... ơi...ơi! [17]

Như vậy, có thể nói thế giới thiên nhiên với đầy đủ các sự vật hiện tượng là cảm hứng hướng cho những khúc hát ru. Bằng những lời lẽ hết sức nhẹ nhàng, vỗ về, những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu khơi gợi trí tò mò của con trẻ, những lời hát ru có sức chứa đựng thông tin rất lớn. Đó là những bài học khai tâm khai sáng đầu đời của con trẻ về thế giới muôn màu của tự nhiên. Trong mỗi lời hát ru, không đơn thuần là dỗ dành đứa trẻ, người ru đã hướng đứa trẻ đến những điều thường nhật trong tự nhiên. Dần dần, trong hành trình vòng đời lớn lên của đứa trẻ, ý niệm về thiên nhiên cùng các hiện tượng của nó sẽ giúp cho đứa trẻ hiểu về thiên nhiên, có lối sống thích nghi với thiên nhiên và biết yêu quý thi ên nhi ên.

2.2.2. Hát ru người Việt với nội dung nói về đời sống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử đất nước

Trong hành trình mưu sinh đầy gian khó người Việt đã tạo dựng cho mình một truyền thống văn hóa mang bản sắc dân tộc. Chắt lọc từ cuộc sống lao động thường ngày, lời ăn ý ở và những phong tục đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Đó cũng là nội dung đi vào trong những khúc hát ru của người Thái. Trong vòng đời của đứa trẻ, đồng bào đã sáng tạo ra những khúc hát ru để truyền dạy cho chúng những “di sản” văn hóa, phong

tục của dân tộc mình, điều mà mỗi con người cần phải có khi lớn lên và trưởng thành.

Khảo sát nội dung của những khúc hát ru của người Việt, ta nhận thấy có những lời hát ru mang nội hàm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán nhưng vẫn hết sức phù hợp với tâm lý lứa tuổi của đứa trẻ. Vì vậy, những lời hát ru đi vào tâm hồn con trẻ một cách tự nhiên như những câu chuyện kể hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, mang mạch nguồn ngụ ngôn:

- À ơi…à a à…ơi !

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo

- À ơi…à a à…ơi !

Con cò chết rũ trên cây

Cò con msách xem ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra lấy phần

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích mặc quần vác mõ đi rao [17]

Lời hát ru hóm hỉnh ngộ nghĩnh nhưng hàm chứa tầng sâu văn hóa khi

nó phản ánh, mô tả phong tục dân gian về giỗ chạp ma chay thông qua hành động của các nhân vật là các con vật đã được nhân cách hóa.

Khi đứa trẻ còn nhỏ, qua những lời ru, người lớn gửi vào đó những kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ đứa trẻ. Những yếu tố đó dù là rất nhỏ nhưng nó lại là những tín hiệu trong đời sống văn hóa của người dân.

Ru con, những người phụ nữ còn dạy những đứa trẻ nhớ tới những vị anh hùng lịch sử, những gương dựng nước và giữ nước:

- À ơi…à a à…ơi !

Ru con con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu Âủ cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh phượng đưa chồng ra quân [17]

Ru con, người phụ nữ cũng kể cho trẻ nghe về quê hương đất nước qua những câu ca dao :

- À ơi…à a à…ơi !

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có Nàng Tô thị có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em

- À ơi…à a à…ơi !

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Yêu anh em cũng muốn vô

Sợ chuông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang [17]

Lời ru trong hệ thống những bài hát ru người Việt chính là lối cảm lối

nghĩ của dân tộc, là đạo làm người :

- À ơi…à a à…ơi !

Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng [17]

Đó không chỉ đơn thuần là những lời ru đứa trẻ mà qua những lời ru này, người ta truyền dạy cho con trẻ những điều hay lẽ phải ở đời, những đạo lý cần được hình thành ngay từ khi chúng còn nhỏ :

- À ơi…à a à…ơi !

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ttrong nguồn chảy ra

- À ơi…à a à…ơi !

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn [17]

Đó là những triết lý nhân sinh mà người lớn gửi gắm qua những khúc hát ru, dành cho con trẻ:

- À ơi…à a à…ơi !

Con ơi muốn nên thân ngư ời Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

- À ơi…à a à…ơi !

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng [17]

Người ru là các mẹ, các chị, các bà - những người đóng vai trò truyền dạy cho con trẻ từ thuở lọt lòng đến khi lớn khôn nền văn hóa ngàn năm của dân tộc.

Như vậy, từ khi trẻ mới lọt lòng cho đến khi chập chững biết đi, biết nói bập bẹ, biết nghe là người lớn đã dành cho con trẻ những lời ru rất êm đềm và ngọt ngào. Trong mỗi bài hát ru ẩn chứa biết bao điều về đời sống, văn hóa và phẩm chất con người. Ru trẻ nhưng thực chất là truyền vào tâm hồn những

đứa trẻ những điều tốt đẹp. Với những người bà, người mẹ, người chị, đó là điều cần thiết và quan trọng, họ coi lời hát ru là phương tiện để gieo mầm tốt trong tâm hồn mỗi đứa trẻ, để khi lớn lên, chúng sẽ sống tốt với thiên nhiên, con người và bản làng.

Khi trẻ lớn hơn, sự tiếp xúc với tự nhiên, xã hội của trẻ càng nhiều, do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hát ru người Việt dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian (Trang 44)