Ông còn là Chủ tịch và Partner của gần 10 startup tên tuổi như Timothy James ConsultingAccouter Group,Voyage Global Energy, Euromedica,
IvyGate hay Emoov.
Tổng tài sản của ông năm 2014 ước tính khoảng 200 triệu USD. James chưa từng bao giờ theo học Đại học và chỉ hoàn thành Chương trình Quản lý nâng cao tại trường Kinh doanh Harvard năm 2003. Dưới đây là những chia sẻ của ông với các sinh viên mới ra trường:
Tôi luôn cho rằng mình là người cực kỳ may mắn trong công việc khi tôi được làm những điều mà bản thân thực sự yêu thích và đam mê. Đối với cá nhân tôi, chẳng gì có thể thay thế được niềm vui sướng khi được trực tiếp xây dựng một dự án nào đó từ đầu, tiếp tục theo đuổi đến cùng cho tới khi nhìn thấy nó thực sự “cất cánh”. Tất nhiên, rủi ro, chán nản và thất vọng là những gì chúng ta sẽ gặp phải trên suốt chặng đường đó nhưng những thất bại trong quá khứ sẽ luôn là những bài học quý giá cho thành công cuối cùng.
Nhưng đáng tiếc thay khi không phải ai cũng cảm thấy như vậy về công việc của họ. Hàng ngày quanh chúng ta có biết bao người vẫn đều đặn đi tới văn phòng và trở về nhà với những tâm trạng khác nhau. Điều hiển nhiên là ai trong chúng ta cũng đều có những hoá đơn phải thanh toán và thật là ngốc nghếch nếu chúng ta bỏ qua yếu tố “tiền bạc” khi nói về cuộc sống. Phải, có thể tiền không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng lại không thể thiếu được đối với mỗi con người.
KHI TÔI 22 33 Tuy nhiên, sự khác biệt giữa có một sự nghiệp thành công như mong đợi hay đơn giản chỉ là có một công việc “kiếm đủ” lại tuỳ thuộc vào động lực của mỗi cá nhân. Tôi tin rằng nếu bạn nghiêm túc về sự nghiệp của mình và muốn thành công trên con đường đã chọn, bạn nên thực sự đam mê với nó.
Nếu bạn để ý một chút, bạn sẽ thấy đa số những người cực kỳ thành công với sự nghiệp của mình khi họ cam kết 100% cho công việc mà họ theo đuổi.
Và sự thành công của những cá nhân đó thường thể hiện ra trong mọi khía cạnh của công việc như trong quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp. Thử tưởng tượng rằng một nhân viên bán hàng đang giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ mới với tất cả sự say mê, liệu bạn có muốn cân nhắc sử dụng sản phẩm của họ không hay chỉ đơn giản là từ chối ngay lập tức? Chúng ta ai cũng có thể giả vờ như “đam mê” một điều gì đó, nhưng cuối cùng, không sớm thì muộn chỉ những người thực sự gắn bó mới có thể trở nên nổi bật giữa đám đông.
Tháng trước, tôi có cơ hội được nói chuyện với Tim, người hiện đang phụ trách mảng nhân sự của công ty và đã làm việc cho tôi trong suốt 12 năm qua. Tim từng bắt đầu làm việc như là một nhân viên tư vấn nhưng sau đó đã được đề bạt lên vị trí Manager của toàn bộ chi nhánh đó và cho tới bây giờ, cậu ấy vẫn có một niềm đam mê tuyệt vời về công việc đang làm.
Tim đã nói với tôi rằng, cậu ấy đã cảm thấy như thuộc về nơi này và được làm đúng những gì mà anh ấy mơ ước ngay từ những ngày đầu tiên. Khi tôi hỏi về tiêu chí tuyển dụng, câu trả lời của Tim rất đơn giản: cậu ấy muốn tìm những người có cùng những trải nghiệm như cậu ấy từng có.
“Nếu bạn nghiêm túc về sự nghiệp của mình và muốn thành công trên con đường đã chọn, bạn nên thực sự đam mê với nó” – James Caan. (Ảnh: Flickr)
KHI TÔI 22 34 Mỗi năm lại có thêm hàng trăm ngàn sinh viên mới tốt nghiệp và sẽ có nhiều người ở trong hoàn cảnh không biết bản thân mình thực sự yêu thích điều gì. Có một vài cách để bạn có thể xác định được điều này: hãy nhìn vào những kỹ năng mà bạn đang có và chọn lấy điều gì mà bạn làm tốt nhất. Đồng thời, hãy nghĩ tới những hoạt động mà thường khiến bạn thích thú nhất và những công việc có liên quan tới chúng. Bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn một chút rồi đấy.
Đối với mỗi cá nhân, sẽ là vô cùng quan trọng khi tự hỏi bản thân về cách tiếp cận hiện tại với công việc. Hãy nghĩ kỹ và trả lời thật trung thực liệu công việc hiện tại đã đủ thú vị và thử thách cho bạn chưa? Nếu câu trả là CHƯA, vậy thì rất có thể đây là lúc để bạn nghĩ về một nhiệm vụ mới hay một công việc hoàn toàn khác so với công việc hiện tại. Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người, đây có thể là một rủi ro lớn nhưng rất nhiều người đã thành công chỉ đơn giản là vì họ tin tưởng vào khả năng của chính mình.
Lời kết
Tiền bạc và Đam mê đều vô cùng quan trọng với cuộc sống. Dẫu cho tiền là quan trọng nhưng nếu không có đam mê sẽ rất khó để bạn có thể thành công như mong muốn. Nhiều người thường cho rằng không có tiền thì làm sao theo đuổi được đam mê và làm những gì mình yêu thích.
Thế nhưng đam mê đâu có nghĩa là bạn phải theo đuổi nó ngay từ lúc mới bước chân vào đường đời. Bạn hoàn toàn có thể làm những công việc khác nhau để tích luỹ thêm kinh nghiệm, vốn sống và tiền bạc cho bản thân. Và rồi hãy quay trở lại với giấc mơ của mình và cam kết 100% để biến nó thành hiện thực. Chỉ khi đó, bạn mới thực sự cảm thấy hài lòng với sự nghiệp của mình.
KHI TÔI 22 35
BÀI HỌC SỐ 8 : Hãy cứ khám phá thế giới này đi đã