Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN TỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI (Trang 30 - 32)

II. NHÓM KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

2.3Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh

2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam

2.3Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh

2.3.1 Củng cố thương hiệu

Một thương hiệu mạnh sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, góp phần tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường và gia tăng giá trị về mặt tài chính cho bản thân doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ thể hiện đầy đủ bản sắc của doanh nghiệp, tạo hình ảnh khác biệt của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thành công trong việc xây dựng thương hiệu là yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng trong thời gian gần đây đã nhận thức rõ hơn về vị trí của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đầu tư vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của họ vẫn còn ở mức khiêm tốn. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ cần tăng cường sự hiểu biết về tầm quan trọng của thương hiệu. Đồng thời, họ cần phải có những chiến lược bảo vệ thương hiệu của mình trong bối cảnh Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn chưa được thực thi đầy đủ và nghiêm khắc.

2.3.2 Mở rộng danh mục hàng hóa, khách hàng mục tiêu

Bên cạnh việc đầu tư củng cố phát triển thương hiệu của mình, các doanh nghiệp cũng cần liên tục đổi mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Các trung tâm bán lẻ nước ngoài luôn vượt trội về chủng loại hàng hóa rất phong phú, tạo điều kiện cho khách hàng thỏa sức lựa chọn. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải nghiên cứu thị hiếu khách hàng, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu xuất hiện trên thị trường bằng việc đem đến những mặt hàng mới nhất, phong phú về mẫu mã, đa dạng về giá cả. Đặc biệt, các doanh nghiệp có thể mở rộng danh mục hàng hóa bằng việc đưa vào giới thiệu nhiều mặt hàng xa xỉ, giá cao, chất lượng thượng hạng đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư giàu có ngày càng tăng trong xã hội. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu thay vì chỉ tập trung vào một nhóm cụ thể. Các doanh nghiệp nên chú trọng hơn tới tầng lớp khách hàng thanh thiếu niên (độ tuổi dưới 20) vì phân đoạn này hiện đang xuất hiện phong cách tiêu dùng hiện đại, khối lượng tiêu dùng lớn và yêu cầu thường không quá khắt khe.

2.3.3 Chú trọng đầu tư nghiên cứu đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường

Một điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp bán lẻ cần nắm rõ tâm lý thích các chương trình khuyến mại, quảng cáo của khách hàng Việt Nam và liên tục đưa ra các chương trình hấp dẫn. Chuỗi siêu thị Big C cứ mỗi 3 tuần lại đưa ra những tờ rơi quảng cáo rầm rộ cho hàng trăm mặt hàng giảm giá trong một thời điểm nhất định. Giá cả của những mặt hàng này thậm chí còn thấp hơn những mặt hàng tương tự bán trong chợ truyền thống. Đây là một ví dụ điển hình mà các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp thu.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN TỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI (Trang 30 - 32)