Cấu hình Midnight Commander

Một phần của tài liệu Sử dụng Midnight Commander (Trang 26 - 32)

5 Tất nhiên bạn có thể dùng lịch sử câu lệnh (xe mở trên hoặc ngay dưới)

6.11 Cấu hình Midnight Commander

Hình 6.16: Điều khiển công việc nền sau

của hệ thống, có thể là/usr/share/mc/mc.menu. Tất nhiên trong trường hợp cuối cùng bạn cần có quyền ghi lên tập tin tương ứng.

6.11 Cấu hình Midnight Commander

Chương trình Midnight Commander có nhiều cấu hình (tùy chọn). Mỗi tùy chọn có thể được dùng hoặc không. Việc dùng hay không dùng tùy chọn được thực hiện qua các cửa sổ hội thoại của trình đơn Cấu hình. Tùy chọn được dùng nếu có

dấu “x” hoặc dấu sao “*” (đặt vào bằng phím trắng) ở trong ngoặc vuông đứng trước tên của tùy chọn. Bây giờ chúng ta xem xét từng câu lệnh của trình đơn

Cấu hìnhđể biết có thể dùng hoặc không dùng những tùy chọn nào.

Câu lệnh đầu tiên là Cấu hình. Khi chọn câu lệnh này sẽ hiện ra một hộp

thoại như trong hình 6.17. Những tham số cấu hình trong hộp thoại này chia thành ba nhóm: “Cấu hình bảng”, “Tạm ngừng sau khi chạy...” và “Cấu hình khác”.

Trong vùng “Cấu hình bảng”, người dùng có thể đưa ra giá trị của các tham số sau:

Hiển thị tập tin sao lưu. Theo mặc định chương trình Midnight Com-

mander không hiển thị những tập tin có tên kết thúc bằng ‘∼’ (giống như tùy chọn -B của lệnh ls).

Hiển thị tập tin ẩn. Theo mặc định Midnight Commander hiển thị tất cả

các tập tin, trong đó có những tập tin có tên bắt đầu bằng đấu chấm (giống nhưls-a).

Nhãn di chuyển xuống. Khi người dùng đánh dấu tập tin (bằng tổ hợp

phím <Ctrl>+<T> hoặc <Insert>), thì theo mặc định dòng chiếu sáng tên tập tin sẽ di chuyển xuống dưới một dòng.

Đẩy xuống trình đơn. Nếu tùy chọn này được dùng, thì khi gọi trình đơn

Hình 6.17: Cấu hình Midnight Commander

trình đơn (Trình đơn đẩy xuống). Trong trường hợp ngược lại, phím <F9> chỉ đưa người dùng vào trình đơn chính và người dùng phải tự chọn trình đơn tương ứng bằng các phím mũi tên và dùng phím <Enter> hoặc chữ cái đầu tiên của trình đơn để mở (đẩy xuống) trình đơn đó. Ví dụ, bạn muốn mở trình đơn Tập tin, thì đầu tiên cần nhấn phím <F9> rồi dùng phím

mũi tên sang phải rồi nhấn phím <Enter>, hoặc nhấn phím <F9> rồi nhấn phím <T>.

Trộn lẫn tất cả tập tin. Nếu dùng tùy chọn này, thì sẽ hiển thị không

phân biệt tập tin và thư mục. Nếu tùy chọn không được dùng thì thư mục (và đường dẫn đến thư mục) sẽ được hiển thị ở đầu danh sách, còn tên tập tin – ở sau tên của tất cả các thư mục.

Nạp nhanh thư mục. Theo mặc định tùy chọn này không được dùng. Nếu

bạn bật dùng tùy chọn này, thì Midnight Commander sẽ sử dụng cách (mẹo) sau để hiển thị nội dung thư mục: chỉ đọc lại nội dung của thư mục trong trường hợp đã thay đổi bản ghi inode của thư mục, tức là nếu trong thư mục đã tạo hoặc xoá đi tập tin (thư mục) nào đó; nếu chỉ thay đổi bản ghi inode của các tập tin của thư mục này (đã thay đổi kích thước tập tin, quyền truy cập hoặc chủ sở hữu v.v. . . ) thì sẽ không cập nhật lại nội dung của thư mục đó. Trong trường hợp đó (nếu tùy chọn này được dùng), thì bạn cần phải tự cập nhật lại danh sách tập tin bằng tổ hợp phím <Ctrl>+<R>.

VùngTạm ngừng sau khi chạy.... Sau khi thực hiện các câu lệnh Midnight

Commander có thể tạm ngừng một chút để người dùng có thể xem và nghiên cứu kết quả làm việc của những lệnh này. Ở đây có ba tùy chọn:

Không bao giờ. Có nghĩa là người dùng không muốn xem kết quả làm việc

của lệnh. Trên các kênh giao tác Linux hoặc khi dùng xterm người dùng còn có thể xem kết quả này bằng tổ hợp phím <Ctrl>+<O>.

6.11 Cấu hình Midnight Commander 155

Trên những terminal “ngu”. Sẽ tạm ngừng trên những terminal không

có khả năng hiển thị kết quả làm việc của lệnh thực hiện cuối cùng.

Luôn luôn. Chương trình Midnight Commander luôn luôn tạm ngừng sau

khi thực hiện bất kỳ lệnh nào.

Trong vùngCấu hình khácngười dùng có thể đặt ra các tham số sau:

Thao tác với thông báo dài dòng(Verbose operation). Tùy chọn này xác định có hiển thị hay không các cửa sổ phụ khi thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển và xóa. Nếu bạn đang dùng một terminal chậm thì không nên dùng tùy chọn này. Tùy chọn này cũng tự động không được dùng nếu tốc độ làm việc của terminal nhỏ hơn 9600 bps.

Tính tổng kích thước(Compute totals). Nếu tùy chọn này được dùng, thì trước khi thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển, xóa Midnight Com- mander sẽ tính tổng số tập tin và tổng kích thước của chúng đồng thời hiển thị quá trình thao tác với những tập tin này ở dạng các dòng biểu đồ (tuy nhiên, tính năng này sẽ làm chậm quá trình một chút). Tùy chọn này không làm việc, nếu không dùng tùy chọn Thao tác với thông báo dài dòng ở trên.

Mẫu dạng shell(Shell Patterns). Theo mặc định các lệnh chọn (select) và bỏ chọn (unselect) nhóm tập tin và hiển thị tập tin theo bộ lọc (Filter) sử dụng các biểu thức chính quy giống như trong hệ vỏ shell. Để có thể đạt được kết quả như trong shell, thì chương trình thực hiện những biến đổi sau: thay thế ‘*’ bằng ‘.*’ (không hoặc vài ký tự); thay thế ‘?’ bằng ‘.’ (chính xác một ký tự) và thay thế ‘.’ bằng một dấu chấm thông thường (literal dot). Nếu tùy chọn này không được dùng, thì cần dùng biểu thức chính quy theo các luật viết trongman 1 ed.

Tự động ghi nhớ cấu hình. Nếu dùng tùy chọn này, thì khi thoát khỏi

chương trình Midnight Commander, giá trị của các tham số thiết lập sẽ được lưu vào tập tin~/.mc/ini.

Trình đơn tự động. Nếu dùng tùy chọn này, thì trình đơn của người dùng

sẽ tự động hiển thị lên màn hình mỗi khi chạy chương trình. Tính năng này có ích khi trên máy làm việc người dùng có ít kinh nghiệm (người thao tác) và chỉ thực hiện những thao tác đơn giản.

Sử dụng soạn thảo nội bộ. Nếu dùng tùy chọn này, thì để soạn thảo các

tập tin Midnight Commander sẽ dùng trình soạn thảo của mình (mcedit). Nếu không dùng tùy chọn này thì Midnight Commander sẽ gọi trình soạn thảo được chỉ ra trong biến môi trườngEDITOR. Nếu không đặt biến này thì sẽ dùng vi.

Trình xem nội bộ. Nếu dùng tùy chọn này, thì Midnight Commander sẽ

sử dụng chương trình xem tập tin của mình khi xem tập tin. Nếu không dùng tùy chọn này, thì sẽ gọi chương trình chỉ ra trong biến PAGER. Nếu không chỉ ra biến này thì sẽ dùng lệnhview.

Tự động hoàn thành: hiện tất cả. Trong quá trình nhập lệnh Midnight

Commander có thể “tự động hoàn thành” câu lệnh đó, tức là thử đoán phần còn lại của câu lệnh đang nhập, khi nhấn phím <Alt>+<Tab>. Theo mặc định khi nhấn <Alt>+<Tab> thứ nhất chương trình sẽ tìm tất cả những phương án hoàn thành, và nếu như có nhiều phương án thì chương trình sẽ tạo ra tiếp bíp. Khi nhấn tổ hợp phím <Alt>+<Tab> lần thứ hai sẽ hiển thị tất cả các khả năng hoàn thành. Nếu muốn thấy các phương án hoàn thành ngay sau lần nhấn <Alt>+<Tab> đầu tiên thì hãy bật dùng tùy chọn này.

Cái chỉ quay. Nếu dùng tùy chọn này, thì Midnight Commander hiển thị

ở góc trên bên phải vạch quay dùng làm chỉ thị cho biết chương trình đang thực hiện công việc (thao tác) nào đó.

Di chuyển giống trong Lynx. Nếu dùng tùy chọn này, người dùng có khả

năng dùng các phím <→> để chuyển vào thư mục đang được chiếu sáng và <←> để chuyển lên thư mục mẹ của thư mục hiện thời (với điều kiện là dòng lệnh trống). Theo mặc định tùy chọn này không được dùng.

cd theo liên kết. Dùng tùy chọn này thì Midnight Commander sẽ tuân

theo chuỗi các thư mục con lôgíc khi thay đổi thư mục theo liên kết, giống như khi dùng lệnh cd. Theo mặc định bash cũng làm việc như vậy. Nếu không dùng tùy chọn này thì Midnight Commander sẽ chuyển thư mục theo cấu trúc thật sự của các thư mục. Tức là nếu người dùng vào thư mục hiện thời theo liên kết đến nó, thì lệnh cd .. sẽ đưa người dùng vào thư mục mẹ của thư mục hiện thời, chứ không phải vào thư mục chứa liên kết.

Xóa một cách an toàn. Dùng tùy chọn này sẽ ngăn chặn được phần nào

việc xóa tập tin một cách vô tình. Nếu dùng tùy chọn, thì trong hộp thoại hỏi lại việc xóa tập tin theo mặc định nút được chọn sẽ chuyển từ “Có” sang “Không”. Theo mặc định tùy chọn này không được dùng.

Câu lệnh thứ hai làVẻ ngoài, cho phép thay đổi một số tham số hiển thị cửa

sổ chính của chương trình Midnight Commander trên màn hình (xem hình6.18). Bạn có thể hiển thị hoặc không hiển thị dòng trình đơn chính ở trên đầu màn hình, dòng lệnh, dòng gợi ý (nằm trên dòng lệnh), dòng giúp nhớ về công dụng của các phím chức năng ở cuối màn hình. Trên các kênh giao tác (console) Linux hoặc SCO còn có thể đặt số dòng dành để hiển thị kết quả làm việc của lệnh. Ngoài ra còn có thể chỉ ra tư thế nằm của bảng là nằm ngang hay dọc, và có thể thay đổi kích thước của những bảng này.

Theo mặc định tất cả các thông tin được hiển thị bằng một màu, nhưng bạn có thể thay đổi để quyền truy cập và dạng tập tin có màu khác. Nếu dùng phân biệt màu cho quyền truy cập, thì những ô permvàmodecho biết quyền truy cập của người dùng đã chạy chương trình Midnight Commander sẽ có màu xác định bằng từ khóaselectedtrong phần[Colors]của tập tin khởi động~/.mc/ini. Nếu dùng phân biệt màu cho các dạng tập tin, thì Midnight Commander sẽ sử dụng các màu khác nhau cho thư mục, các tập tin core (dump của bộ nhớ), các tập tin thực hiện v.v. . . Nếu dùng tùy chọnHiện trạng thái mini, thì trong phần dưới

6.11 Cấu hình Midnight Commander 157

Hình 6.18: Thay đổi vẻ ngoài của Midnight Commander

của mỗi bảng sẽ có một dòng cho biết thông tin về tập tin đang được chiếu sáng hoặc thư mục hiện thời.

Trong hộp thoại Bít hiển thị (hình 6.19), người dùng chỉ ra định dạng ter- minal sẽ sử dụng để xử lý (nhập vào và hiển thị trên màn hình) thông tin ở dạng các byte, ví dụ, thông tin trong các tập tin.

Hình 6.19: Thay đổi bit hiển thị của Midnight Commander

Bit (bảng mã) được chọn sẽ được hiển thị trong hộp thoại này, trong trường hợp hình 6.19 thì bit được chọn là 8 bit khác. Nhấn vào nút Lựa chọn ở bên cạnh sẽ hiển thị danh sách các bảng mã có. Dùng các phím mũi tên lên, xuống để chọn bảng mã thích hợp sau đó nhấn <Enter>. Dùng tùy chọnĐầu vào 8 bit đầy đủ chỉ có ý nghĩa trên các terminal có khả năng hiển thị tất cả các ký tự 8bit (ví dụ các ký tự của tiếng Việt).

Bằng câu lệnh Xác nhậncó thể cấu hình để chọn có hiển thị hay không hộp thoại hỏi lại người dùng trước khi thực hiện các thao tác xóa, ghi chèn và chạy chương trình, cũng như trước khi thoát khỏi chương trình mc. Không hiển thị những hộp thoại này sẽ gây ít nhiều nguy hiểm đến hệ thống (hình6.20).

Câu lệnh Thử phím(Learn keys) gọi hộp thoại, trong đó người dùng có thể thử một số phím (<F1> – <F20>, <Home>, <End>), vì những phím này không phải làm việc trên mọi dạng terminal. Trong hộp thoại hiện ra sẽ xuất hiện một

Hình 6.20: Thiết lập các hộp thoại hỏi lại người dùng

bảng với tên của các phím có thể thử. Bạn có thể di chuyển dòng chiếu sáng qua các phím này bằng <Tab> hoặc các phím dùng trong trình soạn thảo vi(<h> – sang trái, <j> – xuống dưới, <k> – lên trên, <l> – sang phải). Nếu nhấn vào các phím mũi tên và sau đó bên cạnh tên của chúng xuất hiện dấu OK, thì cũng có thể sử dụng chúng để điều khiển dòng chiếu sáng (hình6.21).

Hình 6.21: Thử và cấu hình các phím

Để thử một phím cần nhấn từng phím trong bảng. Nếu nó làm việc bình thường thì bên cạnh sẽ xuất hiện dấu OK. Sau khi xuất hiện dấu này thì phím sẽ bắt đầu làm việc ở chế độ bình thường. Ví dụ, lần nhấn phím <F1> đầu tiên sẽ làm xuất hiện dấu OK (nếu phím làm việc bình thường), còn những lần nhấn tiếp theo sẽ gọi cửa sổ trợ giúp. Tương tự đối với các phím mũi tên. Phím <Tab> luôn luôn làm việc. Nếu có phím nào đó không làm việc, thì sau khi nhấn lên phím đó không xuất hiện dấu OK. Trong trường hợp đó có thể dùng phím khác thay thế. Để thay thế cần chuyển dòng chiếu sáng đến tên của phím không làm việc (bằng chuột, các phím mũi tên hoặc phím <Tab>) rồi nhấn <Enter> hoặc phím trắng. Sau đó sẽ hiện ra một hộp thoại màu đỏ yêu cầu người dùng nhấn phím sẽ dùng thay cho phím không làm việc. Nếu không muốn thay thế nữa thì hãy nhấn <Esc> rồi đợi cho hộp thoại màu đỏ biến mất (hoặc nhấn phím <Enter>). Khi

Một phần của tài liệu Sử dụng Midnight Commander (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)