Cách duy nhất là áp dụng các biện pháp của Nhật trong dự án 3R Nhật sang Việt nam một cách linh hoạt và chặt chẽ:
Thứ nhất -Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Nền tảng của thành công:
Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác hành động của chính những người tham gia là rất quan trọng, từ đó mới đẩy mạnh được các hoạt động có liên quan đến 3R. Đây chính là nền tảng ban đầu cho các nỗ lực về 3R, công nghệ cũng như các chính sách pháp luật được chấp nhận trong cuộc sống.
Thứ hai -Chia sẻ thông tin: Tăng cường hiểu biết và tin cậy:
Bởi sự thành công của 3R đòi hỏi sự cộng tác giữa những thành phần, đối tượng tham gia vô cùng đa dạng, kiến thức của các hoạt động có liên quan đến 3R cần được chia sẻ rộng rãi tới tất cả mọi người. Những thông tin, kiến thức như vậy sẽ giúp những người tham gia hiểu biết dễ dàng hơn về 3R, từ đó tăng cường tự nhận thức về vai trò của mỗi người cần thực hiện và những hành vi để đi đến những hành động cụ thể.
Thứ ba - Chính sách khuyến khích hỗ trợ: Không thể thiếu:
Hỗ trợ kinh tế cho các đối tượng doanh nghiệp. Cần có các cuộc gặp gỡ, trao đổi, hoặc các buổi lễ trao thưởng vì môi trường xanh…Ngoài ra, cần có các chính sách thiết lập các khu vực ưu tiên và hỗ trợ bí quyết công nghệ để tạo điều kiện cho các nhóm kinh doanh liên quan tới 3R. Bên cạnh đó, những dự án có ý tưởng tốt và tạo ra những hành vi có lợi sẽ được đưa vào thực hiện.
Thứ tư - Quan hệ hợp tác: Cần có ở mọi thành phần:
Để nhận thức đầy đủ vai trò của chính mình trong giai đoạn đầu triển khai, cần có nỗ lực rất lớn và cần có sự hợp tác phối hợp giữa những thành phần tham
gia, trong đó sự hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu vực công sẽ là yếu tố quyết định về lâu dài. Ở đây, chính quyền cấp địa phương không chỉ khởi xướng những hoạt động của chính họ mà còn đóng một vai trò điều phối các mối quan hệ giữa các thành phần tham gia.
Thứ năm - Khoa học - công nghệ: Phát triển và ứng dụng không ngừng:
Sự phát triển của khoa học và công nghệ thích hợp với 3R có vai trò chủ đạo để tạo ra xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bởi vậy, phải không ngừng thúc đẩy ứng dụng những nghiên cứu vào hệ thống sản xuất - tiêu dùng cho phép tái chế các vật liệu, nghiên cứu thiết lập và gia tăng giá trị cho dòng vật chất, phát triển các công nghệ sạch nhằm đẩy mạnh thực hiện 3R ở giai đoạn sản xuất và phát triển kỹ thuật để tăng cường 3R ở khâu thiết kế sản phẩm.
IV.Đề xuất, kiến nghị
Sau 3 năm triển khai (2006-2009), dự án thí điểm phân loại rác 3R tại Hà Nội, do JICA (Nhật Bản) tài trợ - kết thúc vào tháng 11/2009. Theo Ban Quản lý dự án, việc phân loại rác đã mang lại những lợi ích tức thì trên địa bàn 4 phường thí điểm: giảm 30% lượng rác đứa đi chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xử lý rác. Dù đạt được những thành quả tốt nhưng khi kết thúc dự án việc phân loại và xử lý rác lại trở lại trạng thái ban đầu. Rác thải vẫn được xả tùy tiện và thậm chí, tại các điểm đặt thùng phân loại rác, người dân cũng tiện đâu để đó, không phân biệt rác vô cơ hay hữu cơ.
Người dân chỉ tích cực khi có phong trào, không dễ thay đổi thói quen, ý thức không thể hình thành trong ngày một ngày hai. Vấn đề không phải là bỏ ra bao nhiêu kinh phí, bởi điều quan trọng nhất của nó là nâng cao ý thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định.
Nên tiếp tục tiến hành dự án 3R và mở rộng dự án ra khắp cả nước nhưng với phương pháp mới cùng với những giải pháp như trên, quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân. Ý thức của người dân – những người trực tiếp tham gia vào dự án, về bảo vệ môi trường là nền tảng vững chắc để thực hiện thành công dự án.
KẾT LUẬN
Sau khi đi từ thực tiễn trên thế giới đang ngày càng phát triển và quan tâm tới các công nghệ bảo vệ môi trường trong đó có công nghệ 3R, họ đã hợp thức hóa quá trình phát triển của 3R và cùng đưa ra những quy ước những công cụ chung để có thể tuyên truyền và quảng bá đến nhiều nước cùng áp dụng một công nghệ hiệu quả, để các nước có thể học hỏi và cùng tham gia và công tác bảo vệ môi trường trên toàn cầu như thế nào. Đi cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, nước Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có những tác động to lớn đến môi trường, có những dự án công trình cần phải được tính toán và xem xét cân đối các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường rồi mới có thể đi đến thực hiện. Trong bối cảnh như vậy, thực trạng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn cũng là một vấn đề hết sực cấp thiết. Rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, rác thải xây dừng tự quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, rác thải y tế từ các bệnh viện, rác thải nguy hại đang trở thành vấn đề hết sực quan ngại đối với Việt Nam mà kể đến là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Thì chúng ta nhận thấy rằng việc áp dụng 3R vào Việt Nam là một điều cần thiết và tất yếu.
Để có thể áp dụng một quy trình công nghệ, một kiến thức mới thì cần phải có những giai đoạn khác nhau như chuyển giao công nghệ, đào tạo cấp quản lý, đặc biệt trong đó là tuyên truyên và giáo dục cho người dân là không thể thiếu. Theo triết học duy vật biện chứng, vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức. Ý thức không phải khơi khơi mà tự dưng có, mà phải do quá trình rèn luyện lâu dài, và phải có sự phối hợp từ luật pháp, đến nhà trường và nòng cốt là gia đình. Vì vậy để có thể thay đổi ý thức và tạo thành thói quen thì đầu tiên chúng ta phải dựa trên các công cụ tuyên truyền và giáo dục môi trường đến người dân. Khi đã hiểu và nhận thức rõ, tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức, cơ quan cho đến những gia đình và các cá thể trong cộng đồng đều sẽ cùng nhau bảo vệ, tự nhắc nhở và thực hiện đúng cách đúng quy trình.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới TS Lê Hà Thanh là giảng viên hướng dẫn trực tiếp đề án của tôi và đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ, cho tôi rất nhiều những kiến thức và hiểu biết để hoàn thành đề án này.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, đề án không tránh khỏi những sai sót cần phải bổ sung và sửa chữa. Kính mong các thầy cô giáo phê bình, đóng góp để giúp cho tôi có thể hoàn thiện tốt đề án môn học này.
Hà nội, ngày 10 tháng 6 năm 2012 Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chất thải (GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên) 2. Website của Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam (MONRE) http://www.monre.gov.vn
3. Website của dự án 3R-HN http://www.3r-hn.vn/