Là quá trình kết hợp, phối hợp hài hoà, điều tiết các hoạt động lao động riêng rẽ trong quá trình lao động để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, đặc biệt giữa phòng kinh doanh với các phòng ban khác và các trung tâm, cửa hàng. Có được sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các bộ phận thì mới đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động khác của công ty. Để có được điều đó thì cần phải có mạng lưới thông tin liên lạc giữa các phòng ban đầy đủ.
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước
- Đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Công đoàn; xây dựng và ban hành Luật Bảo hộ lao động, Luật Tiền lương tối thiểu.
- Chính phủ sớm có quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với DN thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH đất nước; đồng thời có quy định DN phải dành kinh phí và thời gian để CNLĐ được học tập về chính trị, pháp luật...
- Về chính sách đối với lao động nữ:
+ Chính sách đối với LĐ nữ và DN sử dụng đông LĐ nữ đã được quy định trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên vẫn không được thực thi nghiêm túc. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xác định rõ vướng mắc và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực thi các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của LĐ nữ và DN sử dụng nhiều LĐ nữ.
+ Chính phủ giao cho các bộ, ngành liên quan sớm nghiên cứu và ban hành chính sách về thời gian nghỉ thai sản đối với LĐ nữ theo hướng kéo dài hơn hiện nay để đảm bảo sức khoẻ cho LĐ nữ và trẻ em; thời gian nghỉ thai sản được tính vào thời gian xét thi đua hàng năm.
- Chính phủ cần sớm chỉ đạo Bộ LĐTBXH nghiên cứu, sửa đổi danh mục nghề và các chế độ, chính sách với người làm các nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và hoàn thiện phương pháp xác định nghề "nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".
- Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16.4.2004 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính các DN vi phạm pháp luật lao động theo hướng tăng thẩm quyền và tăng mức phạt đối với DN vi phạm và có quy định xử lý đối với các DN né tránh, trì hoãn không tạo điều kiện cho việc thành lập và hoạt động tổ chức công đoàn và không nộp kinh phí công đoàn.
- Thủ tướng Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra các DN trong việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng và có chế tài xử phạt đủ sức răn đe các DN không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tiền lương.
KẾT LUẬN
Lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động không chỉ có tác dụng giảm chi phí trực tiếp về lao động mà còn tác động thúc đẩy sử dụng hợp lý và tiết kiệm mọi yếu tố khác, giúp doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất – tiêu thụ và các kế hoạch khác, mà còn hạ giá thành, đem lại hiệu quả tổng hợp to lớn cho doanh nghiệp. Kế hoạch lao động – Tiền lương là một công cụ sắc bén trong quản lý lao động nói riêng và quản lý kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Qua bài chuyên đề em đã trình bày tổng quan về công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng, thực trạng công tác trả lương của Công ty và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty mà em đã mạnh dạn đưa ra. Trong những năm vừa qua bên cạnh những thành tích đã đạt được công ty vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn và tồn đọng trong vấn đề quản lý và sử dụng quỹ lương đòi hỏi công ty phải cố gắng hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vấn đề lao động tiền lương là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doang nghiệp, là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi kiến thức bao quát cả lý luận và thực tiễn. Do trình độ và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm và các cô chú/anh chị CBCNV công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành bài chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Sinh viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản cáo bạch của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
2. Báo cáo tài chính của công ty vật tư vận tải xi măng các năm 2008 - 2012 và 6 tháng năm 2013
3. Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2010-2012 4. Báo cáo hội đồng quản trị của công ty qua các năm 2010-2012
5. Đồng chủ biên: GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, xuất bản năm 2010.
6. PGS.TS Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp, nhà xuất bản thống kê, xuất bản năm 2008
7. Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân. Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, xuất bản năm 2010. 8. Trang Web : cafef.vn
www.cophieu68.com www.vtvxm.com.vn...
9. Nghị định 205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004. 10. Quyết định số: 1128/QĐ- VTVT ngày 7 tháng 11 năm 2011. 11. Định biên lao động của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
MỤC LỤC
3.2.4.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc...58
3.2.4.3. Bố trí sử dụng lao động...58
3.2.4.4. Điều kiện lao động...58
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3.2.4.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc...58
3.2.4.3. Bố trí sử dụng lao động...58
3.2.4.4. Điều kiện lao động...58
3.2.4.5. Phân công hiệp tác...59
3.2.4.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc...58
3.2.4.3. Bố trí sử dụng lao động...58
3.2.4.4. Điều kiện lao động...58