1. Trong quản lý mạnh dạn bổ sung, cải tiến quá trình đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới thói quen (nền cũ) đã lạc hậu. Đồng thời luôn cập nhật văn bản, thông tin mới, những qui định về đánh giá xếp loại và báo cáo thông tin, phổ biến ngay trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
2. Công tác kiểm tra nói chung, kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nói riêng muôn đạt được hiệu quả cao, phó hiệu trưởng phải:
- Củng cố lực lượng kiểm tra: phó hiệu trưởng dành một buổi họp (đầu năm), thông nhất tiêu chuẩn xếp loại chuyên môn nghiệp vụ theo qui định hiện hành, phiếu đánh giá tiết dạy, thống nhất cách ghi chung trong quá trình dự giờ.
- Xây dựng kiến thức nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra. Hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ (kiểm tra - đánh giá - tư vấn - thúc đẩy).
- Xây dựng thái độ lịch sự nghiêm túc khi dự giờ, tạo không khí cởi mở thân thiện.
Khi tiến hành kiểm tra đánh giá xếp loại, các thành viên kiểm tra phải bám sát các yêu cầu về chuẩn đối với từng loại “Tốt”, “Khá”, “Trung bình” và “Chưa đạt ”. yêu cầu về chuẩn đối với từng loại “Tốt”, “Khá”, “Trung bình” và “Chưa đạt ”.
- Hạn chế số, người “tham gia dự ké” tránh cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh tâm lý ức chế.
III. ĐỀ XUẤT:
1.Đối với Bộ GD& ĐT:
- Thống nhất các tiêu chí đánh giá tiết dạy ở tiểu học của các văn bản hướng dẫn.
- Hiện nay có quá nhiều văn bản hướng dẫn về cách đánh giá, dự giờ, các văn bản thay đổi bổ sung, khiến cán bộ quản lý, giáo viên lúng túng. (Khi thì lấy số tiết dự giờ theo tay nghề giáo viên: 4 tiết-8 tiết-12 tiết , 2 tiết/ môn/học kỳ, 4 tiết /học kỳ).
2.Đối với Sở GD& ĐT:
- Mở lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ thanh kiểm tra hàng năm (trường cử 01-02 đại diện theo học lớp này).
- Tiếp tục tổ chức lớp học bồi dưỡng CBQL cho số cán bộ quản lý chưa tham gia, giáo viên trong dự nguồn .
3/ Đối với Phòng GD& ĐT: