Hình 2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh VCB Bắc Giang

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Giang (Trang 43)

Phòng giao dịch Hiệp Hòa Tổ kiểm tra giám sát và tuân thủ

như: cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay thu mua lương thực, cho vay thu mua cà phê,…

Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh của Vietcombank nói chung và Vietcombank Bắc Giang nói riêng, cụ thể:

Vietcombank có những ưu thế riêng về nguồn vốn (đặc biệt là nguồn ngoại tệ), về khả năng huy động vốn, cho vay đối với nền kinh tế. Đặc biệt là uy tín, thương hiệu Vietcombank đã được khẳng định trong 55 năm năm qua, tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Bắc Giang trong việc tiếp cận khách hàng và công tác huy động vốn. Tuy nhiên do là Ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo mô hình Ngân hàng cổ phần nên trong hoạt động kinh doanh của mình Vietcombank không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng nhất định từ các cấp, các ngành trong quyết định kinh doanh của mình và Vietcombank Bắc Giang cũng không có ngoại lệ. Một khía cạnh khác là chính sách lương thưởng, mặc dù chính sách lương thưởng của Vietcombank đã có những thay đổi, tuy nhiên do vẫn chịu sự chi phối của các Bộ ngành liên quan nên Vietcombank chưa thực sự độc lập khi quyết định chính sách lương thưởng của mình điều nay sẽ tác động đến vấn đề nhân sự trong hoạt động của Vietcombank.

Hai là, Vietcombank Bắc Giang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, với nền kinh tế chậm phát triển, nhận thức về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của người dân còn thấp.

Mặc dù mang trong mình thế mạnh của Vietcombank nhưng Vietcombank Bắc Giang có những đặc điểm riêng đó là: hoạt động tại địa bàn tỉnh Bắc Giang – một tỉnh miền núi còn chậm phát triển, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông lâm nghiệp (chiếm 32.5%) tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Dân số tỉnh Bắc Giang khoảng 1.4 triệu người phân bố trải đều trên diện tích 3.822,7 km 2

và nhận thức của người dân đã in đậm hình ảnh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, bên cạnh đó việc nhận thức với các sản phẩm dịch vụ mới (internet banking, phone banking, home banking…) của người dân còn rất thấp, những sản phẩm dịch vụ này lại là một thế mạnh của Vietcombank dựa trên nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại hàng đầu. Đặc điểm này tạo nhiều khó khăn cho Vietcombank Bắc Giang trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh đặc biệt trong việc tiếp cận và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt

là sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dẫn tới khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, điều này đòi hỏi Vietcombank Bắc Giang phải đầu từ nhiều trong việc phát triển hình ảnh và thương hiệu, bên cạnh đó yếu tố tuyên truyền tiếp thị, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, trợ giúp về kỹ thuật, cách sử dụng vốn để đạt hiệu quả cao cũng hết sức phải quan tâm.

Ba là, Vietcombank Bắc Giang xâm nhập thị trường Bắc Giang muộn so với đối thủ cạnh tranh, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên tại Vietcombank Bắc Giang có tuổi đời trẻ, ít kinh nghiệm.

Trong hệ thống các NHTM nhà nước tại tỉnh Bắc Giang, Vietcombank xuất hiện muộn nhất. Do cùng tính chất và năng lực nên có thể xác định đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vietcombank Bắc Giang trong thời gian tới là các Ngân hàng thương mại nhà nước như: Agribank, Bidv và Vietinbank. Do xâm nhập thị trường muộn hơn nên những khách hàng hầu hết đã giao dịch tại các Ngân hàng nêu trên và đã trở thành những khách hàng truyền thống của các ngân hàng đó. Việc đưa những khách hàng đang giao dịch tại các ngân hàng khác về giao dịch tại Vietcombank là điều không dễ dàng, bên cạnh đó trong công tác tín dụng thì hầu hết các tài sản đã được thế chấp tại các ngân hàng nêu trên nên sẽ khó khăn cho Vietcombank Bắc Giang trong công tác cấp tín dụng. Một đặc điểm nữa tại Vietcombank Bắc Giang là tuổi đời của lãnh đạo và nhân viên còn trẻ nên có khả năng tiếp thu nhanh, nhiệt tình trong công việc tuy nhiên yếu điểm ở chỗ kinh nghiệm hạn chế nên năng lực thương lượng với khách hàng thấp, xử lý các tình huống phát sinh chưa linh hoạt… Những đặc điểm này gây khó khăn cho Vietcombank trong việc tiếp cận và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm tín dụng. Do hạn chế trong kĩ năng thương lượng và tài sản bảo đảm không tốt của khách hàng nên ẩn chứa nhiều rủi ro. Yêu cầu Vietcombank Bắc Giang phải tích cực trong công tác đào tạo cán bộ và hết sức linh hoạt mềm dẻo trong chính sách khách hàng để từng bước đưa khách hàng về giao dịch tại Vietcombank.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang trong thời gian vừa qua:

Trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây, tình hình kinh tế chính trị - xã hội tại tỉnh Bắc Giang chưa thực sự có nhiều biến chuyển do dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tình hình lạm phát gia tăng trong năm 2009,

2010: Trong tỉnh xuất hiện một số bất ổn về chính trị, hoạt động kinh tế của tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai với trận lũ lịch sử năm 2009, bị ảnh hưởng của dịch bệnh,.. Trong bối cảnh đó, Vietcombank Bắc Giang ra đời và với sự cố gắng nỗ lực để hoàn thành các kế hoạch đặt ra với những chương trình hành động cụ thể như: chiến lược về xây dựng và phát triển thương hiệu tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, chiến lược kinh doanh tập trung vào một số phân đoạn khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ,….

Sau 2 năm hoạt động, cơ bản các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch do Trung ương đề ra, hoạt động kinh doanh liên tục có lãi:

Hình 2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh VCB Bắc Giang

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(đến 6/2011)

1. Huy động vốn tỷ đồng 55 220 231

2. Tín dụng tỷ đồng 98 400 473

3. Thanh toán XNK triệu USD 0 28 37

4. Thẻ chiếc 4,066 7,508 10,668

- Thẻ Connect24 7,321 10,348

- Thẻ ghi nợ quốc tế 127 235

- Thẻ tín dụng 60 85

5. Kết quả kinh doanh triệu đồng

- Tổng thu 0 35,152 59,773

- Tổng chi 0 26,750 49,718

- Thu nhập trước thuế 0 8,402 10,055

(Nguồn từ Báo cáo tổng hợp VCB Bắc Giang)

Trong thời gian ngắn hoạt động (2 năm), hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang đã đáp ứng được kỳ vọng của VCB TW. Mức tăng trưởng trong công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, thu dịch vụ và một số lĩnh vực thế mạnh của Vietcombank như: thanh toán xuất nhập khẩu, phát triển thẻ đều rất

khả quan. Đặc biệt là uy tín và thương hiệu của Vietcombank trên thị trường Bắc Giang tiếp tục được khẳng định.

Lợi nhuận trước thuế của VCB Bắc Giang liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm, tạo tiền đề cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh của chi nhánh, lũy kế trong 2 năm hoạt động VCB đã tạo ra được hơn 18 tỷ đồng lợi nhuân trước thuế.

Hình 2.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Bắc Giang qua các năm

STT TÊN CHỈ TIỀU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

(THÁNG 6/2011) 1 Thu từ lãi 0 32,674 57,604 2 Thu nhập từ dịch vụ 0 2,478 2,169 3 Tổng thu nhập 0 35,152 59,773 4 Chi trả lãi 22,022 38,872 5 Chi hoạt động quản lý

4,728 10,847

6 Tổng chi phí 0

26,750 49,719

7 Thu nhập trước thuế 0

8,402 10,054

8 Tỷ lệ thu dịch vụ/Tổng thu nhập 7.05% 3.63%

(Nguồn từ Báo cáo tài chính VCB Bắc Giang)

2.2. Tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang thời gian qua.

Như phân tích ở chương 1, để đảm bảo xây dựng chiến lược kinh doanh của NHTM một cách đúng đắn, tất yếu phải dựa vào cơ sở khoa học. Để phù hợp với yêu cầu của đề tài, luận văn đi vào khảo sát các căn cứ và yếu tố tác động đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang trong thời gian qua.

2.2.1 Các căn cứ dể xây dựng chiến lược kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang

2.2.1.1 Hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến Vietcombank Bắc Giang

Một trong những căn cứ quan trọng để các Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược kinh doanh là những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn 2001-2010 đã có nhiều thay đổi đáng kể về kinh tế, luật pháp và quản lý Nhà nước tác động đến hệ thống tài chính, ngân hàng như: việc dỡ bỏ từng bước các quy định, hạn chế đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng nước ngoài sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống ngân hàng Việt Nam; việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam, xoá bỏ các chính sách bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tác động có những hệ quả đáng kể đối với ngành ngân hàng. Cụ thể trong những tháng đầu năm 2011, Luật NHNN và Luật Các TCTD đã được bổ sung, sửa đổi nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, loại bỏ các thủ tục hành chính, giảm thiểu sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của TCTD, mở rộng và quy định lại loại hình TCTD, củng cố hệ thống pháp lý, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. NHNN hiện đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp thông lệ quốc tế. Từ năm 2001, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc hình thành và không ngừng đổi mới điều hành các công cụ chính sách tiền tệ (Nghiệp vụ thị trường mở; Công cụ tái cấp vốn; Công cụ dự trữ bắt buộc; Cơ chế điều hành lãi suất; Cơ chế điều hành tỷ giá; Cơ chế quản lý ngoại hối; Cơ chế tín dụng; Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán…) theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với Vietcombank Bắc Giang, với đặc điểm là một thành viên của hệ thống Vietcombank nên về cơ bản sẽ tuân theo hệ thống luật pháp, quy định liên quan đến hoạt động của Ngân hàng thương mại và các văn bản quy định hướng dẫn của Vietcombank TW trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, với đặc thù hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nên Vietcombank Bắc Giang phải tuân theo các qui định về quản lý hành chính, kinh tế - xã hội do tỉnh Bắc Giang quy định. Vietcombank Bắc Giang là một NHTM với đặc trưng thực hiện chức năng chuyển tải chính sách tiền tệ từ NHNN, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến toàn bộ nền kinh tế

trên địa bàn tỉnh. Do vậy các quy định, chính sách tiền tệ của NHNN, của Vietcombank TW và của tỉnh Bắc Giang trong từng thời kỳ đóng vai trò rất quan trong trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang.

2.2.1.2 Định hướng phát triển của Vietcombank Bắc Giang

Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ chiến lược xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII; Cơ sở phân tích “Chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020”; Cơ sở phân tích “Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2015 của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam”; Dựa vào các dự báo tình hình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nói chung giai đoạn 2011-2015 của các tổ chức quốc tế (như: World Bank, Economist,..) và dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường tác nghiệp, phân tích đối thủ cạnh tranh; phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của; nhận biết các cơ hội và các thách thức đối với Vietcombank Bắc Giang. Vietcombank Bắc Giang đã xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2015 với định hướng: “Xây dựng Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc

Giang là một trong ba ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, có mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của Khu vực kinh tế miền núi phía Bắc”

với phương châm hoạt động: " Tăng tốc – An toàn - Hiệu quả ".

Với định hướng kinh doanh này, Vietcombank Bắc Giang tập trung thực hiện thành công các định hướng chiến lược sau:

Một là, tiếp tục đầu tư củng cố và duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh

doanh chủ đạo và truyền thống: ngân hàng bán buôn; kinh doanh vốn (treasury); dịch vụ thanh toán; tài trợ thương mại (trade finance); tài trợ/đầu tư dự án…tập trung nguồn lực cải thiện vị thế tại thị trường Bắc Giang, xây dựng chiến lược đầu tư phát triển kinh doanh và thu hút khách hàng tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mới trên địa bàn tỉnh.

Hai là, bên cạnh thị trường truyền thống, tận dụng những đặc điểm của tình

hình kinh tế xã hội tại địa bàn tỉnh Bắc Giang triển khai mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động sang lĩnh vực khách hàng thể nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ.

Ba là, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh và thương hiệu Vietcombank

trên thị trường Bắc Giang, xác định rõ thương hiệu của Vietcombank để đưa ra những kênh quảng bá phù hợp. Tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng tại thị trường Bắc Giang để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp, linh hoạt đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, từ đó thúc đẩy công tác khách hàng.

Bốn là, Thành lập bộ phận kiểm tra giám sát độc lập và toàn diện tại chi

nhánh để thực hiện công việc thanh tra, giám sát công tác kinh doanh tại Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề chi nhánh phát triển bền vững.

Năm là,đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại; xây dựng và áp dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá kết quả công việc của nhân viên…; thường xuyên tổ chức đào tạo cho nhân viên những kĩ năng, kinh nghiệm để xử lý công việc, tình huống phù hợp với yêu cầu của hoạt động Ngân hàng trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai. Khuyến khích nhân viên tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

2.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Đây là những mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh. Vietcombank Bắc Giang đã thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tại địa bàn hoạt động – tỉnh Bắc Giang. Đây là công việc quan trọng để Vietcombank Bắc Giang thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả.

Hình 2.4: Số lượng tổ chức tín dụng và PGD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

STT Tên ngân hàng Chi nhánh cấp 1 Chi nhánh cấp 2 và PGD

1 VIETCOMBANK 1 1 2 BIDV 1 4 3 AGRIBANK 1 36 4 VIETINBAK 1 4 5 VP Bank 1 3 6 Ocean Bank 1 1 7 Techcombank 1 1 8 ACB 1 9 Donga bank 1 3 Tổng cộng 9 53

(Nguồn: NHNN tỉnh Bắc Giang, tháng sáu, 2011)

Tỉnh Bắc Giang hiện có sự hiện diện của 9 Ngân hàng thương mại, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất cả về huy động vốn và cho vay. Các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh tập trung chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với đối tượng khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và dân cư

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w