Từ phía NH:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo (Trang 26 - 31)

Đội ngũ cán bộ làm công tác Kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh chưa đảm bảo về số lượng tuy rất giỏi nhưng cũng rất trẻ nên về kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ và các tình huống xảy ra đối với khách hàng tuy vẫn thực hiện rất tốt nhưng tất nhiên sẽ không bằng những NH có nhiều cán bộ lâu năm và sự chuyên nghiệp của các NH nước ngoài. Nhận thức và việc áp dụng các văn bản quốc tế của mỗi cán bộ mỗi NH và các thành

phần liên quan trong XNK còn rất khác nhau. Ví dụ như: trong L/C do NH phát hành phần chứng từ yêu cầu chỉ ghi giấy Chứng nhận xuất xứ do người thụ hưởng phát hàng mà không yêu cầu hình thức hay số bản phát hành…Giấy chứng nhận xuất xứ có thể viết tay vì trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản quy định. Khi NH mở và NH thông báo L/C đều chấp nhận nhưng khi trình để nhận hàng thì Hải quan không chấp nhận vì theo công văn hướng dẫn 1690 của Tổng cục Hải quan không chấp nhận giấy Chứng nhận xuất xứ viết tay. Nếu khách hàng mới lần đầu NK chưa có kinh nghiệm thỏa thuận với nhà XK, BCT được NH thông báo kiểm tra xong gởi cho NH mở và BCT hoàn toàn hợp lệ, thanh toán viên áp dụng theo quy tắc trong các văn bản của NH mà làm thì vô tình sẽ không giúp được khách hàng của mình. Khi ấy khách hàng phải tốn kém chi phí và phiền phức cho việc không nhận được hàng. Lúc này trách nhiệm thuộc về ai tất nhiên là không thuộc về NH vì NH đã làm đúng theo quy định nhưng tất nhiên sẽ để lại sự không hài lòng cho khách hàng mặc dù không phải lỗi của NH.

Trong trường hợp hàng đến trước BCT thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy BCT tuy có sự cam kết của khách hàng nhưng NH cũng có thể sẽ gặp rủi ro: NH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C khi nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ không thể lường trước được, NH không thể thu hồi hoàn toàn vốn lại từ phía người mua.

2.3.3. Rủi ro 3: Rủi ro về pháp lý, chính trị - xã hội (bất khả kháng)

Nền kinh tế nước ta có hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh và ổn định thường xuyên được sửa đổi bổ sung gây khó khăn cho các bên tham gia thanh toán TDCT. Phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị - xã hội (thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, năm nay cho phép NK thì đến năm sau lại không được phép NK nữa trong khi các DN đã ký Hợp đồng NK với nước ngoài làm họ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan…., cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK, các cuộc nổi loạn, biểu tình, …những rủi ro bất khả kháng như

thiên tai, hoả hoạn) của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị - xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN…từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Ví dụ: trong quá trình mua bán hàng hóa thì nhà NK đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện loại C. Trong quá trình vận chuyển trên biển hàng bị sét đánh trúng hoặc bom do chiến tranh rơi trúng hư hỏng toàn bộ lúc này bảo hiểm sẽ không đền bù vì không thuộc phạm vi bảo hiểm của loại C. Vì hàng đã được giao nên nhà XK gởi BCT để thanh toán, BCT hoàn toàn phù hợp nên NH mở phải yêu cầu công ty NK nộp tiền để thanh toán cho dù khách hàng của mình không nhận được hàng hóa. Công ty NK phải có trách nhiệm thanh toán vì trong yêu cầu mở Thư tín dụng nhà NK đã đồng ý rằng: “Chuyển đủ số tiền theo giá trị L/C đến NH ngay sau khi nhận được thông báo của NH về việc chuyển tiền vào NH để thanh toán L/C”. Nếu như nhà NK có tiền để thanh toán thì rủi ro chỉ do nhà NK gánh, nhưng nếu nhà NK không có khả năng thanh toán thì rủi ro cả cho NH. Tuy NH luôn có các biện pháp để khách hàng thanh toán như các cam kết từ phía khách hàng hay thế chấp về tài sản, nhưng với việc dùng tiền của NH để thanh toán sau đó mới lấy lại từ từ thì doanh thu từ các hoạt động khác sẽ giảm do bị giam vốn.

Hoạt động kinh doanh TTQT nói chung và TDCT nói riêng của Chi nhánh dựa trên cơ sở là khung pháp lý của NHNo&PTNT Việt Nam, về cơ bản NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động này. Tuy nhiên một số văn bản đã lỗi thời chưa theo kịp tình hình thực tế của hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại các Chi nhánh, gây khó khăn cho Chi nhánh. Ví dụ như trong thời gian gần đây các văn bản của NHNo Việt Nam hướng dẫn và cho phép sử dụng các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ (như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ qua đồng thứ 3, SWAP hay FUTURE để quản trị rủi ro cho khách hàng và NH) đều ban hành rất chậm đến khi ra đời thì NH Nhà nước lại đưa ra văn bản cấm không cho phép làm.

2.3.4. Rủi ro 4: Rủi ro về sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay Chi nhánh chủ yếu thực hiện mở Thư tín dụng trả ngay và trả chậm. Các loại Thư tín dụng khác hầu như không có sử dụng mặc dù nó rất hữu ích cho những nhu cầu khác nhau của từng DN. Do đó vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của phương thức

TDCT. Lãi suất, phí dịch vụ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Chi nhánh, tại Chi nhánh chưa có bộ phận tập hợp, nghiên cứu tổng thể các chính sách của các tổ chức tài chính khác đưa đến phí dịch vụ hiện nay có dịch vụ thì phí quá cao, có dịch vụ thì phí quá thấp so với mặt bằng chung trên địa bàn. Và mới đây NHNo đã điều chỉnh tăng biểu phí một số khâu điều này làm cho NH khó mà cạnh tranh với các NH khác đang tìm cách giảm phí để thu hút khách hàng. Ví dụ: theo biểu phí tải về từ trang web www.agribank.com thì phí mở L/C và phí hủy L/C vào ngày 25/7/2010 đã tăng 5 USD so với ngày 27/5/2010. Đây là một điểm yếu đối với các NH khác, các NH khác có thể lợi dụng điểm yếu này để cạnh tranh với NH.

Mức ký quỹ mở L/C khá cao, giao động từ >10% đến 100% giá trị L/C với khách hàng mới lần đầu tiên đến giao dịch với NH, khiến cho mức độ cạnh tranh giảm sút và không thu hút được nhiều khách hàng mới do khách hàng có tâm lý không muốn đồng vốn của mình bị ứ đọng.

Giao BCT được thực hiện sau khi khách hàng thanh toán cho nên tạo được an toàn và lợi thế hơn cho NH, gây thế bị đọng cho nhà NK và để nhận BCT thì khách hàng phải đến NH lại tốn thêm thời gian và chi phí của khách hàng.

Tuy việc thanh toán phí được thực hiện theo từng giai đoạn rõ ràng cho khách hàng dễ hiểu và thuận tiện cho việc kiểm toán về sau nhưng việc thu phí nhiều lần sẽ là tốn thêm chi phí tạo tâm lý ngán ngẫm cho khách hàng

=> Tất cả những điều trên đều dẫn đến rủi ro chung là khách hàng sẽ tìm NH khác để mở L/C (tâm lý chung nơi nào cho lợi hơn về chi phí hay chất lượng dịch vụ hoặc cả hai thì khách hàng sẽ tìm tới nơi đó), NH dễ mất khách hàng hiện tại, khó thu hút khách hàng mới dẫn đến giảm doanh thu.

2.3.5. Rủi ro 5: Rủi ro về công nghệ, cơ sở vật chất

Công nghệ phục vụ cho chế độ báo cáo thống kê chưa hoàn thiện về cơ bản vẫn phải gởi văn bản đi, rất thủ công và mất thời gian, nhân sự phòng Kinh doanh ngoại hối rất mỏng nhưng hiện nay mỗi sáng nhân viên đều phải dành ra 2 tiếng để báo cáo cho NHNo Việt Nam và NH Nhà nước (lấy số liệu, ký đầy đủ 3 chữ ký và sau đó fax về trụ sở chính) gây mất thời gian và lãng phí. Vì sử dụng đa phần trên máy tính và mạng

SWIFT nên lệ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, ngành điện và viễn thông, vẫn xảy ra tình trạng treo hệ thống làm mất nhiều thời gian dẫn đến công tác thực hiện của các thanh toán viên bị chậm trễ, có thể phải nhập làm lại từ đầu, mất thời gian chờ đợi của khách hàng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và giờ làm việc. Mặc dù NHNo&PTNT(CN6) có điều kiện và tiện nghi khá tốt. Tuy nhiên, diện tích phòng làm việc nhỏ (Các tủ chứa hồ sơ hiện nay đã kín. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ và dữ liệu của NH), hơn nữa cũng ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của cán bộ NH. Mặt khác, trang thiết bị của NH khá hiện đại song vẫn còn nhiều hạn chế, điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng (chưa có máy photo tại phòng Kinh doanh ngoại hối sử dụng chung với phòng Tín dụng). Về giờ làm việc: trong khi các NH nước ngoài mở cửa làm việc đến 18h thì NH đóng cửa vào lúc 16h30. Điều này làm hạn chế lượng khách hàng đến giao dịch với NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về NHNo&PTNT(CN6), hoạt động vận dụng phương thức TDCT tại NHNo&PTNT(CN6). Qua đó có thể thấy được phương thức TDCT đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT(CN6), nhưng cũng không kém nhiều rủi ro.

Bên cạnh những đóng góp của phương thức TDCT, những ưu điểm mà Chi nhánh đang có được như:

Linh động về mức ký quỹ giữa các khách hàng. Mức ký quỹ của khách hàng từ 0- 100% giá trị thanh toán, các mức ký quỹ phổ biến như sau:

+ Khách hàng không phải ký quỹ mở L/C khi có tiền gởi lớn tại NH, hoạt động kinh doanh ổn định, có sự tín nhiệm trong thanh toán.

+ Khách hàng ký quỹ từ 10% trị giá L/C là phổ biến nhất.

+ Khách hàng ký quỹ dao động từ khoảng >10% đến 100% trị giá L/C khi mới lần đầu đến giao dịch tại Chi nhánh.

Agribank là một trong số NH có quan hệ NH đại lý lớn nhất Việt Nam, hiện có hơn 2.300 Chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng trực tuyến, trên 1000 NH đại lý tại 96

quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), hiệp hôi Tín dụng Nông nghiệp quốc tế (CICA) và Hiệp hội NH Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như hội nghị FAO năm 1991, hội nghị APARACA năm 1996 và năm 2004, hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, có quan hệ với những NH lớn như là: NH Công Thương, NH Ngoại Thương… Do đó là một Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam sẽ đảm bảo an toàn và nhanh chóng trong việc thanh toán. Thêm một phát triển vượt bật nữa là ngày 28/6/2010, NHNo&PTNT Việt Nam khai trương Chi nhánh đầu tiên tại Thủ đô Phnômpênh, Vương quốc Campuchia. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu việc Agribank mở rộng mạng lưới hoạt động ra nước ngoài, là cầu nối thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam - Campuchia, đáp ứng nhu cầu tài chính - tiền tệ cho Việt Nam và Campuchia có quan hệ thương mại và đầu tư.

Có chế độ tài trợ và cho vay thanh toán: nếu phương án sản xuất kinh doanh của DN là hiệu quả thì NH sẽ cho DN vay để thanh toán L/C.

Tạo điều kiện tốt nhất cho nhà NK nhận hàng để tránh trường hợp lưu kho tốn thêm chi phí, giảm bớt lo âu và gánh nặng cho khách hàng.

Việc thanh toán phí được thể hiện theo từng giai đoạn rõ ràng cho khách hàng dể hiểu và thuận tiện cho việc kiểm toán về sau.

Bên cạnh các ưu điểm thì ta cũng phải nhìn nhận đến những rủi ro thường trực có thể xảy ra bất cứ lúc nào không những ảnh hưởng đến người mua, người bán và cả đến các NH tham gia. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế được những tồn tại có thể dẫn đến rủi ro có thể xảy ra cho NH và các NHTM nói chung. Chương 3 sẽ giới thiệu các biện pháp mà Chi nhánh có thể áp dụng để phòng ngừa tối đa các rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả của phương thức TDCT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w