IMF và Ngân hàng thế giới (WB)

Một phần của tài liệu Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (Trang 25)

IMF và WB có cơ chế thoạt nhìn giống nhau và lắm lúc gây khó khăn trong viêccj phân biệt. Thậm chí, John Maynard Keynes – một trong những người đưa ra ý kiến sáng lập hai tổ chức trên và được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong thế kỷ XX – cũng từng nhầm lẫn.

8.1. Giống nhau

IMF và WB đươck biết đến như bộ đôi chống đỡ cấu trúc trật tự kinh tế và tài chính thế giới. Trên bề mặt, IMF và WB có nhiều đặc điểm giống nhau. Cả hai đều được quản lí bởi chính phủ của các nước thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu tránh nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế các nước thành viên. Viên chức của cả hai tổ chức luôn cùng nhau xuất hiện tai các buổi hội thảo kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn ngữ kinh tế và tài chính y

hệt. Trụ sở cả hai cũng đều ở Washington DC mà trước kia thậm chí còn chung một địa điểm (hiện nay, hai trụ sở nằm đối diện trên cùng một con đường tại vị trí cách Nhà Trắng không xa).

8.2. Khác nhau

Tuy nhiên, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà cơ bản nhất là ở chỗ: IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia, trong khi đó WB la tổ chức phat triển.

Mục đích

Khi thành lập IMF, công đồng thế giới muốn phản ứng với nhiều vấn đề tài chính không thể giải quyết được từng tạo ra cuộc khủng hoảng thập niên 30. Đó là sự biến động đột ngột, không tiên liệu nổi về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như thế, IMF trở thành “bác sĩ” của nền kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị các vấn đề trong hệ thống kinh tế tài chính. Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để dồng tiền vủa mình được trao đổi tự do với đơn vị tiền tệ nước ngoài, và trong mọi trường hợp, phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính – kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành viên. Hơn nữa, thành viên phải phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài chính-kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức. Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc trên, IMF cho vay tiền khi thành viên nào gặp rắc rồi tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn can thiệp đôi kji khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cần viện trợ của họ. Nói tóm lại, mục tiêu IMF là duy trì sự ổn định, mà theo họ, muốn ổn định phải có trật tự, trọng khi đó, muốn tái lập trật tự từ mớ hỗn loạn thì buộc phải cắn rang đanh đổi một số mất mát.

Trong khi đó, WB ra đời với mục đích khác. Tại Bretton Woods, các phái đoàn đã định hướng cho WB thông qua các tên chính thức của tổ chức nay: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế với nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho sự phát triển

kinh tế. Những khoản cho vay đầu tiền của WB vào cuổi thập niên 40 đã được trao cho các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở Tây Âu. Khi nền kinh tế Tây Âu phục hồi, WB chuyển đồng vốn cho các nước nghèo khác (được gọi chung là các nước đang phát triển).

Cấu trúc

Nhân sự IMF gồm 2,600 người và IMF không hề có chi nhánh như WB. Hầu hết ban điều hành của IMF làm việc tại Washington DC và số còn lại làm việc tại ba văn phòng nhỏ ở Paris, Geneva và Liên Hiệp Quốc ở New York. Nhân sự của IMF là tinh hoa của giới kinh tế học thế giới.

Cấu trúc của WB có phần phức tạp hơn. Bản thân WB chứa đựng hai tổ chức chính: Ngân hàng kiến thiết và phát triển quốc tế (IBRD) và hiệp hội phát triển quốc tế (IDA). Ngoài ra WB còn có những tổ chức sau: công ty tài chính thế giới, trung tâm ổn định và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế và cơ quan bảo vệ đa phương. Nhân sự tổng cộng WB có khoảng hơn 7,000 người và tuy có 40 văn phòng trên khắp thế giới nhưng 95% nhân viên đều làm việc tại trụ sở chính ở Washington DC.

Nguồn vốn

IMF không phải là ngân hàng và không đứng giữa trung gian giữa nhà đầu tư và người mượn. Nguồn vốn IMF thu được từ tiền đăng kí quota, giống như phí thành viên của 188 thành viên . Nước đóng góp cho IMF nhiều nhất là Mỹ. Khoản đóng góp này dựa trên nguyên tắc nước giàu đóng nhiều, nước nghèo đóng ít, 5 năm thì tính sổ lại một lần.

WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay. Các ông chủ của WB là 181 quốc gia thành viên với tiền góp bằng nhau. Wb còn thu tiền từ việc bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ, tổ chức và ngân hàng trung ương của các nước. Sau đó, WB dùng đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính cũng như chính sách cải tổ có triển vọng thành công.

Điều kiện vay tiền

IMF cho phép mọi nước thành viên, bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự hỗ trợ tài trợ. Như đã nói, nhiệm vụ IMF là duy trì trật tự và ổn định. Vì thế, khi chính sách kinh tế lệc hướng hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động, nước thành viên có quyên nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được tùe IMF phải hoàn lại trong 3 – 5 năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi xuất thấp hơn tỷ giá thị trường một chút)

WB thường chỉ ccho vay với đối tượng các nước đang phát triển. Nước càng nghèo càng dễ vay. Các nước đang phát triển mà GNP/ đầu người vượt quá 1.305 USD thì có thể gõ cửa xin vay ở IBRD và phải hoàn trả lại trong 12 – 15 năm. Các nước cực nghè mà GNP/ đầu người dưới 1.305 USD thì đến vay ở IDA và trả sau 35 – 40 năm. Trong thực tế, các khoản vay của IDA thường đến với các nước có thu nhập đầu người hằng năm dưới 865 USD.

Một phần của tài liệu Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w