Khai thác các nguồn vốn liên doanh, liên kết và vốn vay từ bên

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2011 Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020

3.4.1.2.4.Khai thác các nguồn vốn liên doanh, liên kết và vốn vay từ bên

ngoài, đặc biệt là từ các tổ chức tiền tệ và của các nhà đầu tư quốc tế

Để thu hút các nguồn vốn trên, cần có các chính sách cởi mở và hình thức đa dạng. Đặc biệt cần có biện pháp đầu tư có trọng điểm, dứt điểm và hiệu quả; chủ động kịp thời xây dựng các kế hoạch, các chương trình, dự án cụ thể, có tính khả thi cao để thu hút kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn liên doanh vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; xây dựng các dự án về điện, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, y tế, giáo dục có sử dụng nguồn vốn ODA; tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ.

Thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc lập các quỹ phát triển cơ sở hạ tầng, quỹ xây dựng các cơ sở phúc lợi.... Cùng với tỉnh, đẩy mạnh việc cải cách hành chính, trong đó các dự án, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư viện trợ của các tổ chức

quốc tế, các khoản vốn vay ưu đãi, các nguồn vốn viện trợ phát triển không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.

3.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Bên cạnh yêu cầu về thu hút và tăng cường nguồn vốn đầu tư, một giải pháp không kém phần quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh tốc độ giải ngân.

3.4.2.1. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chống thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển

Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch theo hướng kế hoạch đầu tư tập trung, có trọng điểm theo đúng quy hoạch và tính chất của nguồn vốn đầu tư. Đồng thời lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đảm bảo phát huy hiệu quả phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế.

Bên cạnh đó, các phòng ban ngành cần nâng cao chất lượng tư vấn khảo sát thiết kế, lập dự án và thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư theo quy chế một cửa.

3.4.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thực hiện các thực hiện các thủ tục đầu tư nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn.

Rà soát, kiện toàn bộ máy, cán bộ các ngành, các cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tăng cường thực hiện phân cấp quản lý nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các ngành, các cấp trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ có trình độ, năng lực thực hiện tốt việc kê khai, thống kê, rà soát thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc ngành quản lý theo đúng tiến độ.

- Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, đơn vị thường xuyên có quan hệ phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính; lựa chọn các lĩnh vực trọng điểm, liên quan nhiều đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân để thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

tiêu chuẩn ISO 9001:2000; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trước mắt là ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc vào việc theo dõi, giám sát thực hiện thủ tục hành chính.

- Nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức làm ở bộ phận “một cửa” và giải quyết thủ tục hành chính; có chế độ ưu đãi phù hợp để khuyến khích cán bộ, công chức làm việc tích cực, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức kém năng lực, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân.

3.4.2.3. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch

Các dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, lấy quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Kế hoạch đầu tư xây dựng không được ghi vào danh mục đầu tư đối với các dự án không có trong quy hoạch, chưa có đủ thủ tục, chưa đủ điều kiện về vốn và nguồn vốn.

Tập trung hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời những quy hoạch không còn phù hợp để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, công khai các dự án quy hoạch, tăng cường kiểm tra, thanh tra quản lý xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai ở trên địa bàn các phường, xã, thị trấn, thành phố; giám sát việc thực hiện quy hoạch.

3.4.2.4. Khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu

Thực hiện nghiêm túc những quy định trong Luật Đấu thầu đã ban hành. Các chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu phải đảm bảo độc lập về tổ chức, không cùng một cơ quan quản lý và độc lập về mặt tài chính.

- Tăng cường công khai, minh bạch quá trình đấu thầu như đăng tải trên báo, đài…

- Tăng cường tính chuyên môn, chuyên nghiệp của các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu như mở các lớp đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác đấu thầu, tin học hoá hoạt động đấu thầu như ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác đấu thầu.

3.4.2.5. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong hoạt động đầu tư và xây dựng.

Thực hiện thường xuyên công tác thanh kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước, những sơ hở trong cơ chế quản lý để kiến nghị nhằm khắc phục, xử lý.

Kiên quyết chống “khép kín” trong đầu tư, gắn công tác giám sát, đánh giá đầu tư với công tác thanh quyết toán vốn đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư; bảo đảm thực hiện nghiểm chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra về đầu tư và xây dựng thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; phải chịu trách nhiệm về kết quả công tác của mình. Triển khai hoạt động giám sát cộng đồng đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước.

3.4.2.6. Giải pháp sử dụng đối với từng nguồn vốn

Đối với nguồn vốn ngân sách:

+ Phải sử dụng vốn ngân sách vào những lĩnh vực, những hạng mục công trình tạo môi trường kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi như: hạ tầng khu công nghiệp - đô thị dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vào giải phóng mặt bằng, vào những lĩnh vực đầu tư khó khăn, tư nhân không muốn đầu tư…

+ Thực hiện đầu tư có trọng điểm, đầu tư dứt điểm, rút ngắn thời gian đầu tư để phát huy hiệu quả của nguồn vốn. Phải tính toán đầy đủ các giải pháp thực hiện dự án, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực triển khai thực hiện dự án, lường trước những bất trắc sẽ xẩy ra.

Đối với các nguồn vốn khác, cần tạo điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức và cá nhân lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn, sát thực tế và đem lại hiệu quả. Huyện cần tư vấn, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian chờ đợi phê duyệt dự án, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng… để các nhà đầu tư sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản tiền của nhân dân có được do đền bù, bồi thường đất đai khi giải phóng mặt bằng phải được huy động đầu tư một cách có hiệu quả thông qua các chương trình cụ thể như: chuyển đổi nghề nghiệp tập trung, tạo dựng ngành nghề kinh doanh mới, đóng góp cổ phần vào các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh...

3.4.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

3.4.3.1. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Giai đoạn tiếp theo, huyện Lâm Thao sẽ có sự thay đổi cơ bản về kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Công nghiệp - xây dựng sẽ phát triển mạnh mẽ, các ngành dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng, nông lâm nghiệp và thủy sản sẽ phát triển theo hướng sinh thái và bền vững... Điều đó đòi hỏi huyện phải có một nguồn nhân lực với số và chất lượng tương ứng. Muốn vậy, cần chú trọng những giải pháp cơ bản sau:

- Nâng cao dân trí thông qua các giải pháp như ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của tất cả các trường học, các cấp học. Thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá giáo dục, đào tạo; thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp cho người lao động.

- Tăng cường hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên với các cơ sở đào tạo trong và ngoài vùng; liên kết với các trường cao đẳng, đại học để mở các lớp học nghề riêng cho huyện.

- Có cơ chế khuyến khích và chế độ đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những nhà khoa học giỏi, những người có trình độ quản lý, có trình độ chuyên môn, tay nghề vững nhập cư và tham gia hoạt động sản xuất, khoa học trên địa bàn Huyện như: trợ cấp lần đầu, tạo điều kiện về đất đai, nhà ở...

3.4.3.2. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường

Khoa học và công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội. Khoa học công nghệ nếu được đầu tư đúng mức sẽ tạo bước chuyển về chất trong ứng dụng những thành tựu khoa học và những tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo những sản phẩm có chất lượng cao, tạo tốc độ tăng trưởng cao theo các chỉ tiêu quy hoạch.

Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển thị trường khoa học - công nghệ; tăng cường phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề; đầu tư phát triển công nghệ cao một cách hợp lý, tập trung theo hướng đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới. Tập trung chủ yếu vào các ngành: Công nghệ chế biến nông, thủy sản; trong phát triển các ngành công

nghiệp sạch và thân thiện với môi trường; trong ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý. Tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn để đổi mới công nghệ và lập quỹ phát triển khoa học công nghệ để đổi mới công nghệ.

3.4.3.3. Giải pháp đối với từng ngành

* Đối với nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với chương trình sản xuất cây lương thực, chương trình sản xuất vụ đông; chăn nuôi lợn và trâu bò lai chất lượng cao và chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Có chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa để xây dựng các vùng rau an toàn tập trung, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với dịch vụ nhà hàng và du lịch sinh thái; khuyến khích và nhân rộng các mô hình nuôi các loại đặc sản như: rắn, lợn rừng, thỏ, nhím... Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích việc xây dựng thương hiệu cho những nông sản đó.

- Hỗ trợ thoả đáng với những diện tích đất đai áp dụng những tiến bộ khoa học mới, công nghệ sinh học tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp lai tạo các giống cây ăn quả có chất lượng cao, cho sản phẩm trái vụ, công nghệ canh tác mới - công nghệ sinh học.

* Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Cần có chính sách khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện các dự án ưu tiên trong phát triển các ngành công nghiệp: phân bón, hóa chất, may mặc, cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp sạch và thân thiện môi trường; chính sách nhân cấy, mở mang các ngành nghề thủ công mỹ nghệ và trong nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ.

- Có chính sách ưu đãi, nhất là trong giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư (xây dựng trước cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại), giảm thủ tục hành chính và thời gian hoàn tất hồ sơ đối với các nhà đầu tư. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các hội đồng thẩm định đầu tư để nhanh chóng cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư.

- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước, hội chợ hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, hàng nông sản…

của tỉnh; có chính sách khuyến khích xúc tiến thương mại, quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng mũi nhọn, đặc sản, cho các doanh nghiệp hàng đầu của Huyện.

- Cần xây dựng các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ hoạt động khoa học kỹ thuật. Có chính sách khuyến khích việc liên kết trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật thông qua kí kết hợp đồng nghiên cứu và triển khai giữa các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học với các doanh nghiệp với sự tổ chức và giám sát của UBND huyện.

- Khuyến khích, phối kết hợp với ban quản lý khu công nghiệp - đô thị dịch vụ, cụm công nghiệp - làng nghề, với các doanh nghiệp cho mở tại chỗ nhiều lớp đào tạo nghề, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động...

* Đối với các ngành dịch vụ

Cần có chính sách và cơ chế thu hút mọi thành phần kinh tế, nhất là ngoài quốc doanh vào phát triển các ngành dịch vụ, trong đó coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế hỗn hợp, tư nhân và cá thể.

- Đầu tư mạnh vào việc xây dựng mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho các ngành dịch vụ như xây dựng các trung tâm thương mại, các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, ki ốt... ở những vị trí thuận lợi và thích hợp nhất. Có chính sách và cơ chế thích hợp để khuyến khích, thu hút những người kinh doanh vào các trung tâm thương mại, các chợ, cửa hàng hay ki ốt đó.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có ý định đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái, tổ chức các tour du lịch qua tuyến Lâm Thao, tổ chức khách thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề với những sản phẩm đặc trưng...

- Khuyến khích và có cơ chế ưu tiên đối với các hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ xuất nhập khẩu, thông tin truyền thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ văn hoá, dịch vụ tư vấn, tài chính, kiểm toán và kế toán...

3.4.3.4. Giải pháp quản lý nhà nước và cải cách hành chính

Cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hành chính của chính quyền cấp huyện, cấp xã, của các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ trong Huyện theo những vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rà soát lại hệ thống văn bản đã ban hành, bãi bỏ những văn bản không phù hợp. Rà soát lại các thủ tục hành chính, bãi bỏ những thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và cho dân.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2011 Thực trạng và giải pháp (Trang 48)