Tôn Đức Thắng và tổ chức Công hội bí mật:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-Đề tài Sài Gòn thời Pháp (1859- 1954) (Trang 49)

Tôn Đức Thắng (20 tháng 8 năm 1888 - 30 tháng 3 năm 1980), sinh ra ở làng Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang, thân phụ ông tên là Tôn Văn Đề, còn thân mẫu là bà Nguyễn Thị Di.

- Năm 1914, ông bị bắt lính sang Pháp, làm thợ máy cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải năm (20-4-1919), treo cờ đỏ trên chiến hạm tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga.

- Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam).

+ Năm 1920, Tôn Đức Thắng đã tập hợp, đoàn kết anh em công nhân vào Công hội bí mật để làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

+ Đây là Công hội bí mật đầu tiên của giai cấp công nhân ở Việt Nam.

+ Đến năm 1925, số hội viên đã phát triển lên tới 300 người, tập hợp công nhân của nhiều nhà máy lớn khắp Sài Gòn - Chợ lớn như các Hãng Kroff, Ba Son, Faxi, Nhà Đèn chợ Quán, Hãng rượu Bình Tây, Dầu Nhà Bè....

- Tôn Đức Thắng và Công hội đã tổ chức và lãnh đạo

nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, như cuộc đấu tranh của công nhân Bưu điện Sài Gòn(1 - 1926), Trung ương Ấn quán (1 - 1926), Đềpô Dĩ An (4 - 1926), đồn điền Phú Riềng (8 và 9 - 1927)...

Nhà Đèn Chợ Quán – một trong những nơi có nhóm công hội hoạt động sôi nổi

- Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8 - 1925) với sự tham gia của hơn 1000 người. - Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.

- Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách

"tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương“.

- Lúc này, Ba Son là xưởng duy nhất ở Đông Dương mà công nhân được hưởng quy chế ngày làm 8 giờ, lương tháng, lương ngày đều cao hơn các nơi khác, cho nên vận động bãi công ở đây rất nguy hiểm, lại rất khó.

- Nhưng ngoài cách bãi công thì không còn cách nào giam chân đội tàu chiến Pháp.

- Như vậy, cuộc đấu tranh về cơ bản có tính chất chính trị, nhưng khẩu hiệu chính trị không được nêu lên, chỉ nêu lên những yêu sách kinh tế, làm như vậy mới tập hợp được toàn thể công nhân viên chức tham gia.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-Đề tài Sài Gòn thời Pháp (1859- 1954) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(106 trang)