Từ năm 1987 trở lại đây sự nhìn nhận về vương triều Nguyễn có sự thay đổi nhiều về nhận thức. Nhiều hội thảo quy mô lớn nhỏ khác nhau về nhà Nguyễn được tổ chức. Trong đó, hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn tổ chức tại Thanh hoá năm 2008 là quy mô nhất và khách quan nhất. Nhận thức về triều Nguyễn thực tế đó cú sự thay đổi từ năm 80 của thế kỉ XX một số nhà sử học công khai bày tỏ quan điểm lập trường của mình khi đánh giá về triều Nguyễn. Người đầu tiên có lẽ là GS. Trần Quốc Vượng với bài viết được đăng trên tạp chí Sông Thương đặt yêu cầu phải có sự nhìn nhận khách quan về
Vân
vương triều Nguyễn. Hiện nay, theo giáo sư Phan Huy Lê, "cần thiết phải khẳng định công lao của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Những gì được coi là “tội” của các vua chúa Nguyễn cũng phải được xem xét lại cho thật công bằng". Và giáo sư Phan Huy Lê cũng đặt câu hỏi "việc Nguyễn Ánh “diệt” Nguyễn Lữ,
Nguyễn Nhạc, Quang Toản có phải là phản tiến bộ hay không, khi mà những chính quyền này đã suy yếu và mất lòng dân?" Giáo sư cũng cho rằng "sau Cách mạng tháng Tám - 1945 cho đến 1975, trong thời kỳ chiến tranh, công việc nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số lượng công trình nghiên cứu không nhiều. Và cơ bản nhất là đã xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt các
chúa Nguyễn, đặc biệt là vương triều Nguyễn: chia cắt đất nước, cầu viện ngoại bang, đầu hàng thực dân xâm lược... Thời kỳ nhà Nguyễn bị đánh giá là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông." và giai đoạn này "là thời kỳ mà nền sử học mỏcxớt đang hình thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi. Không chỉ nhà Nguyễn mà nhà Mạc, nhà Hồ cũng chịu cái nhìn thiếu khách quan, công bằng tương tự...
"Nhà thơ Nguyễn Duy đã có ý kiến: "Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử
và văn hoá." Cũng theo Giáo sư Phan Huy Lờ thỡ cỏc nhà sử học tham gia hội thảo quốc gia về "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" năm 2008 đều nhận thấy "sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ cỏc chỳa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội... các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực." Đến nay đã có nhiều công trình nghiên
Vân
cứu các bài viết đánh giá khách quan hơn về vương triều Nguyễn. Các công trình nghiên cứu tập trung đánh giá những mặt tích cực hạn chế của vương triều Nguyễn trên nhiều khía cạnh như: Sự thành lập triều Nguyễn, những mặt tích cực và hạn chế trong các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá, đối ngoại. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. Ngoài ra, các ông vua của vương triều Nguyễn cũng được đánh giá khách quan và công bằng hơn cả công và tội.
Vân
KẾT LUẬN
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thì triều đại nhà Nguyễn là một trong những triều đại mang lại rất nhiều các vấn đề cần phải tìm hiểu nghiên cứu. Bởi đây là vương triều đã trở thành
Triều đại nhà Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lích sử phong kiến Việt Nam. Đây là một trong những triều đại khác với các triều đại trước trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bởi triều đại cuối cùng này đã phải đối mặt với những hoàn cảnh lịch sử rất khác biệt - trước nguy cơ xâm lược của thực dân Phương Tây. Và cuối cùng triều đại phong kiến này kéo dài gần một thế kỷ có chủ quyền (1802 -1884) và hơn một nửa thế kỷ tiếp theo là cỏi búng của chế độ thuộc địa (1884 - 1945). Lúc này chúng chỉ còn được nhìn nhận trong sắc màu ảm đạm của một chế độ chính trị thối nát cùng với sự xuất hiện của một số những triều vua này đã phản bội lại lịch sử dân tộc, đồng lõa với ngoại bang. Tuy nhiên, lại là một triều đại phong kiến cuối cùng nên trong suốt một khoảng thời gian hơn một thế kỷ, trải qua 13 đời vua, triều này cũng đó cú những đóng góp nhất định đối với lịch sử dân tộc.
Nhưng xột trờn những vấn đề lịch sử lớn thì việc đánh giá triều đình nhà Nguyễn cho đến nay vẫn còn rất nhiều các quan điểm đánh giá khác nhau, tuy rằng những quan điểm đó cũng đã dần khách quan khoa học hơn, nhìn nhận các vấn đề một cách tích cực hơn. Chình vì vậy khi tìm hiểu về lịch sử triều Nguyờnc, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận từ nhiều các góc độ khác nhau, căn cứ trên những nguồn sử liệu đang tin cậy.
Còn về trách nhiệm của nhà Nguyễn trước việc để mất nước ta vào tay của thực dân Pháp là một điều cần phải khẳng định. Mặc dù có thể căn cứ vào bối cảnh chung của tinhg hình quốc tế và khu vực, nhưng quan trọng ở sự lãnh đạo thì triều đại nhà Nguyễn đã không đảm nhận được vai trò này. Không những thế,
Vân
việc thi hành những chính sách phản động, đối lập sâu sắc với quần chúng nhân dân trong cả nước đã khiến cho nước ta ngày càng lỳn sõu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa, và cuối cùng là câu kết với kẻ thù thẳng tay đàn áp nhân dân. Đó cũng là trách nhiệm mà nhà Nguyễn phải chịu trước lịch sử, trước dân tộc ta.
Vân