Hoạt động của các KCN, KKT vẫn đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Kết quả thu hút đầu tư
Trong 9 tháng đầu năm 2011, các KCN của cả nước đã thu hút được 204 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2.800 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 187 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 1.350 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng vốn đầu tư FDI vào KCN đạt 4.150 triệu USD (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010). Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là những khu vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 2.450 và 980 triệu USD, tương đương 60% và 24% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN cả nước trong 9 tháng đầu năm 2011.
Lũy kế đến cuối tháng 9/2011, các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.166 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 58 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt hơn 22 tỷ USD, bằng 40% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay đã có hơn 3.100 dự án đang sản xuất, kinh doanh và 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2011, các KCN đã thu hút được 200 dự án với tổng vốn đăng ký 22.350 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 63 dự án với tổng vốn tăng thêm 6.020 tỷ đồng. Như vậy, trong gần 9 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 28.370 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 9/2011, các KCN cả nước đã thu hút được 4.580 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 365.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 177.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký.
Các KKT ven biển trong 9 tháng qua đã thu hút được 35 dự án đầu tư nước ngoài kể cả các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt hơn 700 triệu USD và 90 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 85.000 tỷ đồng.
Tình hình cho thuê đất công nghiệp
Tính đến hết tháng 9 năm 2011, các KCN trên cả nước đã cho thuê được hơn 25.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 50%. Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 65%.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh
Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của các KCN, KKT cả nước trong năm 9 tháng đầu năm 2011 đạt mức tăng trưởng khá. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp KCN đạt 27 tỷ USD và 91.500 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt 13 tỷ USD và 13,3 tỷ USD; đóng góp vào ngân sách nhà nước 5.600 tỷ đồng và 455 triệu USD.
Doanh thu của các KKT đạt hơn 77.000 tỷ đồng và 370 triệu USD (tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010). Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu lần lượt là 565 triệu USD và 400 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 5.734 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 9/2011, các KCN, KKT trên cả nước đã giải quyết việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp.
Tình hình xử lý nước thải
Hiện có 107 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 62% tổng số KCN đã vận hành; 34 KCN đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Từ nay đến hết tháng 12/2011, ước tính sẽ có 65% các KCN đã vận hành có nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động và được vận hành liên tục.
Định hướng, giải pháp phát triển KCN, KKT thời gian tới
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT gắn với giải quyết các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo tính bền vững.
Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, ít ảnh
hưởng đến môi trường, giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động địa phương.
Xây dựng một số KCN chuyên sâu thu hút các nhà đầu tư từ các quốc gia là đối tác đầu tư
lớn của Việt Nam; hình thành các KCN phụ trợ có tính liến kết ngành cao; phát triển mô hình KCN sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững...
Quy hoạch KCN gắn với quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư và các quy hoạch
ngành đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư, điều kiện sinh hoạt, ăn ở và dịch vụ khác phục vụ cho doanh nghiệp KCN và người lao động trong KCN.
Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN.
Việc xem xét, bổ sung thêm các KKT ven biển vào Quy hoạch cũng như việc thành lập các KKT ven biển cần được cân nhắc về thời điểm cũng như các điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương.
Xem xét, sửa đổi chính sách phát triển KKT hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KKT, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
2.5.2. Tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong thời gian qua hoạt động của các khu công nghiệp còn bộc lộ một số mặt hạn chế khó khn cần tiếp tục nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới
Khó khăn hiện tại là Thanh Hóa không thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của Nhà nước nên đầu tư của Trung ương chỉ ở mức hạn chế. Trong khi Thanh Hóa lại là tỉnh nghèo nên vốn tự có để dành cho đầu tư phát triển hạ tầng các KCN càng khó khăn hơn.
Bên cạnh những khó khăn khách quan, Thanh Hóa cũng có những tồn tại cần sớm khắc phục là: việc quản lý hành chính còn nhiều bất cập; công tác xúc tiến đầu tư còn tản mạn, thiếu tập trung. Việc ban hành các cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” chưa rõ. Vì vậy, khi các nhà đầu tư cần có mặt bằng nhanh để triển khai dự án thì ta lại quá chậm, làm cho các nhà đầu tư phải chờ, giảm sự hưng phấn, có thể họ sẽ “bỏ cuộc”. Không những thế, chủ một số dự án chỉ lo hợp đồng mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị cho nhanh, chưa quan tâm đúng mức đến thiết bị tiến tiến hay lạc hậu nên khi đưa vào sản xuất, máy chạy ì ạch, các sản phẩm làm ra chưa đạt chất lượng cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, việc làm, thu nhập của người lao động không bảo đảm... Môi trường thì bị ô nhiễm bởi trước đó hệ thống xử lý nước thải đồng bộ trong KCN không được quan tâm xây dựng từ đầu. Từ sự thiếu đồng bộ trong việc qui hoạch tổng thể ban đầu trong KCN đến năng lực quản lý, điều hành của một số nhà quản lý chưa ngang tầm... nhất là cái “tâm” lại không sáng. Chính vì vậy, bên cạnh những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” còn có đơn vị rơi vào tình trạng “sống dở, chết dở”.