- Ngành khác: Dư nợ của ngành tăng, giảm qua các năm, năm 2005 dư nợ giảm 407 triệu đồng tức giảm 3% so với năm 2004, Sang năm 2006 tăng 1.085 triệu đồng tương
2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%)
4.2.4.1. Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn
Trong 3 năm qua, nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh xét theo kỳ hạn, tốc độ tăng trưởng có sự tăng giảm khác nhau giữa các kỳ hạn. Đặc biệt, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn gấp 3 đến 4 lần tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn, thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 5: Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2004-2006.
Qua bảng số liệu nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng (>70%) cao hơn so với nợ quá hạn dài hạn. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn là 231 triệu đồng tăng 143 triệu đồng tức tăng 163% trong tổng nợ quá hạn trong năm, nợ quá hạn trung hạn là 95 triệu đồng tăng 70 triệu đồng hay tăng 280% trong tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ quá hạn trung hạn là do đặc điểm kinh tế của huyện là sản xuất nông nghiệp, trong hoạt động cho vay của ngân hàng, phần lớn là cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên 70%, khoản vay trung hạn là rất ít, chiếm tỷ trọng dưới 30%. Mặt khác, trong những năm qua, chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa…Làm cho sản xuất của người dân không hiệu quả, dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng tăng. Tuy nhiên sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn ngắn hạn, trung và dài hạn có xu hướng giảm, một mặtnăm 2006 là năm đầu của kế hoạch nhà nước 5 năm (2006 - 2010) về phát triển kinh tế, kinh tế của Tỉnh tăng trưởng khá, người dân sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, Ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh chuyển hướng cho vay và có kế hoạch tập trung xử lý nợ quá hạn. Do vậy, tình hình hoạt động của Ngân hàng có nhiều chuyển biến tốt, đặc biệt tốc độ tăng nợ quá hạn trung và dài hạn giảm xuống chỉ còn 32% so với năm 2005.