II. LÝ LUẬN VỀ NHẬN TÁI BẢO HIỂM
2.2.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ tái bảo hiểm
So với mảng kinh doanh bảo hiểm gốc, các cán bộ làm việc trong về tái bảo hiểm có yêu cầu cao hơn về kiến thức và nghiệp vụ. Bởi ngoài những kiến thức cũng như kinh nghiệm về tái bảo hiểm trong việc lựa chọn hình thức, phương thức tái bảo hiểm, cấu trúc mức giữ lại của hợp đồng, tỷ lệ hoa hồng nhận và nhượng tái…thì cán bộ làm tái bảo hiểm cũng cần nắm vững nghiệp vụ bảo hiểm gốc và công tác đánh giá rủi ro, quản trị rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất…để từ đó có những đóng góp với công ty nhượng về kiểm soát rủi ro. Mặt khác, tái bảo hiểm là nghiệp vụ mang tính chất quốc tế, nên với những am hiểu về thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước thôi là chưa đủ, họ còn luôn phải cập nhật những diễn biến về doanh thu cũng như tình hình tổn thất trên thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế.
Chính vì vậy, một DNBH có một đội ngũ cán bộ tái bảo hiêm dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ luôn được ưu tiên trong danh sách các công ty nhận tái dịch vụ bảo hiểm của các công ty nhượng.
2.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng nhận tái bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm Việt Nam thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường mới chỉ hơn 15 năm nên tiềm năng khai thác là còn vô cùng lớn. Sự gia tăng của nhu cầu bảo hiểm cũng như giá trị của các đối tượng bảo hiểm là những thuận lợi lớn cho thị trường bảo hiểm hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nhận tái cũng như mức giữ lại của các công ty kinh doanh tái bảo hiểm còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm. Việc này
gây lãng phí rất lớn nguồn doanh thu từ thị trường trong nước do chúng ta luôn phải nhường việc khai thác tái bảo hiểm những dịch vụ lớn cho nước ngoài kinh doanh phần lớn. Để khai thác hiệu quả nguồn doanh thu từ hoạt động nhận tái, việc nâng cao khả năng nhận tái trong giai đoạn sắp tới là một yêu cầu hết sức cấp thiết với toàn thị trường.
Giải pháp đóng vai trò quan trọng hàng đầu là cần mở rộng quan hệ với các công ty nhượng tái cả trong và ngoài nước để gia tăng nguồn thu phí nhận tái bảo hiểm, giúp hoạt động của công ty đi vào ổn định.
Mặt khác do tình trạng cạnh tranh giảm phí diễn ra một cách gay gắt trên thị trường bảo hiểm hiện nay gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu phí bảo hiểm gốc, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu phí nhận tái bảo hiểm. Và một thực tế đáng lo ngại là hầu hết các dịch vụ xấu này đang được thu xếp trong thị trường nội địa giữa các công ty bảo hiểm trong nước với nhau do không thể chào tái ra nước ngoài. Hành động này có thể gây ra tích tụ tổn thất trong thị trường. Trong trường hợp các tổn thất này đồng loạt xảy ra do một sự kiện như thiên tai hoặc chiến tranh thì khả năng tài chính của toàn thị trường sẽ có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên biện pháp mà các công ty hiện nay đang lựa chọn là từ chối chấp nhận tái bảo hiểm về lâu dài không phải là giải pháp tối ưu. Chính vì vậy để kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực này, cần nỗ lực nhiều hơn để nâng cao khả năng nhận tái cũng như tìm ra các giải pháp thay thế để không để lỡ mất các dịch vụ hấp dẫn trên thị trường.
Lý do cuối cùng phải nâng cao khả năng nhận tái là mặc dù tỷ lệ nhượng tái ra nước ngoài hàng năm của toàn thị trường có xu hướng giảm dần song thực tế nó vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn, gây lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN TÁI BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI
2.1 Khái quát chung về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a. Tên công ty
Tên Việt Nam : Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội.
Tên tiếng Anh : Military Insurance Corporation / Tên viết tắt : MIC. Logo :
Sologan : Điểm tựa vững chắc.
Trụ sở chính
Địa chỉ : Tầng 9-10, toà nhà MB, Số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 6285 3388
Fax : (84-4) 6285 3366 Email : info@mic.vn
Web : www.mic.vn
b, Quá trình hình thành
Ngày 22/02/2007, Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng ban hành văn bản số 871/BQP quyết định thành lập công ty bảo hiểm mang tên: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội, và giao cho Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội (MB) nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Công ty, trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm. Ngân hàng TMCP Quân đội đã cùng các cổ đông sáng lập trình hồ sơ xin cấp Giấy phép
Ngày 08/10/2007, Bộ Tài Chính đã ban hành Giấy phép thành lập và hoạt động số 43 GP/KDBH cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội.
Ngày 19/10/2007, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (gọi tắt là Công ty bảo hiểm MIC) chính thức đi vào hoạt động. Đây là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên được thành lập theo nghị định 45/CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ, vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Trong giai đoạn đầu hoạt động, MIC cung cấp 80 sản phẩm về bảo hiểm tài sản - bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm cho các tổ chức kinh tế - xã hội trong nền kinh tế, các cá nhân trong xã hội. Thực hiện chức năng tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm về quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất và giúp khách hàng khắc phục một cách nhanh nhất hậu quả của tổn thất khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.
Về lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm, MIC tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và quốc tế. Thực hiện thu xếp tái bảo hiểm với các nhà tái bảo hiểm có uy tín và năng lực tài chính nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của công ty, đồng thời tăng cường trao đổi dịch vụ với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhằm tăng mức giữ lại cho thị trường Việt Nam và thực hiện hợp tác theo phương châm hai bên cùng có lợi.
Định hướng hoạt động của MIC trong thời gian tới là khai thác thế mạnh của cổ đông, gắn bó và hợp tác lâu dài trong lĩnh vực bảo hiểm với quân đội, không ngừng tăng năng lực tài chính, xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đa dạng hóa mạng lưới kênh phân phối tại các thành phố và vùng kinh tế trọng điểm, đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất thông qua các khâu khai thác, giám định và bồi thường, tạo điều kiện cho khách hàng sớm khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định cuộc sống, nâng cao uy tín thương hiệu của MIC trên thị trường.
Phương châm của công ty là “Hình thành, ổn định và phát triển bền vững” và hướng tới là một trong số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam, là “ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC” cho các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân cộng đồng.
c, Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội
Năm 2007 - Thành lập
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức, thành lập các phòng chức năng tại Văn phòng Tổng công ty và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn.
Ban hành trên 80 sản phẩm bảo hiểm và các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ từ khai thác đến giám định bồi thường, nhận và nhượng tái bảo hiểm nhằm chuẩn hoá hoạt động kinh doanh và quản lý.
Ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng và các đối tác tiềm năng khác.
Năm 2008 – Mở rộng kinh doanh
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội đã thành lập mạng lưới kinh doanh gồm 18 Chi nhánh và 30 phòng kinh doanh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Thực hiện đa dạng hóa các kênh khai thác bảo hiểm thông qua mạng lưới của Bưu chính Viettel, các điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Quân đội và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng. Bên cạnh đó, Công ty cũng triển khai áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý bao gồm phần mềm nghiệp vụ bảo hiểm, kế toán trên toàn hệ thống. Đặt quan hệ hợp tác và thu xếp chương trình tái bảo hiểm cố định với các nhà nhận tái bảo hiểm có uy tín và tiềm lực tài chính hàng đầu thế giới để đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Năm 2009 – Củng cố và phát triển
Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và triển khai một số sản phẩm mới như: Bảo hiểm tai nạn quân nhân áp dụng cho lực lượng vũ trang trong toàn quân; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Bảo hiểm tín dụng cá nhân; Bảo hiểm du lịch toàn cầu. Trong năm 2009, công ty tập trung triển khai phát triển mô hình bán hàng mới như bảo hiểm tín dụng liên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) và các chương trình dịch vụ hỗ tợ khách hàng như hỗ trợ y tế toàn cầu của SOS đối với khách hàng tham gia bảo hiểm du lịch toàn cầu hay bảo lãnh viện phí đối với khách hàng tham gia bảo hiểm con người mức trách nhiệm cao.
Năm 2010 – Mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư
Năm 2010, công ty bảo hiểm Quân đội thực hiện khá nhiều hoạt động với việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư thông qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Repo cổ phiếu, đầu tư bất động sản như mua sàn văn phòng của dự án MIPEC Tower, tham gia góp vốn vào dự án đầu tư xây dựng tổ hợp dịch vụ công cộng, nhà ở và văn phòng cho thuê Pearl Tower. Cũng trong năm này, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội chuẩn bị cho việc tiếp nhận khu đất D47 từ Bộ Tư lệnh Thủ đô để thực hiện công tác đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Tham gia các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ và sĩ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Năm 2011 – Tăng vốn điều lệ và chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tổng công ty
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội đã thực hiện thành công tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng, chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội và thành lập thêm 5 Công ty Bảo hiểm thành viên nâng số Công ty Bảo hiểm thành viên trực thuộc Tổng công ty lên 24 đơn vị.
Việc chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty và tăng vốn điều lệ góp phần tạo điều kiện cho Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội có thể phát huy tốt nguồn nhân lực sẵn có, mở rộng quy mô hoạt động, phát triển thêm sản phẩm bảo hiểm hàng không, thúc đẩy hoạt động đầu tư và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng.
Ngày 8/5/2012 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội trở thành công ty con của Ngân hàng TMCP Quân đội MB sau khi ngân hàng này chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại MIC từ 18% lên 49,77%.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội giai đoạn 2008-2012
A. Năng lực tài chính
Một số chỉ tiêu vè tài chính của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội tính đến năm 2012:
- Vốn điều lệ: 400 tỷ đồng
- Vốn chủ sở hữu: 446,703,717,942 VNĐ - Tổng tài sản: 876,951,279,294 VNĐ
- Dự phòng nghiệp vụ: 297,078,115,429 VNĐ - Lợi nhuận chưa phân phối: 40,891,175,315 VNĐ
B.Năng lực phi tài chính
i, Thị phần và khả năng cạnh tranh
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm là các công ty Nhà nước, công ty liên doanh, cổ phần và 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Lĩnh vực này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh, đ ạ t 1 2 , 6 8 % trong 6 tháng đầu năm 2012 với tổng doanh thu phí là 11.513 tỉ đồng.
Sau hơn 5 năm thành lập và hoạt động, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh và đạt được kết quả đáng khích lệ, vượt lên nằm trong số 10 doanh nghiệp Bảo hiểm có doanh thu lớn nhất trên thị trưởng Bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt từ 15 đến 20%/năm.
Tổng doanh thu năm 2012 của Tổng công ty cố phần bảo hiểm Quân đội đạt tăng trưởng 10,37% so với cùng kỳ năm trước và là 1 trong 12 DNBH phi nhân thọ đạt doanh thu trên 200 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, MIC là một trong 10 DNBH phi nhân thọ tăng trưởng trên 10% và có thị phần là 1,96%.
Biểu đồ 1: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2012
Kết quả kinh doanh năm 2012 đã khẳng định Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững với Tổng tài sản đạt 877 tỉ đồng, tổng doanh thu 546 tỉ đồng, vốn điều lệ 400 tỉ đồng, quỹ dự phòng nghiệp vụ 297 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 56 tỉ đồng, cổ tức đạt 12%.
ii,Mạng lưới kinh doanh
Hiện nay, công ty có mạng lưới phục vụ và bán hàng trên toàn quốc với mạng lưới được mở rộng với 24 Công ty thành viên và 50 Phòng kinh doanh tại hầu hết các tỉnh thành phố lớn trên cả nước với 670 cán bộ nhân viên trải dài từ Quân khu 1 đến Quân khu 9 chất lượng dịch vụ được nâng cao và sản phẩm ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội còn mở rộng kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm theo mô hình hợp tác ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) thông qua hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội trên cả nước. Nhờ đó công ty hoàn toàn đáp ứng được tốt nhất công tác tham gia bảo hiểm cũng như chi trả tiền bảo hiểm khi không may xảy ra sự kiện bảo hiểm với thời gian nhanh nhất.
iii,Khả năng đánh giá rủi ro:
Quản lí rủi ro giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm do tính chất ngành nghề và theo yêu cầu của phát luật tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có Bảo hiểm Quân đội, phải chú trọng hoạt động quản lí rủi ro. Đối với Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội, công tác đánh giá rủi ro những năm qua được thể hiện trên những phương diện sau:
-Với danh mục bao hiểm gốc: MIC đã thực hiện tốt nhiều biện pháp như: tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trước khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm; nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng giải quyết nhanh, kịp thời và chính xác các vụ tổn thất, đồng thời kiên quyết đấu tranh với hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội đã mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng kinh doanh trên phạm vi toàn quốc đồng thời MIC còn triển khai áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý, nâng cấp các phần mềm ứng dụng lên phiên bản mới nâng cao chất lượng xử lý dữ liệu đảm bảo bảo mật và an toàn dữ liệu đồng thời duy trì sự ổn định trong quá trình sử dụng bao gồm phần mềm nghiệp vụ bảo hiểm,