Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng số 2 (Trang 27)

7.1 Môi trường vĩ mô7.1.1 Môi trường kinh tế 7.1.1 Môi trường kinh tế

Đây là môi trường được đánh giá là có những tác động vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời điểm hiện nay đất nước ta đang ở trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GNP) bình quân hàng năm từ 7,5- 8%. Theo đà phát triển đó, các yếu tố về hạ tầng cơ sở kỹ thuật của đất nước cũng đang không ngừng được đầu tư và xây dựng theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh tang mọi ngành nghề kinh tế đặc biệt là đối với các công ty xây dựng. Bất cứ ở đầu trên khắp mọi miền đất nước đều có các công trình xây dựng từ vi mô đến vĩ mô. Đây chính là điều kiện cần và cũng chính là nền tảng để phát triển đất nước. Do vậy mà hiện nay vị trí, vai trò và cơ hội phát triển của ngành xây dựng nói chung và của Công ty cổ phần xây dựng số 2 nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay với tốc đọ lạm phát hàng năm là 9- 13% và việc chỉ số giá tiêu dùng tăng đã gây ra những khó khăn không nhỏ đòi hỏi công ty phải có những tính toán chiến lược để khắc phục trong thời gian tới.

7.1.2 Môi trường pháp luật

Sau hơn 20 năm đổi mới từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có định hướng, đất nước ta đã tạo ra được những chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay thì các thủ tục hành chính còn phức tạp, luật pháp còn chưa đồng bộ, các chính sách còn chồng chéo… Và điều này đã gây ra những vấn đề bất cập cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc xin cấp giấy phép

xây dựng còn rất nhiều thủ tục phê duyệt, thời gian chờ đợi kéo dài… gây cản trở không nhỏ đến tiến độ khởi công xây dựng các công trình.

7.1.3 Môi trường công nghệ

Hiện nay hạ tầng công nghệ của đất nước ta đã và đang bước đầu được xây dựng. Từ khi mở cửa, chúng ta đã được tiếp cận với những công nghệ hiện đại và tân tiến của thế giới. Đặc biệt là từ khi gia nhập WTO, một làn sóng đầu tư và chuyển giao công nghệ được dự báo là sẽ đổ vào nước ta trong nay mai. Thực tế đó đã mở ra những cơ hội cũng như những tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. ỉng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cả hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong nước.

Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp của ta cũng đang đứng trước hai nguy cơ lớn là: Trình độ, năng lực tiếp nhận công nghệ của ta còn thấp và sự hao mòn vô hình của các công nghệ hiện nay đang diễn ra với tốc độ khá cao.

7.1.4 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào cần thiết của công ty như: vị trí địa lý, sự thiếu hụt về năng lượng, tài nguyên thiên nhiên…

7.1.5 Môi trường văn hoá xã hội

Sự thông thương về mọi mặt như kinh tế, văn hóa xã hội giữa thành phố và các khu vực phát triển khác của đất nước diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên ở một số vùng người dân vẫn giữ lại những nét văn hóa cổ truyền trong sinh hoạt và xây dựng nhà ở. Mức sống của người dân vẫn còn thấp,

7.1.6 Môi trường quốc tế

Hiện nay xu hướng toàn cầu háo các hoạt động kinh tế để tiến tới tự do hoá thương mại và hợp tác kinh doanh quốc tế đang là một vấn đề trọng tâm của thế giới. Khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, chuyên môn hoá giữa các nước ngày càng cao, chi phí sản xuất giảm, năng suất lao động tăng… Thêm vào đó các quốc gia đang tăng cường hoạt động kiểm soát và đưa ra các

quyết định nghiêm ngặt về môi trường dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế cao.

Để thích ứng với các biến đổi trên thì đòi hỏi công ty phải xây dựng được một hệ thống sản xuất kinh doanh năng động, linh hoạt và hiệu quả để tận dụng triệt để các cơ hội và đẩy lùi các nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

7.2 Môi trường ngành

7.2.1 Các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng số 2 là các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong lĩnh vực xây dựng cùng hoạt động trên địa bàn thành phố và đang cạnh tranh thị phần với công ty.

7.2.2 Cạnh tranh tiềm ẩn

Ngoài ra, do xây dựng là một ngành có tốc độ phát triển cao nên các công ty xây dựng đặc biệt là các công ty có quy mô lớn thường có tham vọng đặt ra và thực hiện các chiến lược tăng trưởng tập trung thông qua việc xâm nhập vào các đoạn thị trường mới. Vậy nên, Công ty cổ phần xây dựng số 2 đang đứng trước sức ép cạnh tranh cao của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh đến từ các khu vực kinh tế phát triển và có tiềm lực mạnh.

7.2.3 Áp lực của nhà cung ứng

Do các loại nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của Công ty xây dựng số 2 là các loại vật liệu xây dựng không có khả năng thay thế trong quá trình sản xuất kinh doanh nên các nhà cung ứng thường gây sức ép đối với công ty về các mặt:

+) Giá cả các yếu tố vật tư xây dựng +) Phương thức thanh toán

+) Phương thức vận chuyển

Vậy nên để đảm bảo được cung cấp đầy đủ về số lượng, chủng loại và mức chất lượng vật tư xây dựng đồng thời để đảm bảo được cung cấp đúng tiến độ với mức giá hợp lý, Công ty cổ phần xây dựng số 2 đã chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các nhà cung ứng chủ chốt như…

7.2.4 Áp lực khách hàng

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì khách hàng được coi như là “những thượng đế” của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong ngành xây dựng, nơi mà sản phẩm chỉ được sản xuất khi có nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy nên khách hàng thường gây sức ép với công ty để được lợi nhiều hơn.

Đối với Công ty cổ phần xây dựng số 2 thì các khách hàng có thể gây sức ép với công ty chủ yếu là những nhà đầu tư mà công trình của họ có quy mô nguồn vốn lớn đến hàng tỷ, hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Và các trường hợp này họ thường gây sức ép với công ty về các mặt như:

+) Công nghệ được sử dụng

+) Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chịu trách nhiệm thi công và giám sát công trình

Phần VIII:

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng số 2 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w