BAØI THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Bài tập Khí Nén và đáp án (Trang 25)

MẠCH PISTON DAO ĐỘNG – TÁC ĐỘNG MUỘNĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC VẬN TỐC PISTON ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC VẬN TỐC PISTON

--- I./ Mục đích – yêu cầu:

- Khảo sát sự phối hợp các van chức năng.

- Điều phiển piston làm việc theo yêu cầu: Tác động vào nút nhấn có rãnh định vị, piston bắt đầu dao động, quá trình hồi về bị làm trễ ts, vận tốc của piston có thể điều bằng hai van tiết lưu.

II./ Sơ đồ kết nối:

HÌNH 9.1 III./ Dụng cụ thí nghiệm:

- Bộ nguồn khí nén, ống nối, van rẽ nhánh - Xi lanh tác động kép : 01 cái - Van tiết lưu một chiều : 02 cái - Công tắc hành trình cơ – khí nén : 02 cái - Van 5/2 tác động kép bằng khí nén : 01 cái

- Van tác động muộn : 01 cái - Van AND : 01 cái

- Van 3/2 tác động đơn bằng nút nhấn có rãnh định vị, tự hồi phục bằng lò xo:01 cái.

IV./ Trình tự thí nghiệm:

- Chuẩn bị bộ nguồn - đặt công tắc ở vị trí OFF.

- Đọc kỹ và tìm hiểu sơ bộ nguyên lý hoạt động của mạch. - Kết nối mạch như hình vẽ.

- Bật công tắc sang ON cho mạch hoạt động. - Nhấn nút 1.1.

- Quan sát, mô tả và giải thích rõ nguyên lý hoạt động của mạch. - Vẽ biểu đồ trạng thái.

- Tắt nguồn khí nén, tháo thiết bị trả về vị trí ban đầu, vệ sinh bàn thực tập. V./ Câu hỏi:

1./ Vì sao khi chạm công tắc hành trình 1.2, ts sau van 1.3 mới bị tác động. 2./ Vì sao piston dao động được ?

3./ Nếu thay vị trí van AND bằng một van OR và giữ nguyên các ngõ vào – ra thì xảy ra hiện tượng gì ?

VI./ Hướng dẫn:

1./ Biểu đồ trạng thái:

HÌNH 9.2 2./ Nguyên lý hoạt động:

- Khi được cấp nguồn khí nén, trạng thái mạch như hình vẽ: + Van AND đóng . + Van 1.3 : 1-4 ; 3-2 ; 5 bị chặn. + Van 1.1, 1.4 và 1.2 : 2 –3 ; 1 bị chặn. + Van 1.01 : 1 –2 ; 3 bị chặn. + Xi lanh 1.0 : piston ở vị trí 0. ! ! ! ! ts 1 2 3 4=1 1 0 1.0

- Khi nhấn vào nút nhấn 1.1 (có rãnh định vị): Dòng khí nén thoát qua van 1.1 bằng cửa 1 –2 , dẫn đến van AND được mở, dòng tín hiệu qua van AND tác động vào 1.3 làm 1.3 đổi chiều sang vị trí a. Dòng khí nén qua 1.3 bằng cửa 1-2 qua van tiết lưu 1.5 vào đầu a của xi lanh, dòng khí nén đẩy piston tiến tới trước .

- Khi piston đi hết hành trình, đầu piston tác động vào công tắc hành trình 1.02 làm van 1.02 mở. Dòng khí nén qua 1.02 bằng cửa 1.2 vào van trễ. Sau thời gian trễ ts, van 1.4 mở. Dòng khí nén qua van trễ đến tác động vào 11.3 (lúc này van AND đã đóng) làm 1.3 đổi chiều sang b: 1-4. Dòng khí nén qua ngõ 1-4 vào đầu b của xi lanh đầy piston hồi về (sau khi đã qua van tiết lưu) .

- Khi piston hồi về cuối hành trình thì piston tác động lên công tắc hành trình 1.2, dẫn đến van AND được mở và hệ thống bắt đầu chu kỳ mới.

3./ Trả lời câu hỏi:

1- Van 1.2 bị tác động trễ một thời gian ts vì có van trễ. Sau khi 1.02 bị tác động, dòng tín hiệu không đi trực tiếp đến 1.3 mà qua khâu trễ 1.4. Bình trích chứa nhận nguồn tín hiệu đến khi đầy mới tác động làm mở quan trễ.

2- Piston dao động được là nhờ công tắc hành trình 1.01 và van 1.1 tác động bằng tay có rãnh định vị (Nhớ).

3- Nếu thay van AND bằng van OR thì công tắc 1.1 trở nên vô nghĩa và mạch sẽ dao động ngay sau khi được cấp nguồn khí nén.

4./ Ứng dụng:

BAØI THÍ NGHIỆM 10

MẠCH KHÍ NÉN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG BA CƠ CẤU CHẤP HAØNH BA CƠ CẤU CHẤP HAØNH

--- I./ Mục đích – yêu cầu:

- Tìm hiểu mạch khí nén hoạt động phức tạp hơn.

- Mạch gồm 3 cơ cấu chấp hành, được điều khiển bởi 3 van đảo chiều (2:5/2; 1:3/2). Trạng thái hoạt động của các cơ cấu chấp hành được nhận biết bởi 2 công tắc hành trình, tác động bằng nút nhấn có rãnh định vị.

II./ Sơ đồ mạch khí nén:

HÌNH 10.1 III./ Dụng cụ thí nghiệm:

- Một bộ nguồn khí nén có công tắc ON/OFF, ống nối, van rẽ nhánh. - Xi lanh tác động kép : 02 cái

- Xi lanh tác động đơn, hồi phục bằng lò xo : 01 cái - Van đảo chiều 5/2 tác động kép bằng khí nén : 02 cái - Van đảo chiều 3/2 : 01 cái - Công tắc hành trình cơ – khí nén : 02 cái

- Van đảo chiều 3/2 tác động bằng tay, có rãnh định vị, hồi phục bằng lò xo : 01 cái.

IV./ Trình tự thí nghiệm:

- Chuẩn bị nguồn khí nén và đặt công tắc ở vị trí OFF. - Đọc kỹ và tìm hiểu sơ bộ nguyên tắc hoạt động của mạch. - Kết nối mạch như hình vẽ.

- Cấp nguồn khí nén và quan sát trạng thái ban đầu của mạch. - Mô tả và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch.

- Vẽ biểu đồ trạng thái.

- Tắt nguồn khí nén, tháo thiết bị vị trí ban đầu, vệ sinh bàn thực tập. V./ Hướng dẫn:

1./ Biểu đồ trạng thái:

HÌNH 10.2 2./ Nguyên lý hoạt động:

- Khi mới cấp nguồn khí nén, trạng thái của mạch như hình vẽ: + Các van 1.2, 3.1 0, 2.1 ở vị trí b.

+ Các van 2.2 và 1.1 ở vị trí a. + Xi lanh 1.0, 3.0 ở vị trí hồi về.

- Khi nhấn nút 4.0 van 4.0 mở : 1→2, dòng khí nén thoát qua van, vào van 1.1 ở cửa 1, thoát ra ở cửa 2, tác động lên 3 van 1.2, 2.2, 3.1 làm 3 van đảo chiều:

+ Van 1.2 : b→a : 1→2 ; 5→4 + van 2.2 : a→b : 1→4 ; 2→3 + Van 3.1 : b→a : 1→2 : 3 bị chặn ! ! ! 1.0 1 0 1 2 3=1 ! ! ! 2.0 1 0 ! ! ! 3.0 1 0

-Dòng khí nén thoát qua 3 van, vào tác động 3 xi lanh: + Xi lanh 1.0 : Piston được đẩy ra phía trước.

+ Xi lanh 2.0 : Piston được đẩy hồi về. + Xi lanh 3.0 : Piston được đẩy ra phía trước.

- Khi piston hồi về hết hành trình, công tắc hành trình 2.1 bị tác động, van 2.1 được mở, cửa 1→2, 3 bị chặn, dòng khí nén qua 2.1 vào tác động làm 3 van 1.2, 2.2 và 3.1 làm 3 van này đổi chiều:

+ 1.2 : a→b : cửa 1→4 ; 2→3 + 2.2 : b→a : cửa 1→2 ; 4→5 + 3.1 : a→b : cửa 1 bị chặn 2→3

-Dòng khí nén qua van 1.2 và 2.2 vào tác động 2 xi lanh 1.0 và 2.0 làm piston 1.0 hồi về, piston 2.0 đi ra.

-Ở van 3.1, dòng khí nén bị chặn, piston tự hồi về nhờ tác động của lò xo. Mạch trở lại trạng thái đầu và bắt đầu một chu kỳ mới.

Một phần của tài liệu Bài tập Khí Nén và đáp án (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w