1. Bài học kinh nghiệm:
Trong 2 năm học trở lại đây (năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010), cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin thì cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục cũng đã được đầu tư nâng cấp, với những yêu cầu đổi mới của Bộ, Ngành giáo dục đã mở ra nhiều cơ hội, khả năng ứng dụng, tạo bước phát triển mới làm thay đổi kinh tế xã hội huyện Dương Minh Châu nói chung và ngành giáo dục Dương Minh Châu nói riêng. Trong bối cảnh đó, trường THCS Suối Đá cùng một số trường khác của huyện đã đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể (Mạng nội bộ quản lí trường học, phiếu liên lạc điện tử quản lí điểm, đánh giá học sinh, thực hiện soạn giảng giáo án điện tử) góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới nền giáo dục huyện nhà. Hòa chung với không khí thi đua ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học của trường, của ngành. Nhóm giáo viên bộ môn địa đã tiến hành thực hiện đề tài “ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thiết kế và soạn giảng giáo án điện tử môn địa lí khối 6, 7, 8, 9. Qua đó đã thu được những kết quả ban đầu rất khả quan (phần kết quả đề tài). Song song đó đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: - Giáo viên cần mạnh dạn không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình, sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng tin học và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Khi thiết kế giáo án điện tử cần xây dựng trước kịch bản chuẩn bị tư liệu (vedeo clip, hình ảnh, bản đồ …), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS Powerpiont làm công cụ chính cần lưu ý về phong chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp (màu chữ sáng thì nền chữ màu tối và ngược lại, cở chữ từ 20 trở lên, hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng).
- Nội dung bài giảng cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh minh họa mô phỏng cần sát với chủ đề (trong một slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ). Những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước (màu, ký hiệu). Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi, để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ…) các liên kết này cần đặt trong slide chủ.
- Cần khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá, củng cố bài, cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các bài tập trắc nghiệm.
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học.
- Giáo viên cần thường xuyên tập huấn các lớp soạn giảng bài giảng điện tử, truy cập vào các trang web và đăng ký thành viên của diễn đàng: thư viện trực tuyến Violet; Vietng.com.vn; tài liệu.vn; giaovien.net; moet.edu.vn; sotayninh.vn …
- Mỗi tổ bộ môn cần có câu lạc bộ giáo án điện tử để trao đổi và rút kinh nghiệm cách làm hay.
* Khi soạn giảng giáo án điện tử địa lí giáo viên cần lưu ý những điểm hạn chế cần khắc phục sau:
+ Nếu giáo viên soạn giáo án điện tử chỉ trình chiếu những đoạn văn bản, ký tự thay cho viết bảng hay đưa ra những hình ảnh, bản đồ thay cho sử dụng hình ảnh, bản đồ rồi thuyết trình thì học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
+ Không phải bài nào cũng có thể sử dụng giáo án điện tử, giáo viên phải biết chọn lọc các bài có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao.
+ Khi sử dụng những đoạn vedeo clip hấp dẫn, những hình ảnh đẹp, lạ mà không có sự định hướng, chỉ đạo của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm tòi kiến thức thì có thể làm cho học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh, âm thanh, học sinh dễ bị phân tán, không tập trung vào nội dung chính cần tìm hiểu. Việc phô diễn quá mức những kỹ năng, kỹ xảo tin học trong việc tạo hiệu ứng, âm thanh cũng làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung bài.
+ Khi dạy giáo án điện tử, việc thu hút học sinh bằng những cử chỉ, lời nói diễn cảm của giáo viên giống như cách dạy truyền thống sẽ bị giảm ý nghĩa của những tác phong trên.
- Như vậy khi soạn giảng giáo án điện tử, giáo viên cần phát huy có hiệu quả những ưu điểm đồng thời khắc phục tối đa sự lạm dụng, những hạn chế của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, làm thế nào để công nghệ thông tin thực sự là một phương tiện dạy học hỗ trợ tích cực cho việc dạy học theo phương pháp đổi mới.
2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Theo yêu cầu đổi mới và kết quả nghiên cứu đề tài đạt được trong năm học 2009 – 2010, chúng tôi sẽ tăng cường đầu tư soạn giảng giáo án điện tử môn địa lí ở các khối 6, 7, 8, 9 ở nhiều tiết chương trình hơn, nhiều dạng bài hơn (bài mới, thực hành, ôn tập). Mở chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí, mời các giáo viên dạy môn địa lí trong huyện về dự để trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm. Qua đó bổ sung chỉnh sửa nội dung đề tài cho phù hợp với thực tế. Áp dụng cho các năm học sau ở trường THCS Suối Đá và các trường bạn trong giảng dạy địa lí THCS.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Hướng tới chúng tôi sẽ lên kế hoạch nghiên cứu sâu hơn các bước vẽ các loại biểu đồ địa lí 9 bằng phần mềm Excel và lưu giữ thông tin, dữ liệu cá nhân trên mạng Internet (Media file), soạn giảng giáo án điện tử bằng phần mềm công cụ soạn giảng Violet./
Dương Minh Châu, ngày19 tháng 02 năm 2010
Người thực hiện Giáo viên: Bùi Nhân Hiệp
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình soạn (thiết kế), giảng (trình chiếu) giáo án điện tử môn địa lí khối 6, 7, 8, 9 trường THCS Suối Đá”.
Họ và tên tác giả: GV Bùi Nhân Hiệp – GV Nguyễn Thị Kim Lan
Đơn vị công tác: Trường THCS Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
---
1. Lí do chọn đề tài:
Ý nghĩa và vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển xã hội và giáo dục hiện nay.
Hiệu quả của công nghệ thông tin trong quá trình dạy học địa lí là lí do chọn đề tài.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng: Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin có tính hỗ trợ vào soạn giáo án điện tử môn địa lí (thiết kế), giảng dạy giáo án điện tử (trình chiếu) chạy trên hệ điều hành windows.
Phương pháp:Phương pháp đọc tài liệu - Nghiên cứu lí thuyết; Phương pháp khảo sát điều tra; Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Các qui trình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí.
- Các bước tiến hành khai thác các phần mềm ứng dụng của công nghệ thông tin có khả năng hỗ trợ cho việc dạy học địa lí cấp trung học cơ sở.
- Các bước thiết kế giáo án điện tử địa lí bằng chương trình MS Powerpoint. - Các bước thực hiện trình chiếu giáo án điện tử trong giờ dạy học địa lí. 4. Hiệu quả áp dụng:
- Nâng cao kĩ năng thiết kế giáo án điện tử môn địa lí cho giáo viên. - Nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí (Nâng cao chất lượng bộ môn)
- Tạo không khí sôi nổi, linh hoạt, thu hút học sinh trong giờ học địa lí, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức địa lí.
- Tăng tính trực quan, tính thực tiễn khi nghiên cứu và học tập địa lí.
- Mang lại nguồn thông tin, kiến thức địa lí vô cùng phong phú và nhanh chóng.
5. Phạm vi áp dụng:
- Các tiết dạy học địa lí các khối lớp 6,7,8,9 trường THCS Suối Đá, các trường bạn trong huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.../
Dương Minh Châu, ngày19 tháng 02 năm 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN Giáo viên: Bùi Nhân Hiệp
Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---
1. Sách giáo viên địa lí 6.7.8.9
Tác giả: Các tiến sỹ Nguyễn Dược, Phạm thị Thu Hương, Phan Huy Xu, Nguyễn Hữu Danh, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Minh Phương,Phạm Thị Sen, Phí Công Việt..
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2002 - 2005
2. Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lí Tác giả: Thạc sỹ Trần Thị Thanh Thủy
Nhà xuất bản Hà Nội năm 2008 3. Giáo trình Microsoft Powerpoint 2003 Tác giả: Thạc sỹ Nguyễn Đức Tiến Nhà xuất bản Trẻ - TP HCM
4. Giáo trình Thực hành Excel 2000 Tác giả: PTC.COM sưu tầm Nhà xuất bản: Dịch vụ PTC.COM
5. Các trang Web: Thư viện Violet, Sở giáo dục đào tạo Tây Ninh, Thư viện tư liệu giáo dục (vietnq), tài liêu việt Nam (tailieu.vn)…
MỤC LỤC
Tiêu đề A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 2. Đối tượng nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học của đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học 1.2 Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí
a. Quan niệm dạy học bằng công nghệ thông tin
b. Ưu điểm của công nghệ thông tin trong dạy học địa lí 2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Mục tiêu của môn địa lí trong trường THCS
2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn a. Tìm và tra cứu thông tin
b. Thiết kế bài giảng
c. Tiến trình dạy học trên lớp
d. Đánh giá kết quả học tập của học sinh e. Tự học, tự nghiên cứu
2.3 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí 3. Nội dung vấn đề
3.1 Các phần mềm ứng dụng để khai thác và giảng dạy địa lí a. Phần mềm hệ thống Windows
b. Bảng tính Excel
c. Chương trình trình diễn Powerpoint d. Chương trình trình diễn Violet e. Mạng truyền thông đa phương tiện
3.2 Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí a. Qui trình sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong dạy học địa lí b. Khai thác dữ liệu trên Internet
c. Thực hiện trình chiếu giáo án điện tử trên lớp 3.3 Kết quả nghiên cứu
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài 3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài
4. Tóm tắt đề tài 5 . Tài liệu tham khảo 6 . Mục lục Trang 1 1 1 2 2 2 3 3 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 7 7 7 9 9 9 9 9 9 10 10 10 30 34 35 37 37 38 38 39 40 41