0
Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Những điểm yếu của Chi nhánh Ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 36 -38 )

Về phía Ngân hàng:

- Mô hình quản lý Tín dụng “một cửa” nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn nhưng lại

bộc lộ điểm yếu. Ðiểm yếu của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là cán bộ Tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phươn án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Ðây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ Tín dụng, làm cán bộ Tín dụng phải quản lý nhiều vấn đề và bị chi phối nhiều hơn, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro Tín dụng.

- Phần lớn cán bộ Tín dụng của Chi nhánh chủ yếu là đội ngũ trẻ, có năng lực, năng động, sáng tạo, nhiều nhiệt huyết, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý rủi ro ở mức cao.

- Còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin Tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ Tín dụng lần đầu nên dẫn đến số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chứa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án.

- Cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá Tài sản bảo đảm (TSBÐ) trong quá trình thẩm định hồ sơ vay đóng một vai trò hết sức quan trọng nhưng việc xem xét, đánh giá tài sản, quản lý TSBÐ, các chuẩn mực về tài sản mà Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang áp dụng vẫn còn ở mức sơ khai. Nhận thức về quyền lựa chọn TSBÐ của cán bộ Ngân hàng còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục, đặc biệt đối với các TSBÐ là công trình xây dựng hoặc dây chuyền máy móc thiết bị. Ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể tham vấn ý kiến của các tổ chức định giá chuyên nghiệp.

- Trong quá trình thẩm định, các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào Ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này.

- Hiện khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là cá nhân và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên các Doanh nghiệp vừa và nhỏ rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn Ngân hàng, lập luận về sự cần thiết của các dự án cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục, thiếu tài sản thế chấp. Hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp không rõ ràng, minh bạch, khiến Ngân hàng không nắm được thực trạng kinh doanh của Doanh nghiệp, lịch sử Tín dụng của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không có hoặc không rõ ràng…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 36 -38 )

×