Phụ nữ được trao quyền thông qua tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định của cộng đồng: Trong dự án Khu bảo tồn biển Rạn Trào, hoạt động Làm sạch biển là do phụ nữ tổ chức và điều hành. Phụ nữ đã tham gia điều phối các hoạt động tuyên truyền KBTB thông qua tổ chức đối thoại và nói chuyện chuyên đề về bảo vệ rạn san hô và đa dạng sinh hoạt, đồng thời cũng giới thiệu cho nhiều chị em tham quan KBTB Rạn Trào. Họ còn tham quan học hỏi các mô hình quản lý của các Khu bảo tồn khác như KBTB Hòn Mun. Các hoạt động này đã giúp phụ nữ nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải và bảo vệ môi trường, họ hiểu rằng đây là vấn đề chung của cả cộng đồng. Bên cạnh đó việc thu gom rác chính là sáng kiến của phụ nữ, và sáng kiến này hiện nay đã và đang phát huy tốt làm trong sạch môi trường thôn, xã.
Năng lực của phụ nữ trong quản lý ven bờ và sinh kế được cải thiện: phụ nữ Vạn Hưng đã được tiếp cận với thông tin và công nghệ thông qua diễn đàn sinh kế, đào tạo kỹ năng và các hội thảo khuyến ngư. Kiến thức bản địa của phụ nữ trong quản lý nguồn lợi ven bờ và sinh kế đã được chia sẻ, mở rộng và cũng cố. Đây là cơ hội học
tập các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện môi trường và các mối liên quan như chất lương nước và nuôi trồng, quyết định lựa chọn các loài nuôi phù hợp. Điều này đã giúp mở rộng sự lựa chọn phát triển sinh kế bền vững trong đó quan tâm dến vấn đề giới và môi trường. Mặc dù phụ nữ chưa tham gia vào toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên phụ nữ đã góp phần chuyển đổi nhận thức của gia đình về khai thác hợp lý và nuôi trồng thủy sản thân thiện và giữ gìn môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó các lớp tập huấn về giới đã góp phần làm thay đổi nhận thức của mọi người về phụ nữ. Đã nhận thấy được sự thiếu công bằng giới trong tiếp cận, kiểm soát và hưởng lợi từ các nguồn lực gia đình và cộng đồng. Nam giới đã hiểu được vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội có thể thay đổi được.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ